MỤC LỤC
Trong giai đoạn 2001-2005, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đã bắt đầu xuất hiện những bất cập trong quản lý như: Quan hệ giữa Tổng công ty với các đơn vị thành viên tuy đã có những gắn kết về tài chính, nhân lực và thị trường, nhưng việc phát huy quyền tự chủ của cơ sở trong sản xuất kinh doanh vẫn còn hạn chế. Bộ máy quản lý của cơ quan Tổng công ty và các đơn vị thành viên còn cồng kềnh, năng lực cán bộ nhìn chung còn yếu, chưa đáp ứng được với yêu cầu mới trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
Tình trạng các tư nhân và doanh nghiệp quốc doanh không đầu tư cho vùng nguyên liệu, chỉ đấu tư xây dựng các máy chế biến trong các vùng chè đã có và thực hiện vơ vét nguyên chè bút tươi bằng mọi giá, bất chất chấp chất lượng cạnh tranh không lành mạnh …đã làm suy giảm uy tín chè Việt Nam trên thị trường quốc tế do chất lượng quá thấp, giá bán đạt thấp. Công tác kiểm tra giám sát các quá trình trong sản xuất đã được chú trọng trên cơ sở kiểm tra đảm bảo các thông số kỹ thuật, khắc phục các khuyết tật, chuyển việc kiểm tra chất lượng từ thụ động sang phòng ngừa trước khi các khuyết tật sẩy ra, quản lý quy trình công nghệ đã được chú ý hơn trước, các đơn vị đã xây dựng quy trình chế biến chè riêng phù hợp với điều kiện nguyên liệu, khí hậu, trạng thái thiết bị từng nhà máy. -Do quá nhiều đầu mối xuất khẩu chè , quá nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam cùng chào hàng cho một khách , cạnh tranh nội bộ không lành mạnh ( Thông tin sai lệch cho khách hàng về doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh , để thu hút khách nên tự giảm giá bán …) do vậy chè xuất khẩu bị khách hàng nước ngoài ép giá đây là một trong những thiệt hại của ngành chè Việt Nam .Một nguyên nhân nữa dẫn đến giá chè xuất khẩu giảm là chất lượng sản phẩm còn thấp , nguyên nhân chủ yếu là các nhà máy tư nhân đầu tư thiết bị không đồng bộ , không có cán bộ kỹ thuật chế biến chè , chất lượng nguyên liệu chè búp tươi rất thấp.
Từ năm 2002 trở về trước thì Iraq là thị trương xuất khẩu chính của TCT với một tỉ trọng lớn ( 65 -83 % ) trong tổng khối lượng chè xuất khẩu của TCT , đạt trên dưới 20.000 tấn /năm trong khi các thị trường xuất khẩu khác chỉ đạt trên dưới 2.000 tấn /năm .Chính vì sự chênh lệch quá lớn giữa tỉ trọng của thị trường Iraq với các thị trường xuất khẩu còn lại nên năm 2003 khi không xuất khẩu được chè sang thị trường Iraq thì sản lượng chè xuất khẩu của TCT bị ảnh hưởng lớn. Từ năm 2003 TCT đã đề xuất chính phủ và bộ thương mại cho thực hiện trương trình súc tiến thương mại trong diện quốc gia tại liên bang Nga , thực hiện quyết định số 0620/2003/QĐ-BTM của Bộ thương mại TCT đã tiến hành điều tra tổng thể thị trường chè Nga , cử nhiều đoàn với nhiều doanh nghiệp đi Nga để khảo sát , tham gia các hội chợ , Fesival chè quốc tế để tìm hiểu cơ hội xuất khẩu chè vào Nga và các nước khác từ đó điều chỉnh chiến lược sản phẩm , chiến lược Marketing .Những việc quảng bá thương hiệu Vinatea từ nguồn kinh phí của chính phủ hỗ trợ đã không thực hiện được trọn vẹn do cỏc quy định khụng rừ rang và cỏch hiểu giữa cỏc bộ hữu quan khụng thống nhất về “thương hiệu quốc gia “. Đến nay ngoài thị trường Iraq thì sản lượng chè xuất khẩu vào Nga đã đứng ở vị trí dấn đầu về số lượng và có xu hướng tăng .Chủ trương của TCT là giữ vững uy tín bạn hàng đã có và mở thêm các bạn hàng mới đây là vấn đề cấp thiết và rất khó khăn trong tình hình thị trường hiện nay , đặc biệt là cơ chế tài chính luật hành đã và đang trói buộc về tri phí quảng bá thương hiệu và sản phẩm.
