MỤC LỤC
Hiệu quả sử dụng vốn, tài sản trong doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ, năng lực khai thác và sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đính tối đa hoá lợi ích của chủ sở hữu và tối thiểu hoá chi phí. Khi bàn về vấn đề làm thế nào sử dụng vốn có hiệu quả, rất nhiều doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) cho rằng bây giờ chưa thích hợp hoặc không mấy quan tâm tới vấn đề này. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp hoạt động có lãi nhưng không hề biết doanh nghiệp mình sử dụng vốn có hiệu quả hay không? Song khi mà nền kinh tế thị trường ngày càng sôi động, nhưng cũng không kém phần khắc nghiệt thì các doanh nghiệp cần phải quan tâm tới vấn đề này nhiều hơn. Khi đó doanh nghiệp không chỉ quan tâm làm sao có thể sử dụng vốn có hiệu quả, mà còn phải tìm cách làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp mình. Mặt khác, để tiến hành hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp cần phải có các yếu tố lao động, vốn và công nghệ trong đó vốn đóng vai trò quan trọng nhất và là yếu tố quyết định các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là cơ sở phân chia các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế. Còn tài sản chính là các hình thái biểu hiện của vốn hay nói cách khác tài sản biểu hiện việc các doanh nghiệp quản lý và sử dụng vốn như thế nào trong hoạt động kinh doanh của mình. “Bất kỳ một sự gia tăng nào bên tài sản của doanh nghiệp cũng phải được tăng ít nhất một khoản mục bên nguồn vốn”. Do đó quản lý sử dụng vốn và tài sản là nội dung quan trọng không thể tách rời trong quản trị tài chính. Mục tiêu quan trọng nhất của quản lý của sử dụng vốn và tài sản là đảm bảo sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. Vì những lý do cơ bản trên có thể thấy việc sử dụng vốn có hiệu quả và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp là điều tất yếu phải làm của mỗi doanh nghiệp nhằm ổn định và phát triển doanh nghiệp đồng thời tiết kiệm được những chi phí không cần thiết trong hoạt động. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Để đạt được điều đó, các doanh nghiệp cần phải có một hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, đảm bảo phản ánh và đánh giá được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn của doanh nghiệp được đầu tư chủ yếu vào TSCĐ và TSLĐ. Với một lượng vốn nhất định doanh nghiệp muốn thu được kết quả cao thì cần phải có một cơ cấu hợp lý. Vì vậy, ta phải xem xét đến vốn đầu tư vào tài sản ra sao, hợp lý hay chưa hợp lý, ta có:. Tổng tài sản. Công thức trên cho biết một đồng vốn mà doanh nghiệp đang sử dụng có bao nhiêu đầu tư vào TSCĐ, có bao nhiêu đầu tư vào TSLĐ. Tuỳ theo từng loại hình sản xuất mà tỷ số này ở mức độ cao thấp khác nhau, nhưng bố trí cơ cấu vốn càng hợp lý bao nhiêu thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao bấy nhiêu. Nếu bố trí cơ cấu vốn làm mất cân đối giữa TSCĐ và TSLĐ dẫn đến thừa hoặc thiếu một loại tài sản nào đó sẽ có ảnh hưởng không tốt tới doanh nghiệp. * Vòng quay toàn bộ vốn:. Đây là chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng vốn trong thời kỳ, nó phản ánh một đồng vốn doanh nghiệp huy động vào sản xuất kinh doanh mang lại mấy đồng doanh thu. Doanh thu thuần. Kỳ thu tiền bình quân:. Trong quá trình hoạt động, việc phát sinh ra các khoản phải thu, phải trả là tất yếu. Khi các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ vốn của doanh nghiệp bị ứng đọng trong khâu thanh toán càng nhiều, có ảnh hưởng không tốt tới doanh nghiệp. Vì vậy, các nhà phân tích tài chính rất quan tâm tới thời gian thu hồi và chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân với mục đích thông tin về khả năng thu hổi vốn trong thanh toán. Chỉ tiêu này được xác định như sau:. * Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định:. Lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định đem lại mấy đồng lợi nhuận. Trong đó vốn cố định được tính như sau:. Vốn cố định bình quân. Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu thuần cần có bao nhiêu đồng vốn cố định. Doanh thu thuần. Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định tạo được mấy đồng doanh thu thuần. Công suất thiết kế. Sau khi tính được các chỉ tiêu trên, người ta thường so sánh giữa các năm, các kỳ với nhau để dxem sự biến động đó là tốt hay xấu. Người ta cũng có thể so sánh giữa các donah nghiệp trong cùng ngành, cùng lĩnh vực để xét khả năng cạnh tranh, tình trạng quản lý, kinh doanh có hiệu quả hay không, từ đó rút ra những ưu điểm, khuyết điểm và kịp thời đưa ra các biện pháp hợp lý. * Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng vốn lưu động:. Lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động tao ra mấy đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng tốt. Trong đó vốn lưu động được tính như sau:. VLĐ đầu tháng + VLĐ cuối tháng. Tổng VLĐ sử dụng bình quân 3 tháng. Tổng VLĐ sử dụng bình quân 4 quý. là vốn lưu động hiện có vào đầu các tháng) Doanh thu thuần.
