MỤC LỤC
Hơn nữa, doanh nghiệp Mỹ cũng nhìn vào khả năng cung cấp hạn ngạch xuất khẩu, các chương trình ưu đãi thuế quan, nguồn cung cấp nguyên liệu, chất lượng lao động, sự ổn định của đồng tiền, năng lực xuất khẩu, mức độ tuân thủ các thủ tục hải quan Mỹ, môi trường lao động…AAFA tỏ rừ thỏi độ: “Cỏc bạn cần phải sản xuất cỏi chỳng tụi cần, cần kiên nhẫn với thị trường Mỹ và chúng tôi sẽ kiên nhẫn với bạn”. Hiện tại ở Mỹ có 4 loại luật pháp bảo hộ mậu dịch mà các doanh nghiệp Việt Nam sẽ thường gặp phải là: Luật quản lý nhập khẩu bảo vệ kinh tế nội địa bằng các biện pháp trừng phạt hoặc hạn chế nhập khẩu; Luật quản lý xuất khẩu nhằm hạn chế xuất khẩu những mặt hàng hay bán hàng cho những nước mà Mỹ muốn hạn chế và khuyến khích xuất khẩu những mặt hàng có lợi cho Mỹ; Luật quản lý xuất khẩu vì các lý do an ninh chính trị hay an ninh kinh tế; Luật về tiêu dùng hoá thương mại và cấm phân biệt đối xử.
Theo các cuộc thăm dò gần đây, uy tín của hàng may mặc sản xuất trong nước đối với người tiêu dùng nội địa đã được khẳng định và đang có xu hướng ngày càng cao hơn, đặc biệt là các sản phẩm của các công ty An Phước, May 10, Việt Tiến, Maxx, Sanding, Legafastion, PT2000…Bên cạnh đó, các doanh nghiệp may mặc trong nước đang cố gắng tạo ra sự độc đáo cho mỗi dòng sản phẩm, theo phong cách Việt Nam. Ngoài ra, Nhà nước còn đầu tư các cụm công nghiệp sản xuất sản phẩm may mặc phụ liệu cho ngành may với tổng số vốn đầu tư là 600 triệu VND tương đương 40 triệu USD để sản xuất: mác áo, nút kim loại, nút nhựa, chỉ, các loại dây thun…Hiện nay, nhà máy kéo sợi polyester công suất 30.000 tấn/năm đang hoạt động từ nay cho đến năm 2005 để đáp ứng sợi cho ngành dệt may. Vào năm 2002, Nhà nước đã đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam, cần phải điều chỉnh tăng hạn ngạch đối với hàng Việt Nam mà khách hàng có nhu cầu, bãi bỏ các loại phí liên quan đến hạn ngạch, đơn giản hoá thủ tục hành chính, điều chỉnh cơ chế hạn ngạch, chuyển sang giấy phép tự động đối với hạn ngạch các mặt hàng nhóm II thực hiện tiến độ chậm.
Việc phân giao theo nguyên tắc: bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, dựa trên kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp trong năm 2002 và 3 tháng đầu năm 2003, đối với các doanh nghiệp mới thì dựa vào năng lực sản xuất, năng lực xuất khẩu, dành một tỉ lệ nhất định cho những doanh nghiệp sử dụng vải sản xuất trong nớc để làm hàng may mặc xuất khẩu sang thị trờng Hoa Kỳ và các vùng kinh tế khó khăn. Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU, các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ hơn thị hiếu tập quán tiêu thụ của các thị trường cụ thể ở EU, tăng cường đầu tư để đảm bảo các tiêu chuẩn về xã hội, cải thiện chất lượng mẫu mã sản phẩm…Đồng thời muốn thâm nhập vào thị trường EU có hiệu quả, doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần sớm sưu tập đủ các chứng chỉ về quản lý chất lượng như: ISO 14.000, ISO 9.000, SA 8.000, BS 7750…bởi vì thị trường EU yêu cầu về chất lượng còn khắt khe hơn cả thị trường Hoa Kỳ. Nhật Bản vốn là thị trường truyền thống của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may củaViệt Nam, đồng thời thị trường này lại là thị trường phi hạn ngạch nên thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường dễ dàng hơn đối với việc thâm nhập vào thị trường có hạn ngạch như thị trường EU, Mỹ…Hơn nữa, đối với hàng dệt may củaViệt Nam và hàng dệt may của Trung Quốc đều được Nhật Bản cho hưởng quy chế MFN.
Nhà nước cũng khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài bằng nhiều biện pháp như: ban hành Luật đầu tư nước ngoài với mức thuế ưu đãi, tạo ra sân chơi chung cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế bình đẳng cạnh tranh..chính nhờ những chính sách của Đảng và Nhà nước ưu đãi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu nên các doanh nghiệp dệt may đang có nhiều lợi thế hơn để hoàn thành mục tiêu đã đề ra trong thời gian tới. Dù có ngày càng nhiều nhà máy được mở ra nhưng số lượng đơn hàng lại ít đi dẫn đến tình trạng “mật ít - ruồi nhiều”, các doanh nghiệp thường xảy ra tình trạng không có hạn ngạch để sản xuất hàng xuất khẩu hoặc là không nhận được đơn hàng, ngay cả việc có đơn hàng lớn nhưng không dám ký kết vì sợ không được giao hạn ngạch và năng lực sản xuất không đáp ứng kịp thời để đảm bảo giao hàng đúng tiến độ. Thách thức lớn nhất và cũng là mối quan tâm lớn nhất hiện nay của cả Chính Phủ lẫn các doanh nghiệp dệt may Việt Nam là phải đối mặt không chỉ với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu sang các nước ASEAN mà ngay cả trên thị trường nội địa khi bắt đầu từ năm 2003 Việt Nam phải bỏ dần các hạn ngạch nhập khẩu và từ 1.6.2006 phải xoá bỏ toàn bộ các biện pháp bảo hộ bằng hàng rào phi thuế quan.
