Phân tích các yếu tố tác động đến di cư dựa trên lý thuyết di cư

MỤC LỤC

Các lý thuyết di cư

Chúng ta đã hoàn toàn chứng minh được rằng các tập đoàn di dân lớn chỉ tiến hành di chuyển trong khoảng cách ngắn và hậu quả là sự thay đổi mang tính chất toàn bộ hay sự thay thế dân số đã tạo ra các dòng di dân theo hướng đến các trung tâm thương mại và khu công nghiệp nơi có thể thu hút người di dân. Kết quả của dòng di chuyển này, mặc dù diễn ra trên phạm vi cả nước bị giới hạn bởi các quá trình thu hút vẫn diễn ra theo cơ chế sau: dân cư của một nước sẽ nhanh chóng chuyển đến các vùng lân cận, các thị trấn, thị xã có tốc độ tăng trưởng nhanh, cố đô ở đó, khoảng cách dân số ở các vùng nông thôn sẽ được bù đắp lại nhờ những người di cư từ các vùng hẻo lánh hơn cho đến khi lực hút từ các thành phố có tốc độ tăng trưởng nhanh dần dần tỏc động đến những ngừ hẻo lỏnh nhất. Có thể đó là do hôn nhân hay ly dị, học tập hoặc tốt nghiệp, thay đổi việc làm hay về nghỉ hưu, hoặc có thể là do những trở ngại, những phiền toái về pháp luật, về phong tục sống… Mọi lý do nêu trên có thẻ diễn ra ở vùng gốc nơi đang sinh sống khiến người ta phải chuyển cư.

Ngoài ra, cũng theo mô hình Lee, người di dân tiềm năng cũng cần phải tính toán các yếu tố bất lợi như trình bày trong mô hình để từ đó có thể chọn lựa nơi đến cho mình, hoặc có thể so sánh giữa các nơi đến khác nhau, hoặc có thể đi đến quyết định sau cùng là có nên di chuyển hay ở lại nơi gốc. Mặt khắc, những người di chuyển dạng tiềm năng cũng cần phải tính toán đến cả yếu tố mang tính chất cá nhân, riêng tư như: tình trạng tuổi tác, tình trạng sức khoẻ bản thân, tình trạng gia đình, số con có thể mang theo hoặc phải gửi lại cho người thân….

Hình 1.1. Mô hình về di dân của Everett S. Lee
Hình 1.1. Mô hình về di dân của Everett S. Lee

THỰC TRẠNG DI CƯ NÔNG THÔN - THÀNH THỊ NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Tình hình di cư chung cả nước

Tỷ lệ lao động di cư khỏi vùng Duyên hải nam trung bộ trên tổng số người đang làm việc của vùng là 3,38% lớn nhất so với các vùng khác trong cả nước, trong khi tỷ lệ này ở ĐBSH, Bắc trung bộ và ĐBSCL là tương đương nhau với khoảng trên dưới 1%. Hiện nay, các chương trình này không còn thực sự tiếp tục nhưng nông dân vẫn di chuyển vào vùng Tây nguyên làm ăn do đây vẫn còn là vùng có thể khai phá, phát triển sản xuất nhiều hơn so với một số vùng đã canh tác lâu đời ở các tỉnh phía bắc hoặc các tỉnh đồng bằng. Tốc độ phát triển kinh tế, tốc độ CNH và đô thị hóa ngày càng cao một mặt biến một số vùng nông thôn trở thành thành thị, mặt khác khu vực đô thị ngày càng mở rộng cũng tạo ra khả năng số người di chuyển đến các đô thị ngày càng lớn hơn và với tốc độ nhanh hơn.

Một mặt những con số này phù hợp với trình độ văn hoá nói chung của các vùng cụ thể, mặt khác điều này cũng sẽ dẫn đến hệ quả là các lao động nông thôn di cư từ các vùng văn hoá thấp sẽ có xác suất làm các công việc giản đơn hơn lao động di cư đi từ các vùng có trình độ văn hoá cao hơn một cách tương đối. TPHCM và Đông Nam bộ cũng là những địa phương có tỷ lệ lao động di cư đến có trình độ văn hoá thấp tương đối so với các vùng khác nhưng chủ yếu là những lao động có trình độ trung học cơ sở (tỷ lệ này ở TPHCM và Đông Nam bộ lần lượt là 56% và 52%).

Bảng 2.1. Số lao động di cư đi và đến theo vùng trong cả nước
Bảng 2.1. Số lao động di cư đi và đến theo vùng trong cả nước

Thực trạng di cư lao động từ nông thôn tới thành phố Hà Nội

- Địa bàn xuất cư: Theo lý thuyết về luật di cư của Ravenstein và một số mô hình học thuyết giải thích về sự di dân, khoản cách có mối liên hệ đặc biệt với tình trạng di cư. - Cơ cấu tuổi và giới tính: Theo kết quả của cuộc điều tra di cư năm 2004 cho thấy tỷ lệ nam nữ di cư đến Hà Nội sấp xỉ nhau; tuy nhiên số nữ giới nhiều hơn nam do nhu cầu dịch vụ ngày càng tăng như giúp việc gia đình, bán hàng rong…. - Tình trạng hôn nhân: Tỷ trọng những người di cư đến Hà Nội chưa kết hôn lần nào cao chiếm 41,4% điều này cho thấy những người di cư trẻ hơn và có xu hướng kết hôn muộn hơn.

