MỤC LỤC
Rau là loại thực phẩm rất cần thiết cho thực đơn hàng ngày của chúng ta,nó có vị trí quan trọng đối với sức khoẻ của con người, nó cung cấp cho cơ thể con người những chất quan trọng như:protein,chất sơ, các loại vitamin,muối khoáng, và các axit hữu cơ,…trong đó đặc biệt quan trọng là rau cung cấp vitamin cho con người mà nhiều loại thực phẩm khác không thể cung cấp được. Các loại vitamin có trong rau như:vitamin nhóm A, B, C, E…chúng có tác dụng quan trọng trong quá trình phát triển của cơ thể, nếu thiếu sẽ gây ra nhiều bệnh tật.
Thị trường xuất khẩu rau chủ yếu của ta là Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Úc và một số nước thuộc Bắc Âu và Châu Phi…Từ nay tới 2010 danh mục các loại rau xuất khẩu chủ yếu của ta là ớt cay, cà chua, hành tây, dưa chuột nấm mỡ…Trong tương lai không xa mặt hàng rau sạch xuất khẩu sẽ là mặt hàng mang lại thu nhập lớn. Phát triển sản xuất rau sạch đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, theo thống kê ngành rau an toàn Hà Nội đáp ứng được khoảng 70 % nhu cầu về rau sạch của người dân thủ đô, cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến đồ hộp, xuất khẩu …Đặc biệt một số cây rau được sử dụng như những cây dược liệu quý như :tỏi ta, gừng nghệ, tía tô, …trong đó cây tỏi ta được xem như là loại dược liệu quý trong nền y học cổ truyền của nhiều nước.
Phát triển sản xuất RAT tăng thu nhập cho người nông dân, tạo công ăn việc làm, ngoài ra RAT còn là mặt hàng xuất khẩu mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước, mở rộng quan hệ quốc tế. Các loại rau xuất khẩu có giá trị kinh tế cao như: tỏi, ớt, cà chua,bắp cải, dưa chuột ….Nước ta nằm trong vùng nhiềt đới gió mùa, thích hợp cho nhiều loại rau có giá trị kinh tế cao.
Vì ta cần đầu tư vào mua sắm, xây dựng nhà kho, phương tiện vận chuyển chuyên dụng, khoan giếng, các dụng cụ thu hoạch ….đặc biệt đối với những khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao :nhà lưới, nhà kính, nhà màng ….thì vốn đầu tư lên tới hàng chục tỷ đồng. Phải biết đầu tư tuỳ thuộc vào qui mô của mỗi đơn vị sản xuất, và nguồn vốn huy động được , cũng như khả năng của từng cơ sớ sản xuất , kinh doanh mặt hàng rau an toàn.
Để tiến hành sản xuẩt RAT cần phải có lượng vốn khá lớn đặc biệt nếu ta bắt đầu sản xuất. Tuy nhiên do giá trị thị trường của RAT rất cao nên cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao, nếu ta sản xuất tốt.
Tiến bộ khoa học –công nghệ là nhân tố quan trọng làm tăng năng suất , phẩm chất rau an toàn , việc những phương tiện cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại trong sản xuất và chế biến bảo quản như : nhà lưới , nhà kính, các phương tiện vận chuyển chuyên dụng, các phương hiện đại phụcvụ tưới tiêu, phương tiện bảo quản,…cho phép tăng năng suất , phẩm chất rau an toàn, giảm được những hao hụt trong quá trình thu hoạch. Trên thực tế trong thời gian qua sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ người nông dân và đã phát huy tác dụng to lớn, bởi vì sản xuất rau sạch đòi hỏi phải có một cơ sơ hạ tầng tốt, trình độ kĩ thuật tốt,…mà để có được những thứ này đòi hỏi phải bỏ ra một lượng vốn không nhỏ vì vậy cần có sự giúp đỡ của chính quyền và sở nông nghiệp thì mới có thể phát triển nhanh chóng được ngành hàng RAT.
