Những giải pháp tăng cường huy động vốn hiệu quả tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hà Nội

MỤC LỤC

Hoạt động huy động vốn của NHTM

Cạnh tranh trong NHTM là sự tranh đua, giành giật khách hàng dựa trên tất cả những khả năng mà ngân hàng có được để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về việc cung cấp những sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao, có sự đặc trưng riêng của mình so với các NHTM khác trên thị trường, tạo ra lợi thế cạnh tranh, làm tăng lợi nhuận ngân hàng, tạo được uy tín, thương hiệu và vị thế trên thị trường. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thường có một bộ phận vốn tạm thời nhàn rỗi như: tiền thu bán hàng chưa phải mua nguyên liệu, trả lương; các quỹ đầu tư phát triển; quỹ phúc lợi; quỹ khen thưởng đã trích nhưng chưa sử dụng đến,…Để đảm bảo an toàn tài sản và đồng vốn vẫn sinh lời, các doanh nghiệp có thể gửi số vốn này vào tài khoản tiền gửi có kì hạn ở các ngân hàng, hưởng lãi suất cao hơn tùy theo độ dài của kì hạn.

Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của ngân hàng

Ngoài việc cụ thể hóa các quy định của ngành ngân hàng trong luật, nghị định, thông tư thì còn phải tùy thuộc vào tình hình thực tế để đưa ra các chính sách về tiền tệ, lãi suất, dự trữ,… nhằm đảm bảo mức độ an toàn cần thiết cho các ngân hàng, ngăn ngừa ngân hàng tham gia vào các vụ đầu tư mạo hiểm có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng và quan trọng nhất là để phục vụ những mục đích mà Chính phủ ban hành hay NHNN để ra. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt thì cán bộ ngân hàng không chỉ cần có đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm với công việc, hết lòng phục vụ khách hàng mà còn cần phải trang bị cho mình trình độ nghiệp vụ vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp, nhạy bén, sẵn sàng tiếp cận với phương thức kinh doanh hiện đại đáp ứng nhu cầu cạnh tranh và phát triển kinh tế.

NÔNG THÔN HÀ NỘI

Thực trạng huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội

( Nguồn: Báo cáo tài chính NHNo&PTNT Hà Nội). Nhìn vào bảng cho thấy, sử dụng vốn của Chi nhánh mang tính dài hạn. trong tổng dư nợ. Từ việc phân tích cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn và cơ cấu dư nợ như trên cho thấy tính cân xứng giữa nguồn vốn động và sử dụng vốn dài hạn của Chi nhánh còn chưa hợp lý vì các khoản cho vay trung và dài hạn chiếm 61,5% trong tổng dư nợ trong khi nguồn vốn huy động có kỳ hạn ngắn chiếm tỷ trọng khá lớn, nguồn vốn huy động trung và dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, chiếm 29,1% trong tổng huy động). Đối với nhóm khách hàng cá nhân Chi nhánh cũng đã thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm như: Tiết kiệm không kỳ hạn bằng VND và bằng ngoại tệ, Tiết kiệm có kì hạn trả lãi sau toàn bộ, Tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi sau định kỳ, Tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi trước toàn bộ, Tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi trước định kỳ, Tiết kiệm hưởng lãi bậc thang theo thời gian gửi, Tiết kiệm hưởng lãi bậc thang theo lũy tiến của số dư tiền gửi, Tiết kiệm gửi góp hàng tháng, Tiết kiệm gửi góp không theo định kỳ, Tiết kiệm VNĐ bảo đảm bằng USD, Tiết kiệm bằng vàng, Tiền gửi tiết kiệm có dự thưởng. Hiện nay, bên cạnh các hình thức huy động truyền thống Chi nhánh đã áp dụng thêm nhiều hình thức mới như tiết kiệm bậc thang; tiết kiệm VND bảo đảm giá trị theo vàng; tiết kiệm trúng thưởng VND, USD; tiết kiệm mừng ngày thành lập; tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, rút gốc linh hoạt; huy động tiết kiệm lãi suất luôn tăng, tự điều chỉnh tăng lãi suất; kỳ phiếu dự thưởng mừng xuân Ký Sửu.

- Với tình hình thị trường diễn biến phức tạp trong thời gian qua, công tác huy động vốn đó được thực hiện một cỏch cú hiệu quả từ việc theo dừi sỏt sao sự biến động lãi suất trên thị trường cùng với sự chỉ đạo kịp thời của NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam để đưa ra mức lãi suất hợp lý nhằm tăng cường thu hút tiền gửi nhàn rỗi trong dân cư. - Công tác tuyên truyền quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng còn hạn chế về phương thức quảng cáo, tiếp thị, chất lượng của các băng rôn, tờ rơi chưa được thiết kế khoa học, chưa làm nổi bật được logo, thương hiệu và nhất là chưa làm cho cụng chỳng biết rừ về tớnh năng sản phẩm, lói suất, lợi ớch cú được khi sử dụng sản phẩm của Ngân hàng nên người dân còn thấy e ngại, đắn đo.