Trong lý do kinh tế thì thiếu việc làm là lý do chính, tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn do cơ giới hóa, mức sinh tăng cùng với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp đã dẫn đến các luồng di cư từ nông thôn ra đô thị kiếm việc làm. Theo kết quả có ở bảng trên, có 90% số người có việc làm ổn định hoặc tương đối ổn định, chỉ có tỷ lệ nhỏ số người trong nhóm có nhu cầu tìm việc, mức thu nhập cao hơn và cuộc sống tốt hơn.

Bảng 2.6. Phân bố phần trăm loại hoạt động
Bảng 2.6. Phân bố phần trăm loại hoạt động

Thực trạng di cư lao động vào thành phố Hồ Chí Minh

- Địa bàn sinh sống: Người nhập cư đến thành phố sống hầu hết ở các quận, huyện, tập trung đông nhất ở quận 8, Tân Bình, Bình Thạnh…Nhìn chung, các quận huyện có điều kiện cư trú dễ dàng, tiện làm việc…là những nơi thu hút di dân tự do cao. Nếu thời gian trước nam giới di cư nhiều hơn nữ giới thì gần đây nữ giới đi nhiều hơn nam và đặc biệt nữ ở độ tuổi trẻ và điều rất đáng lưu ý là nữ trẻ từ các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong thời kỳ bao cấp, đặc biệt một bộ phận dân nhập cư là cán bộ được điều động có trình độ học vấn và tay nghề cao góp phần hình thành nguồn nhân lực có chất lượng cao cho thành phố.

Nguồn: Điều tra di cư Việt Nam năm 2004 Theo kết quả điều tra đã cho ở bảng trên ta thấy, trình độ học vấn của dân di cư vào thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu có trình độ văn hoá cấp 2, 3 chiếm tỷ trọng trên 50%. - Thu nhập và đời sống của người lao động: Qua cuộc khảo sát cho thấy, cũng giống như ở Hà Nội số người di cư vào thành phố có mức thu nhập cao hơn ở quê cũ và mức sống cũng tốt hơn.

Bảng 2.14. Phân bố phần trăm lý do di chuyển chính
Bảng 2.14. Phân bố phần trăm lý do di chuyển chính

PHÂN TÍCH MỐT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN DI CƯ

Giới thiệu bộ số liệu

Số lượng mẫu được lặp lại giữa hai cuộc điều tra là khoảng 21 ngàn hộ gia đình. Phiếu hỏi cho hai cuộc điều tra sau nhìn chung được rút gọn đi nhiều, tuy nhiên vẫn đảm bảo độ chi tiết khi phân tích về lao động và việc làm của hộ. Phiếu hỏi xã/phường với trên 2500 xã, phường bao hàm rất nhiều nội dung khác nhau về cơ sở hạ tầng của xã, các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội, các chỉ tiêu kinh tế xã hội cơ bản của xã/phường.

Xây dựng mô hình

Nhìn vào bảng 3.1 ta thấy kết quả ước lượng theo mô hình lý thuyết không được như mong đợi : Trong năm 2004 các biến đưa vào mô hình chỉ có biến HN mới có ảnh hưởng đến tình trạng di cư, còn các biến còn lại để không có ý nghĩa vì giá trị Prob > 0.05. Trong mô hình Logit chúng ta không nghiên cứu ảnh hưởng trực tiếp của các biến độc lập Xi đối với DC mà xem xét ảnh hưởng của Xi đến xác suất để Y nhận giá trị bằng 1 hay kì vọng của DC tại giá tại giá trị trung bình của các biến phụ thuộc. Ta có bảng giá trị trung bình của các biến phụ thuộc và bảng mức thay đổi của xác suất khi một biến độc lập tăng một đơn vị, các biến khác giữ nguyên.

Ta có thể giải thích mức xác suất thay đổi, chẳng hạn, với tổng số người trong hộ bình quân là 4 người, nếu tổng số người trong hộ tăng thêm một người thì mức xác suất tham gia di cư giảm đi 0.00079. Ta thấy hầu hết các biến đều có quan hệ ngược với tình trạng di cư, khi các biến độc lập tăng lên một đơn vị thì xác suất tham gia di cư đều giảm.

Bảng 3.3. Bảng mức thay đổi xác suất
Bảng 3.3. Bảng mức thay đổi xác suất

Một số kiến nghị về giải pháp

+ Tổ chức hệ thống văn phòng dịch vụ giới thiệu việc làm cung ứng lao động, thông tin thị trường theo đơn vị quản lý hành chính ở các thành phố nhằm hạn chế và từng bước giải toả các tụ điểm của thị trường lao động tự phát. + Phối hợp quản lý các đối tượng hành nghề tự do với chính sách quản lý nhân khẩu, nhà ở, vệ sinh đô thị, trật tự công cộng theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tự do hành nghề theo pháp luật. Cần điều kiện giải quyết vốn vay ngắn hạn và trung hạn cho các hộ gia đình có sức và thù lao lao động nhưng còn thiếu đói do không có vốn.

Đối với những xã thuần nông, nghiên cứu thay đổi giống, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tăng thêm vụ ở những nơi có thể được. + Xây dựng các tổ chức kinh tế xoá đói, giảm nghèo, tổ chức sản xuất tiêu thụ sản phẩm cung cấp cây trồng vật nuôi.