Trên cơ sở đó tích cực đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị, củng cố quản lý và đẩy mạnh sản xuất; thực hiện phối hợp và chuyên môn hoá cao giữa các doanh nghiệp trong Hội, tìm mọi cách để nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành một cách đáng kể so với hiện nay là giải pháp chủ yếu để tăng sức cạnh tranh sản phẩm, đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may.
Chẳng hạn như hãng QUELLE của Đức có tới 2/3 số lượng hàng được sản xuất ngoài Châu Âu như Hồng Kông, Trung Quốc, Phillipin, Việt Nam, Madagasca…Phần lớn các hãng công nghiệp Châu Âu đều chuyển thành hãng thương mại như hãng Z.zone của Pháp có 1/3 hàng mua tai các nước Đông Nam Á, 1/3 hàng do các xí nghiệp vùng Trung Đông cung cấp còn lại 1/3 là do các xí nghiệp gia công của Pháp cung cấp. Mặt khác, do trình độ phát triển kinh tế Việt Nam so với các thành viên khác của ASEAN còn đang ở mức thấp, trình độ công nghệ sản xuất trong ngành mặc dù đã được liên tục đầu tư nhưng vẫn còn ở mức yếu kém, do đó nếu không nhanh chóng đổi mới công nghệ để sản xuất ra hàng hoá có chất lượng cao, giá thành hạ đủ sức cạnh trạnh và chiếm lĩnh thị trường thì Việt Nam sẽ trở thành nơi tiêu thụ hàng hoá của các thành viên khác của ASEAN. Trong khi đó, hầu hết các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện còn đang rất non trẻ về kinh nghiệm trên thị trường quốc tế, thiếu vốn, thiếu công nghệ hiện đại cũng như trình độ quản lý và uy tín trên thị trường do chúng ta mới chỉ đang dừng ở mức gia công, chưa xây dựng được những mặt hàng xuất khẩu trọng điểm ở các thị trường trọng điểm, chưa có hệ thống thông tin và xúc tiến thương mại có hiệu quả nên kinh doanh khó thành công và hay bị thua thiệt.
Nguyên nhân thúc đẩy ngành này phát triển là sự tăng cường các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau thể hiện do sự phát triển kinh tế của các nền kinh tế trong khu vực Châu Á là rất khác nhau, được phân đoạn từ các nền kinh tế phát triển tới các nền kinh tế đang phát triển - các yếu tố như sản xuất, lao động, vốn và công nghệ cũng rất khác nhau trong ngành công nghiệp rộng lớn này.
Vì vậy, để có thể mở rộng thị trường mới đặc biệt là thị trường Mỹ, củng cố thị trường truyền thống, EU, Nhật, các nước công nghiệp SNG và Đông Âu, tăng nhanh xuất khẩu trực tiếp bằng thương hiệu của mình , ngành dệt may cần xây dựng cho được chiến lược đồng bộ từ khâu cải tiến sản phẩm may mặc, tăng cường chủng loại mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tối đa các mức chi phí bất hợp lí, hạ giá thành sản phẩm để cạnh trạnh. Để đẩy nhanh tiến trình triển khai AICO, các tổ chức, các cơ quan chức năng: Bộ thương mại, Bộ công nghiệp, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam…cần tổ chức tuyên truyền rộng rãi cho các doanh nghiệp về AICO cũng như các hoạt động khác hoặc hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may như tìm đối tác ở các nước ASEAN khác hoặc khuyến khích tăng hàm lượng nội địa của sản phẩm, tăng tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu…để đáp ứng các tiêu chuẩn tham gia AICO. Chủ động tìm kiếm khách hàng qua các biện pháp xúc tiến xuất khẩu như: internet, triển lãm, Việt kiều, hội chợ, hợp tác liên kết mở văn phòng đại diện thương mại tại Mỹ, EU, Nga, Nhật…Theo các chuyên gia thương mại, nếu các doanh nghiệp dệt may trong nước kết hợp chặt chẽ hơn với các cơ quan quản lý ngành và các cơ quan có chức năng xúc tiến thương mại, thì thị trường xuất khẩu hàng dệt may của nước ta có thể sẽ rộng hơn gấp nhiều lần so với hiện nay.
Có chính sách hỗ trợ khuyến khích đầu tư cho khâu thiết kế và sản xuất hàng mẫu, đầu tư đào tạo đội ngũ cán bộ đủ khả năng thiết kế mẫu mã đồng thời có chính sách hỗ trợ bảo đảm công ăn việc làm, tạo nguồn thu nhập ổn định cho người lao động, khắc phục tình trạng thiếu lao động do các kỹ sư công nghệ và công nhân có tay nghề cao bị “hút” sang các công ty liên doanh đang ngày càng trở nên trầm trọng hơn trong ngành dệt may.