Người sản xuất kinh doanh cần phải đặc biệt quan tâm tới nhân tố này trong quá trình phát triển ngành hàng của mình. Để phát triển mạnh mẽ sản xuất RAT thì sở NN&PTNT và sở TM Hà Nội cần có những chính sách hỗ trợ nông dân như chính sách đào tạo, chính sách đầu tư, chính sách vốn tín dụng, chính sách lưu thông, ,….
Đáp ứng nhu cầu thị trường
(Nguồn: Tạp chí Nông nghiệp Công nghiệp thực phẩm số 11/2000) Từ số liệu trên có thể thấy rằng khi sản xuất rau thương người nông dân thường có thói quen pha nồng độ thuốc lớn hơn nồng độ khuyến cáo từ 1,2-3 lần diều này rất nguy hiểm đặc biệt thời gian cách ly trước khi thu hoạch lại không dài. Sản xuất rau an toàn cần phải bỏ chi phí lớn hơn so với sản xuất rau thường, cần phải thực hiện đúng qui trình kĩ thuật sản xuất từ việc làm đất, tưới nước , bón phân, thu hoạch , bảo quản …tuy nhiên hiệu quả kinh tế mà sản xuất rau an toàn đem lại thì chưa cao do chi phí đầu tư lớn, năng suất thường thấp hơn so với rau thường và do người tiêu dùng chưa tin tưởng vào chất lượng nên giá bán rau an toàn cũng chưa tương xứng với chi phí mà người sản xuất phải bỏ ra tuy nhiên Rau an toàn có chất lượng tốt giá trị dinh dưỡng cao , nhà nước cần có chính sách hỗ trợ sản xuất rau an toàn, trong thời gian tới khi mà người tiêu dùng tin tưởng ,yên tâm về chất lượng rau an toàn thì rau an toàn sẽ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong thị trường rau của thành phố.
+UBND Thành Phố Hà Nội đã có ý kiến chỉ đạo về tổ chức triển khai chương trình RAT trên địa bàn Hà Nội, ngày 29/2/1996 Sở NN & PTNT Hà Nội tổ chức họp vơi lãnh đạo các Sở, ban ngành có liên quan, UBND các huyện, HTX sản xuất nông nghiệp và các đơn vị dịch vụ thuộc Sở để triển khai thực hiện chương trình.Ngày 10/5/1996 UBND Thành phố đã có quy định số 1615 /QĐ-UB giao cho Sở NN&PTNT Hà Nội thực hiện nhiệm vụ lập dự án quy hoạch vùng sản xuất RAT. Hàng năm Sở NN&PTNT Hà Nội chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng các mô hình tập huấn kỹ thuật, quản lý, kiểm tra thuốc BVTV (có các văn bản hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV trên rau) đồng thời Sở thường xuyên có báo cáo kết quả thực hiện chương trình RAT giữa Thành phố và các ban ngành.
Ngày 19/6/1998 Sở NN&PTNT Hà Nội có tờ trình số 836/KT-NN về việc hỗ trợ phát triển sản xuất, tiêu thụ RAT và bản dự thảo chính sách khuyến khích sản xuất, tiêu thụ RAT thành phố xem xét. Trong những năm vừa qua sở nông nghiệp Hà Nội kết hợp với các sở ban ngành khác thực hiện nhiều chương trình, dự án hỗ trợ sản xuất RAT, và có nhiều văn bản, chính sách khuyến khích, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh RAT…như chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và tiêu thụ RAT, chính sách tín dụng, chính sách đất đai… Điều này là động lực thúc đẩy quá trình phát triển sản xuất RAT trên địa bàn thành phố.
Điển hình là các sông hồ trong nội đô, một số khu vực ao hồ nuôi cá huyện Thanh trì, đây là nơi chứa đựng nguồn nước thải phía tây nam thành phố Hà Nội, khu vực Văn Điển bị ảnh hưởng do bụi nhà máy pin, phân lân nung chảy…. Để đáp ứng nhu cầu rau an toàn của người dân, từ năm 1996 Thành Phố đã triển khai Chương trình sản xuất rau an toàn, đã tiến hành qui hoạch hàng chục vùng sản xuất rau an toàn ở các quận, huyện ngoại thành, từng bước đầu tư về cơ sở hạ tầng và khoa học kỹ thuật.
