MỤC LỤC
Khi chuyển đổi cơ chế, các doanh nghiệp phải tự hoạch toán nên quan niệm cũ đã dần dần lạc hậu và thay vào đó là một trong ba yếu tố của quá trính sản xuất và là yếu tố cấu thành nên thực thể sản phẩm, chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành. Sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu là một biện pháp cơ bản để tăng số lượng sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm, góp phần vào việc giảm bớt nhu cầu về vốn dự trữ nguyên vật liệu, vốn nhập khẩu nguyên liệu, tiết kiệm ngoại tệ….
Ở mỗi phòng ban của Công ty đều được tranh bị các loại máy tính hiện đại nằm trong hệ thống mạng thông tin nội bộ của Công ty đảm bảo cho công tác quản lý nói chung và quản trị NVL nói riêng được thực hiện một cách nhanh chóng, kịp thời, xóa bỏ được thời gian lưu chuyển thông tin một cách thủ công giữa các bộ phận, việc xử lý thông tin hạch toán NVL cũng có hiệu quả tương tự, như vậy các công đọan quản lý NVL đó giảm thiểu được đáng kể về mặt thời gian và đồng thời tăng tính hiệu quả về mặt chi phí và chất lượng quản lý. Thực tế hoạt động đó cho thấy Công ty TNHH Thành Duy có một đội ngũ cán bộ quản lý có tính nhất trí cao tuy vẫn còn một số bất cập trong quản lý như tình trạng ra quyết định theo cảm tính hay quản lý chưa sâu sát tình hình sản xuất của các phân trong Công ty, công tác dự báo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chưa đảm bảo tình khoa học… tuy vậy Công ty đã và đang từng bước phát triển với tiềm lực ngày càng mạnh. Công ty cũng đã và đang xây dựng xây dựng các mối quan hệ uy tín với một số khách hàng và nhà cung ứng NVL truyền thống trong và ngoài nước, hơn nữa NVL chính của Công ty chủ yếu là các loại giấp Krap, giấy Duplex, mực in, hạt nhựa chủ yếu được nhập từ các nhà cung ứng ở nước ngoài…vì thế nguồn cung NVL phục vụ cho sản xuất tương đối ổn định tuy vẫn có một số thay đổi về giá cả, số lượng NVL sử dụng, lợi thế này đã giúp giảm chi phí NVL.
Trên thực tế việc lập kế hoạch phụ thuộc rất nhiều vào sự biến động lớn và bất thường qua các năm của tình hình tiêu thụ sản phẩm, trong khi các hoạt động nghiên cứu thị trường thu hút khách hàng tiêu thụ sản phẩm nhằm chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh tọa thuận lợi cho công tác dự báo nhu cầu thị trường của Công ty chưa được chú trọng thực hiện nên kế hoạch cung ứng NVL cho sản xuất( là một trong những căn cứ quan trọng để lập kế hoạch là dự báo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm) thường không sát với thực tế tiêu dùng NVL. Tùy tính chất của các loại NVL hàng tháng hoặc quý sẽ có những thông tin cần thiết từ các nhà cung ứng này thông qua các bảng báo giá, thư mời, thư ngỏ…Cán bộ vật tư thông qua những tài liệu này sẽ tổng hợp lại thành thông tin đầy đủ nhưng ngắn gọn để kết hợp cùng những thông tin thu thập được qua những kênh thông tin khác đưa ra đánh giá và lựa chọn các nhà cung cấp phù hợp nhất. Cứ định kỳ đầu mỗi năm tài chính công ty tiến hành đánh giá các nhà cung ứng đã hợp tác cùng Công ty thông qua tình hình cung ứng NVL của họ trong thời gian hợp tác và những định hướng thay đổi của họ trong tương lai để xác định một hệ thống chỉ tiêu như: giá cả, uy tín, năng lực, thời hạn cung ứng, chất lượng NVL, tiến độ thực hiện hợp đồng… để xác định lại các nhà cung ứng truyền thống tốt nhất.
