MỤC LỤC
Vô số các rủi ro khác nhau khi cho vay: rủi ro tín dụng, rủi ro hối đoái, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản…bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau và có thể dẫn đến việc không hoàn trả nợ khi đến hạn. Các thiệt hại đôi khi nảy sinh từ nguyên nhân khách quan như: thiên tai như bão lụt, hạn hán, hoả hoạn, động đất. Những thay đổi về nhu cầu người tiêu dùng hoặc về kỹ thuật của một ngành công nghiệp có thể làm sụp đổ cả sơ đồ của một hãng kinh doanh và đặt người đi vay cụ thể nào đó đã có thời làm ăn có lãi lâm vào cảnh thua lỗ. Một cuộc đình công kéo dài, việc giảm giá để cạnh tranh, hoặc việc mất một người quản trị giỏi có thể làm giảm thiệt hại nghiêm trọng đến khả năng hoàn trả tiền vay của người vay. Sự hưng thịnh hay suy thoái của chu kỳ kinh doanh ảnh hưởng đến lợi nhuận của người vay và gây nên niềm vui hay nỗi buồn của người kinh doanh, cũng như người tiêu dùng. Một số rủi ro nảy sinh từ các yếu tố riêng rẽ khó giải thích. Để quyết định có chấp nhận cho vay hay không, nhà quản trị ngân hàng phải cố gắng ước lượng rủi ro không hoàn trả. Rủi ro này có thể dự đoán trong một quá trình kéo dài, bằng những phân tích tỉ mỉ về các mặt tài. chính, phi tài chính của khách hàng. Trên thực tế, việc xác định các thông số phi tài chính như uy tín, năng lực, đạo đức, mục đích sử dụng vốn vay,. … là rất khó, mang tính chất định tính. Vì vậy, những thông tin tài chính định lượng là rất quan trọng đối với ngân hàng trong đánh giá, lựa chọn khách hàng. Phân tích tài chính của khách hàng cho ngân hàng xác định được các yếu tố về lượng của nhu cầu vay vốn tín dụng, xác định được thời hạn hợp lý của khoản vay, xác định kỳ hạn trả nợ …đối với từng khách hàng. Như vậy, phân tích tài chính của khách hàng không chỉ là nhu cầu thiết thực mà còn là đòi hỏi bắt buộc đối với mỗi NHTM. Có thể hiểu phân tích tài chính của khách hàng tại NHTM là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép thu thập, xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác nhằm đánh giá tình hình tài chính, khẳ năng và tiềm lực của khách hàng giúp ngân hàng đưa ra các quyết định cho vay đúng. Phân tích tài chính của khách hàng tại các NHTM nhằm đạt được những mục tiêu sau:. Xác định được tình hình tài chính của khách hàng: giá trị tài sản, tình hình công nợ, nhu cầu tài trợ, khả năng thanh toán…. Dự báo về tài chính trong tương lai của khách hàng: khả năng hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lời, khả năng hoàn trả nợ vay…. Đảm bảo cho ngân hàng thu được cả lãi lẫn gốc đúng hạn, giảm rủi ro tín dụng, tránh gây thất thoát vốn cho ngân hàng. Phân tích tài chính của khách hàng về cơ bản, giống nhau trong tất cả các NHTM, nhưng ở một số ngân hàng, người ta nhấn mạnh đến một số chỉ tiêu này trong khi đó, các ngân hàng khác lại nhấn mạnh đến một số chỉ tiêu khác. Phân tích các chỉ tiêu tài chính trong báo cáo tài chính. Khi cho vay vốn điều mà ngân hàng quan tâm nhất là khả năng thanh toán và trả nợ của khách hàng vay vốn. Do đó, khi phân tích tài chính, ngân hàng quan tâm nhiều hơn tới việc đánh giá rủi ro thanh khoản của khách hàng tức là phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, cơ cấu tài chính, khả năng hoạt động, khả năng sinh lời và báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhằm đánh giá rủi ro của doanh nghiệp trong tương lai. Do vậy ngân hàng đặc biệt quan tâm tới các chỉ tiêu tài chính từ báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán. a) Đối với cho vay ngắn hạn. *Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán. Đây là nhóm chỉ tiêu mà không riêng gì ngân hàng mà rất nhiều đối tượng khác quan tâm tới, bất kỳ đối tượng nào liên quan đến doanh nghiệp như nhà đầu tư, công ty tài chính, cán bộ công nhân viên. Phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp đối với các khoản nợ trước đây rất quan trọng vì nó phản ánh được phần nào mức độ tín nhiệm hay sự sẵn sàng chi trả của doanh nghiệp. - Chỉ tiêu thanh toán ngắn hạn. hạn ngắn Nợ. = Tài hạn ngắn toán thanh sè. Chỉ tiêu này là thước đo khả năng có thể trả nợ của doanh nghiệp bằng cách chuyển đổi những tài sản lưu động thành tiền trong thời kỳ phù hợp với thời kỳ trả nợ. Tài sản lưu động gồm : Tiền, chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu và dự trữ. Nợ ngắn hạn bao gồm: vay ngắn hạn, nợ ngắn hạn…. cả tài sản lưu động và nợ ngắn hạn đều có thời hạn dưới một năm. Trong thực tiễn, người ta thường yêu cầu chỉ tiêu này của doanh nghiệp là lớn hơn 1, còn lớn hơn bao nhiêu là tốt thì tuỳ vào từng loại hình doanh nghiệp ở từng ngành nghề khác nhau. - Chỉ tiêu thanh toán nhanh. hạn ngắn Nợ. toán thanh sè. Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán ngay tức thì của doanh nghiệp bằng nguồn vốn bằng tiền, không bị chi phối bởi thời gian chuyển đổi của hàng hoá tồn kho và các khoản phải thu. Nếu quá lớn tức là vốn bằng tiền của doanh nghiệp quá lớn, chi phí cho việc lưu trữ, ghi chép, kiểm đếm, phân loại khá lớn, mặt khác không sinh lời nên cũng không phải là tốt. *Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động. Hệ số này cho thấy lượng hàng hoá tồn kho có lâu hay không, có quay vòng nhanh hay không. Bất kỳ doanh nghiệp nào đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều tất yếu có hàng tồn kho. Tuy nhiên số lượng nhiều hay ít tuỳ vào nhiều yếu tố khác như lĩnh vực kinh doanh, quy mô kinh doanh…. kho tồn Hàng. bán hàng vèn. kho tồn hàng quay Vòng. thuÇn thu Doanh TSC§. dông sử suÊt. Chỉ tiêu này cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, song hai chỉ tiờu này phản ỏnh rất rừ tỡnh hỡnh sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cú hiệu quả hay không. Nếu sản xuất kém hiệu quả, vòng quay vốn lưu động. nhỏ, doanh thu thuần, lãi thuần trong một kỳ kinh doanh thấp kéo theo nhiều chỉ tiêu khác kém đi như: nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận, có những trường hợp bị lỗ, tài sản cố định còn trích khấu hao không đủ dẫn đến việc đầu tư cho trang thiết bị lỗ, tài sản cố định kém, hậu quả kéo theo là tiếp tục sản xuất kinh doanh kém tạo ra vòng xoáy liên tiếp. tài tổng dông sử quả. *Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính. vèn nguồn Tổng. hu sở chủ vèn Tổng. nợ hưu Tổng. sở chủ vèn n trê vèn nợ sè. Hệ số này cho thấy mức độ độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp đối với chủ nợ, mức độ tự tài trợ của đơn vị đối với tổng nguồn vốn kinh doanh của mình. Tỷ lệ này càng lớn thể hiện doanh nghiệp có nhiều vốn tự có, tính độc lập cao với chủ nợ, khả năng an toàn về trả nợ cao. Khi đơn vị vay có vốn tự có trong tổng nguồn vốn kinh doanh thì họ sẽ có trách nhiệm cao hơn khi sử dụng vốn, tức là họ sẽ bị ràng buộc với vốn vay hơn. Mặt khác trong trường hợp có rủi ro xảy ra thì vốn tự có sẽ là một nguồn vốn quan trọng để trả một phần nợ vay ngắn hạn. Vì vậy, một điều kiện quan trọng của tín dụng ngân hàng là: các đơn vị vay phải có vốn tự có, ngân hàng chỉ cho vay nhằm bổ sung vốn lưu động thiếu của các đơn vị vay, hoặc cho vay bổ sung vốn đầu tư trong các dự án sản xuất kinh doanh. Trong quá trình phân tích thông qua các nhóm chỉ tiêu trên, ngân hàng có thể phát hiện được các khoản nợ có vấn đề khi có những dấu hiệu khó khăn về tài chính, như: tỷ suất lợi nhuận giảm, tỷ suất tự tài trợ giảm, số dư tiền gửi giảm sút, gia tăng bất thường số hàng tồn kho, gia tăng các khoản nợ thương mại, gia tăng các khoản phải thu…. b) Đối với cho vay trung và dài hạn. Nhìn chung, trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thường muốn sử dụng vốn tự có nhỏ nhất bởi vì: chi phí của vốn chủ sở hữu lớn hơn so với chi phí của vốn vay, do khi sử dụng vốn vay doanh nghiệp được hưởng một khoản tiết kiệm nhờ thuế, mặt khác, nếu doanh nghiệp chỉ góp một phần nhỏ trong toàn bộ vốn hoạt động thì rủi ro trong kinh doanh chủ yếu do nguời cho vay gánh chịu.
Thực chất của hệ số TSCĐ này phản ánh tình tỷ trọng của tài sản cố định của công ty nói chung .Hệ số này của công ty qua 3 năm hơi nhỏ chỉ ở mức tương đối còn chưa cao năm 2004 có tăng là 0.13 nhưng không đáng kể năm 2005 hệ số này có bị hạ một chút là 0.01 qua đó cho thấy tình hình trang thiết bị vật chất của công ty còn chưa cao ,do đó công ty cần nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật để tạo nên năng lực sản xuất và xu hướng phát triển kinh doanh lâu dài ,tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Điều này cho thấy trong hai năm nay tài sản của công ty sử dụng đạt hiệu quả, qua đó cho thấy khả năng thanh khoản đối với các khoản vay để tài trợ tài sản đó tương đối tốt,tuy nhiên hiệu suất sử dụng tài sản vẫn còn chưa cao Công ty cần phải có biện pháp nâng cao hiệu quả này hơn nữa để tăng doanh thu thuần.
Các chỉ tiêu trung bình ngành là một căn cứ quan trọng làm tiêu chuẩn cho kết quả cuối cùng của công tác phân tích đánh giá tình hình tài chính, nó giúp cho cán bộ tín dụng không làm theo cảm tính, kinh nghiệm mà không có căn cứ cụ thể. Trong giai đoạn đất nước đang chuyển mình hội nhập với khu vực và quốc tế hiện nay, không chỉ riêng cán bộ ngân hàng mà tất cả mọi người, những ai muốn theo kịp sự phát triển của xã hội và làm việc có hiệu quả đều phải không ngừng trau dồi và trang bị kiến thức mới.