Từ biểu số liệu trên cho thấy năng suất RAT luôn thấp hơn so với rau nói chung sở dĩ như vậy là do rau an toàn đòi hỏi phải thực hiện đúng quy trình sản xuất, và không phải loại rau xanh nào cũng có thể tiến hành sản xuất theo qui trình sản xuất RAT,chẳng hạn như rau muống và rau cần… rất khó tiến hành sản xuất theo qui trình sản xuất rau an toàn vì những loại rau này ưa nước nông dân chủ yếu tận dụng nguồn nước thải công nghiệp, mà nguồn nước này lại không đảm bảo tiêu chuẩn cho sản xuất RAT, hơn thế do những loại rau này thường có năng suất rất cao(rau muống đạt năng suất gần 300 tạ /ha) nên làm cho năng suất bình quân của rau nói chung thường cao hơn so với năng suất bình quân của rau an toàn ,nhìn chung năng suất rau an toàn ổn định qua các năm , có tăng nhưng không đáng kể , năm 2003 đạt 158,3 tạ /ha , năm 2004,2005 đạt 159,6 tạ /ha, năm 2006 đạt 161,2 tạ /ha. *Cơ cấu sản xuât rau an toàn theo chủng loại: Cơ cấu chủng loại rau ở Hà Nội khá phong phú , phân bố ở các quận huyện ngoại thành tuỳ thuộc vào điều kiện như đất đai, địa hình, nguồn nước, tập quán sản xuất của nông dân, ở Hà Nội đã hình thành các vùng chuyên canh sản xuất rau theo chủng loại.
Để tiến hành sản xuât rau an toàn cần phải có hệ thống thuỷ nông phục vụ tưới, tiêu một cách chủ động , hạn chế sự phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, đảm bảo nguồn nước phải không bị ô nhiễm chất thải công nghiệp và các tạp chất độc hại, vì vậy trong thời gian vừa qua các địa phương đã quan tâm nhiều hơn tới việc đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ nông phục vụ cho sản xuất rau an toàn .Qua kết quả điều tra của sở NN&PTNT Hà Nội cho thấy ,hiện nay việc đầu tư hệ thống tưới tiêu cho rau tập trung vào hai hướng chính : Đầu tư giếng khoan và hệ thống kênh mương. Để phục vụ nhu cầu đi lại , vận chuyển rau sau khi thu hoạch về nơi sơ chế bảo quản , nhiều địa phương đã quan tâm tới việc xây dựng hệ thống đường bê tông nội đồng, hệ thống này có vai trò làm tăng tốc độ vận chuyển sản phẩm sau khi thu hoạch tới nơi sơ chế , điều này hạn chế được những hao hụt về số lượng và giảm chất lượng rau an toàn ,nhờ hệ thống này mà có thể sử dụng được các phương tiện vạn chuyển hiện đại như xe máy , hay các loại xe chuyên dụng khác.Theo thống kê của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đến nay đã có 8/40 xã , phường được đầu tư xây dựng đường bê tông nội đồng trục chính như : Vân Nội , Lĩnh Nam , Yên Linh, Thạch Bàn , Cự Khối , Dương Hà , Đông Dư, Minh Khai, với tổng chiều dài là 10900 mét.