Bảng 2.6: Cơ cấu vốn theo đối tượng huy động của NHNo Hà Nội giai đoạn 2006- 2008
Bảng 2.6: Cơ cấu vốn theo đối tượng huy động của NHNo Hà Nội giai đoạn 2006- 2008

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HÀ NỘI

Định hướng phát triển hoạt động huy động vốn tại NHNo&PTNT Hà Nội

Chính vì vậy, ngân hàng luôn xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh cho từng năm, từng quý và từng tháng để trên cơ sở đó các cán bộ nhân viên có phương hướng hoạt động sao cho hiệu quả nhất, mang lại thu nhập cao và ngày càng làm tăng uy tín của ngân hàng. Dựa trên phương hướng nhiệm vụ của ngành Ngân hàng 2009, Đề án phát triển giai doạn 2006 - 2010 và đặc điểm của mình, NHNo Hà Nội đã xây dựng chiến lược phát triển năm 2009 để từng bước xây dựng ngân hàng No thành ngân hàng thương mại chủ lực trong hệ thống NHNo Việt Nam nói riêng và trong toàn hệ thống NHTM Việt Nam nói chung. Đồng thời tập trung triển khai triệt để chương trình ứng dụng công nghệ hiện đại ở tất cả các mặt nghiệp vụ nhằm cung cấp các dịch vụ tiện ích tốt nhất cho khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.

Các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động huy động vốn 1. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn

Đối với khách hàng cá nhân, hiện nay, Ngân hàng đã áp dụng một số sản phẩm mang lại hiệu quả như: tiết kiệm bậc thang theo thời gian gửi, tiết kiệm bậc thang theo lũy tiến của số dư tiền gửi, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm có thưởng,.Đặc biệt, trong thời điểm lạm phát có xu hướng tăng cao năm 2008, toàn hệ thống Agribank đã triển khai hình thức tiết kiệm VND bảo đảm giá trị theo vàng và tiết kiệm bằng vàng. Để xây dựng lãi suất linh hoạt, phù hợp với thị trường và phản ánh đúng cung cầu trên thị trường vốn thì Ngân hàng cần dự báo xu hướng biến động của lãi suất dựa vào ảnh hưởng của các nhân tố như: tỷ lệ lạm phát, độ an toàn và uy tín của ngân hàng, chính sách tài chính tiền tệ mà Chính phủ đang thực hiện,…Đồng thời, lãi suất huy động cần phải được xây dựng trên cơ sở lãi suất đầu ra, đảm bảo bù đắp chi phí, bù đắp rủi ro và giữ mức chệnh lệch lãi suất đầu ra – lãi suất đầu vào đảm bảo kinh doanh có lãi. Do đó, Ngân hàng cần tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay như sau: nâng cao chất lượng thẩm định dự án trước và sau khi cho vay; giám sát việc sử dụng vốn vay ở doanh nghiệp; đa dạng hóa các phương thức cho vay; xây dựng và rà soát danh mục khách hàng dựa trên thế mạnh thật sự của mình để cấp và quản lý tín dụng một cách tốt nhất; nâng cao trình độ nghiệp vụ và trau dồi đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ tín dụng; cải tiến thủ tục cho vay; nâng cao chất lượng phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận và vay vốn ngân hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh.

Kiến nghị

Ngoài ra, NHNN cũng cần tập trung nghiên cứu, chỉnh sửa, hoàn thiện các qui định về ngoại hối, về đảm bảo an toàn, về cơ cấu tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng…Có như vậy mới đảm bảo được những điều kiện cần thiết để các ngân hàng đứng vững và tăng khả năng chống đỡ rủi ro, đảm bảo an toàn cho toàn hệ thống ngân hàng. - Tăng cường vai trò của thanh tra, giám sát của NHNN đối với hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, đảm bảo cho các ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các TCTD như lạm dụng việc tăng lãi suất để thu hút tiền gửi, lạm dụng cơ chế lãi suất để cạnh tranh trong cho vay,…. Ngoài ra, Ngân hàng cần triển khai nhanh chóng, đồng bộ và hướng dẫn cụ thể việc thi hành các văn bản, quyết định, chỉ thị của NHNN và bản thân hệ thống Agribank về hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng, nhằm tạo điều kiện cho ngân hàng luôn hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, và đạt được hiệu quả cao nhất.