Việc sản xuất và tiêu thụ chè nội tiêu của TCT nói chung còn hết sức khó khăn , mặc dù trong những năm qua TCt cũng đã tích cực đưa ra thị trường nhiều sản phẩm chè các loại đa dạng về bao bì , chất lượng , giá cả nhưng số lượng còn quá nhỏ vì chủ yếu nhu cầu các sản phẩm chè cao cấp bao bì đẹp chỉ phục vụ ngày tết , còn chủ yếu người tiêu dung chỉ thích dung chè sao sấy thủ công , giá hạ ,chưa có nhu cầu bức thiết về bao bì đẹp .Nguyên nhân tác động lớn đến việc sản xuất và tiêu thụ chè nội tiêu chậm là mức thuế VAT quá cao (10%),đặc biệt tri phí dành cho quảng cáo , tiếp thị sản phẩm còn quá thấp vì kinh phí của TCT còn quá hạn hẹp. Ngoài sản xuất kinh doanh chè và nhập khẩu hàng hoá tiêu dung nội địa TCT chè Việt Nam còn kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng lắp đặt thiết bị, chế tạo thiết bị chè .Hai đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây lắp , trong những năm qua đã tích cực tìm kiếm thị trường , đã tham gia đấu thầu và thắng thầu nhiều công trình quan trọng có giá trị lớn với yêu cầu kĩ thuật cao , các công trình xây dựng do các đơn vị thi công cơ bản thực hiện đúng theo các hợp đồng đã kí kết với các chủ đầu tư , đạt tiến độ và chất lượng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đề ra , uy tín của hai công ti xây dựng ngày càng cao. Tuy nhiên để tháo gỡ khó khăn TCT đã liên tục đưa ra các giai pháp và chỉ đạo cụ thể về tài chính như xây dựng phương án huy động vốn cho sản xuất , thu mua sản phẩm đầu tư vốn thâm canh chăm sóc vườn chè để tạo ra vườn chè có năng suất cao và chất lượng ổn định , đầu tư vốn cho việc quảng bá tiếp thị các thị trường đã có và thị trường mới để nâng cao sản lượng tiêu thụ tránh lượng lớn hàng tồn kho , tăng kim ngạch hàng nhập khẩu , tập trung các giải pháp để kiểm tra tốt các định mức kinh tế kĩ thuật làm giảm tối đa các tri phí không cần thiết.
Thực hiện QĐ số 203/2005/QĐ-TTG ngày 11/8/2005 cuat Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt dự án chuyển TCT chè Việt Nam sang tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ -công ty con và quyết định số 2374/QD-BNN/BĐMDN ngày 13/9/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc chuyển TCT chè Việt Nam sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con .TCT chè Việt Nam đã hoàn thiện đầy đủ phương án chuyển đổi. Đồng thời do làm tốt công tác tư tưởng cũng như thực hịên một cách đầy đủ theo đúng quy định hướng dẫn của nhà nước trong việc giải quyết lao động dôi dư nên toàn thể CBCNV đều yên tâm công tác và hoàn toàn ủng hộ việc đổi mới , sắp xếp của ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp của Tổng công ty đại đa số đều đồng tình và ủng hộ phương án chuyển đổi, sắp xếp lại lao động Tổng công ty.
Hướng đổi mới của Tổng công ty trong những năm tới là chuyển mạnh sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Kinh doanh đa ngành, đa nghề trên cơ sở kinh doanh chè là chính nhằm phát huy có hiệu quả nhất nguồn lực của Tổng công ty và các đơn vị thành viên, lấy việc quản lý, phát triển vốn và đầu tư tài chính là "Trung tâm" của việc tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất. - Chuyển cơ chế hoạt động và quản lý của Tổng công ty sang mô hình đầu tư tài chính, phát huy quyền tự chịu trách nhiệm tính chủ động trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên, gắn với quản lý và điều hành tập trung của Tổng công ty tạo ra mối liên kết chặt chẽ bền vững về tài chính, công nghệ và thị trường….
- Nhiệm vụ của công ty mẹ nhằm gắn kết lợi ích với các công ty con là ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm nhằm ổn định sản xuất và nâng cao đời sống cho người lao động, gắn với giữ gìn và nâng cao thương hiệu Vinatea bằng việc trực tiếp sản xuất - kinh doanh - xuất nhập khẩu mặt hàng chè.