-Trong số các loại thuốc trừ sâu nông dân thường sử dụng trên rau các loại thuốc có nguồn gốc sinh học thảo mộc chiếm tỷ trọng tương đối cao (19,8%) chứng tỏ nông dân trồng rau đã khá quen thuộc với với thuốc sinh học. Tuy nhiên phần lớn các loại thuốc có nguồn gốc sinh học mà nông dân vẫn thường sử dụng đều đã có mặt trên thị trường từ lâu. - Trong các loại thuốc hoá học những thuốc thuộc nhóm cúc tổng hợp chiếm tỷ lệ cao. Hầu hết các loại thuốc thuộc nhóm này là thuốc BVTV thế hệ mới ít độc nhanh phân giải hiệu lực trừ sâu cao, phù hợp sử dụng trên cây rau ở giai đoạn đầu-giữa vụ -Một số loại thuốc hoá học thuộc các nhóm thuốc thế hệ mới khác cũng được nông dân sử dụng khá phổ biến 22.7% số hộ). +Về thu hoạch :phần lớn rau xanh khi tới vụ thu hoạch đều được nông dân tiến hành thu hoạch theo những cách truyền thống, kĩ thuật thu hoạch của nông dân thông thường là để rau trực tiếp lên mặt luống ,hoặc cho lên bao tải , nếu để rau trực tiếp trên mặt luống thì thời gian thu hoạch ngắn hơn tuy nhiên rau thường bị dính đất và dập nát,còn nếu dùng phương pháp để rau trên bao tải và kéo theo thì rau không hoặc ít bị dính đất và ít bị dập nát nhưng thời gian thu hoạch lâu hơn, rau sau khi thu hoạch xong được xếp vào sọt và trở về nhà để nông dân tiến hành rửa qua bằng nước, cắt bỏ vợi những phần hư hỏng trước khi bán ra thị trường, nói chung các biện pháp thu hoạch của nông dân còn mang tính thủ công, điều này làm tỷ lệ hao hụt trong quá trình thu hoạch khá lớn, chẳng hạn việc vận chuyển tuỳ tiện không dùng các phương tiện chuyên dụng làm cho rau dễ bị dập nát, hư hỏng, ….
+Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của sản xuât RAT đều thấp hơn rau thường là do chi phí đầu tư cho sản xuất RAT cao hơn nhiều so với sản xuất rau thường, mà năng suất RAT còn thấp hơn rau thường hơn thế giá bán rau an toàn còn chưa cao. +Việc phát triển sản xuất RAT ở ngoại thành Hà Nội có lợi ích xã hội to lớn trong việc giải quyết việc làm cho người lao động vì rau an toàn cần nhu cầu lao động cao hơn, Từ đó thu nhập của nông dân tăng lên, đời sống được cải thiện góp phần xoá đói giảm nghèo.
+Khi người sản xuất nâng cao trình độ, và nhận thức của mình thông qua việc sản xuất rau an toàn thì họ đã có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường. thông qua thực hiện tốt các biện pháp canh tác như làm đất, tưới nước, bón phân … cải tạo được độ phì nhiêu của đất. Nông dân đã có ý thức hơn trong việc vứt bỏ vỏ thuốc BVTV. Họ có trình độ hơn trong việc sử dụng thuốc BVTV từ đó hạn chế được những vụ ngộ độc thực phẩm do sử dụng sản phẩm rau. Một số tồn tại và nguyên nhân trong sản xuất và tiêu thụ RAT ở ngoại thành. bị vết sâu ăn…) vì vậy vẫn còn sử dụng thuốc BVTV nhiều, sử dụng thuốc ngoài danh mục, thuốc có độ độc cao và không đảm bảo thời gian cách ly…. Ở nhiều vùng sản xuất rau, nhất là ở những vùng mới chuyển đổi sang sản xuất rau nông dân chưa có điều kiện tiếp cận và khá e ngại trong việc đưa các giống mới vào sản xuất do lo ngại rủi ro, thậm chí còn lúng túng trong việc lựa chọn chủng loại rau, giống rau phù hợp để sản xuất, Vì vậy để đẩy mạnh ứng dụng các giống rau mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất nhằm tăng hiệu quả và phục vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, rất cần thiết xây dựng các điểm trình diễn ứng dụng giống rau mới để hướng dẫn nông dân áp dụng.