Đối với NVL nhập kho trực tiếp từ nhà cung ứng thì NVL đến Công ty trước tiên phải xuất trình hợp đồng, chứng từ hợp lệ để bộ phận bảo vệ kiểm tra, vào sổ rồi mới được phép giao hàng, xe hàng phải tuân thủ các quy định về an toàn chung như: không được nổ máy trong kho, nơi chứa nhiều chất dễ cháy, khi đỗ xe phải hướng đầu xe ra ngoài…Hàng hóa vào kho phải được phản ánh vào biên bản kiểm nghiệm qua thủ kho, kế toán và phòng KCS chịu trách nhiệm kiểm tra và lập thành 2 bản, một giao cho phòng kế toán, một giao cho phòng kinh tế - kỹ thuật – đầu tư hợp tác – kho vận. Tuy nhiên với chính sách dự trữ tối thiểu có tính đến dự trữ bảo hiểm theo nguyên tắc này được áp dụng linh động với từng loại NVL, đối với NVL dễ bảo quản (VD:. giấy Kraft, bản in, màng nhựa…) thì có thể xuất NVL ở vị trí thuận tiện nhất, duy chỉ có đối với một số NVL khó bảo quản hơn là phải tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc nhập trước, xuất trước như các loại mực in, film in….
CĐKT
Việc hoàn thiện định mức tiêu dùng NVL cho các sản phẩm của Công ty do cán bộ kỹ thuật thực hiện thông qua nghiên cứu lại định mức của Công ty, tham khảo định mức của Công ty tiên tiến khác như Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Hà Nội… cùng sản xuất sản phẩm chủng loại tương đối giống nhau. Việc đầo tạo cán bộ công nhân phải dựa trên cơ sở xác định, mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, trình độ năng lực của đội ngũ công nhân viên hiện có để xây dựng một kế hoạch đào tạo chi tiết, cụ thể, sát sao với yêu cầu sản xuất trong tình hình mới. - Cán bộ quản lý NVL cần phải nắm chắc hệ thông nội quy, quy chế về quản lý vật tư của Công ty bao gồm: Nội quy về bảo quản, nội quy về nhập xuất NVL, nội quy về kiểm tra định kỳ, nội quy về hỏa hoạn và các quy chế như: Quy chế về xử lý NVL thừa, thiếu, mất mát hư hỏng, quy chế về khen thưởng, kỷ luật.
Quản lý trong khâu tiếp nhận là quản lý về số lượng, chất lượng và chủng loại NVL, phát hiện kịp thời hao hụt, giảm hiện tượng nhầm lẫn, tham ô, thiếu trách nhiệm có thể xảy ra; quản lý kho là việc thực hiện bảo quản toàn vẹn về số lượng, chất lượng, ngăn chặn mất mát, nắm vững tình hình biến động NVL trong kho, đảm bảo cho việc xuất, nhập, kiểm kê dễ dàng. Ở Công ty, công tác cấp phát NVLthực hiện theo hạn mức, hình thức cấp phát này được xác định là phù hợp với sản xuất, đảm bảo tính chủ động cho bộ phận sử dụng cũng như cấp phát; do đó giữ nguyên công tác cấp phát theo hạn mức vì nó có nhiều ưu điểm như quản lý, hạch toán việc tiêu dùng NVL chặt chẽ, chính xác, bộ phận cấp phát chủ động hơn. Đối với người công nhân sử dụng NVL trong sản xuất, quy định trách nhiệm theo hướng người sử dụng phải tự bảo đảm tốt khối lượng, chất lượng từ khi NVL được nhận về phân xưởng cho đến khi hết quy trình sản xuất, người lao động không tự ý đổi NVL cho người khác vì như vậy rất khó kiểm soát, ảnh hưởng tới tình hình quản lý NVL.
Đối với cán bộ quản lý NVL, hàng tháng sau khi tiến hành thanh quyết toán NVL và kiểm kê định kỳ, nếu cán bộ quản lý vật tư thực hiện tốt trách nhiệm của mình, lượng NVL không bị hao hụt, hư hỏng, hoặc cán bộ có sáng kiến trong công tác quản lý NVL thì Công ty nên có chế độ thưởng. Vì vậy muốn hạ thấp hơn nữa chi phí NVL Công ty cần phải thực hiện tốt các biện pháp như: hạ thấp định mức tiêu dùng NVL bằng việc giảm các tổn thất có tính công nghệ gây ra; thiết lập một hệ thống thưởng phạt rừ ràng và phự hợp để khuyến khớch người lao động sử dụng hợp lý và tiết kiệm NVL; Tổ chức sắp xếp lại hệ thống kho bảo quản NVL nhằm giảm chi phí bảo quản; giảm chi phí dự trữ NVL bằng việc áp dụng các mô hình dự trữ tối ưu; không ngừng giảm bớt phế phẩm, phế liệu trong sản xuất nhằm hạn chế đến mức thấp nhất lượng NVL lãng phí trong quá trình sản xuất ; nâng cao trình độ của người lao động nhằm góp phần vào việc sử dụng có hiệu quả NVL nhằm giảm chi phí NVL.