Trong thời gian tới khi khoa học công nghệ phát triển sẽ tác động mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực của cuộc sống, đối với sản xuất RAT thì quá trình phát triển khoa học công nghệ sẽ cho phép ứng dụng các giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, khả năng chống chịu các điều kiện ngoại cảnh tốt,.vào sản xuất đại trà, ứng dụng các phương pháp công nghệ cao vào sản xuất và chế biến như hệ thống tưới nhỏ giọt, nhà lưới, nhà kính…. Trong thời gian tới do tác động của quá trình đô thị hoá quỹ đất nông nghiệp của Hà Nội chắc chắn sẽ giảm đi Vì vậy để đạt được những mục tiêu về phát triển sản xuất RAT thì Hà Nội cần có các biện pháp tăng năng suất rau.
+ Việc nghiên cứu và cung cấp giống rau do sở nông nghiệp kết hợp với công ty giống cây trồng vật nuôi và trung tâm kỹ thuật rau quả Hà Nội đảm nhiệm, bên cạnh những giống cây đã được thuần chủng cần phải nghiên cứu thêm các giống cây mới có giá trị kinh tế cao để sớm đưa vào sản xuất đại trà.Bên cạnh đó cần thiết phải nhập những giống rau cao cấp từ nước ngoài như Đài Loan, Trung Quốc, Pháp … tuy nhiên cần phải thực hiện nghiêm ngặt việc kiểm tra chất lượng giống rau truớc khi nhập về. Những loại phân đã được Bộ NN&PTNT cho phép sử dụng như phân của các xí nghiệp chế biến rác thải Cầu Diễn, phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh, phân Thiên Nông …đồng thời tăng cường bón các loại phân vô cơ N, P, K tuỳ vào yêu cầu sinh lý của từng loại cây do RAT có thời gian sinh trưởng ngắn nên cần phải bón một lượng phân tương đối lớn, số lần bón, thời điểm bón phải đúng yêu cầu kỹ thuật cho từng loại rau, Đối với một số loại phân tan trong nước nên hoà cùng nước để tưới cho rau, để cây hấp thu nhanh chóng và dễ dàng.
Thực hiện mô hình sản xuất rau khép kín giúp người sản xuất chủ động đầu vào và đầu ra của sản xuất đồng thời chủ động nắm bắt những thông tin thị trường và lập kế hoạch sản xuất cho phù hợp. +Đối với cơ sở kinh doanh rau an toàn :phải đăng ký địa điểm, phải treo biển hiệu và sổ đăng ký kinh doanh, niêm yết giá bán, ký hợp đồng với người sản xuất rau an toàn (rau cú nguồn gốc rừ ràng) phải đăng ký số lượng -chất lượng- chủng loại sản phẩm rau an toàn, hàng phải được đóng trong bao túi có nhãn mác.
Tổ chức mạng lưới kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với ngành hàng rau cần phân theo 3 cấp nhằm thiết lập hệ thống kiểm tra chặt chẽ, nhằm kiểm soát các đối tượng sản xuất, kinh doanh rau an toàn. +Xử lý hành vi vi phạm về chất lượng VSATTP trong sản xuất, kinh doanh rau tại các điểm sản xuất, các quầy, cửa hàng bán rau ở khu vực, đường phố, chợ cóc, chợ tạm….
Do sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, nên khi điều kiện thời tiết không thuận lợi sẽ làm tổn thất nặng tới hiệu quả kinh tế của sản xuất rau, mặt khác sản xuất rau an toàn đòi hỏi điều kiện thời tiết thuận lợi và yêu cầu vốn lớn nên khi mất mùa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất của vụ sau do nông dân là tầng lớp có thu nhập thấp trong xã hội. Với sự tham gia tích cực của nhiều cơ quan, tổ chức cá nhân như sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sở Y tế, chi cục Bảo vệ thực vật, chi cục quản lý thị trường, doanh nghiệp kinh doanh rau sạch, người trồng rau và chính quyền địa phương.Mỗi tác nhân tham gia vào quá trình này đều có những chức năng, nhiệm vụ riêng.