Tất cả những yéu tố đó sẽ dẫn đến chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp lớn, từ đó có tác động không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, Mặt khác, những yếu tố như tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập quốc dân cũng có những tác động rất lớn: nếu như tốc dộ tăng trưởng kinh tế, thu nhập quốc dân tăng cao sẽ làm cho sức mua của người dân tăng lên, nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp, từ đó góp phần thúc đẩy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. + Trình độ quản lý của lãnh đạo: Vai trò của người lãnh đạo trong sản xuất kinh doanh là rất quan trọng, thể hiện ở sự kết hợp một cách tối ưu và hài hoà giữa các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh, nhằm giảm những chi phí không cần thiết, đồng thời nắm bắt những cơ hội kinh doanh, đem lại cho doanh nghiệp sự tăng trưởng và phát triển.
Từ những ngày đầu mới thành lập nhiệm vụ chính của Công ty được Bộ giao là tổ chức sản xuất khai thác thu mua hàng xuất khẩu giao cho các Tổng công ty thuộc Bộ Ngoại Thương buôn bán trao đổi hàng hoá xuất nhập khẩu với tỉnh Quảng Đông ( Trung Quốc ). Trong các giai đoạn tiếp theo Công ty ngày càng mở rộng sản xuất, Công ty không chỉ xuất nhập khẩu hàng hoá với một nước mà luôn tìm kiếm các thị trường khác, xuất khẩu ngày càng nhiều mặt hàng với số lượng ngày càng tăng.
Hiệu quả sử dụng vốn là do hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, mà hiệu quả sản xuất kinh doanh lại chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố cả về chủ quan lẫn khách quan ( điều kiện tự nhiên, môi trường kinh tế - xã hội – chính trị - văn hoá, phong tục tập quán, tính mùa vụ .. ) nên hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp không nằm ngoài ảnh hưởng của những nhân tố đó. Qua bảng 7 ta thấy mức doanh lơi vốn cố định của Công ty trong thời kì qua liên tục giảm, mặc dù Công ty đã cố gắng tiết kiệm chi phí sử dụng vốn cố định cho sản xuất kinh doanh nhưng hiệu quả chưa cao, và còn thiếu ổn định, cộng với các khoản chi phí khác, đặc biệt là chi phí cho các dự án mới, chi phí quản lý doanh nghiệp còn tăng mạnh, tăng cao nên lợi nhuận của công ty thu được còn thiếu tính ổn định trong một số năm gần đây.
Nhờ đó công ty có thể đưa ra các giải pháp đúng đắn để xử lý kịp thời các vấn đề về tài chính nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành thuận lợi theo các chu trình, kế hoạch đề ra như huy động vốn bổ sung, xử lý vốn thừa, đẩy mạnh tiến độ tiêu thụ sản phẩm, thu hồi các khoản phải thu, thanh toán các khoản nợ đến hạn phải trả. Bởi vậy, trong khâu tiêu thụ ngoài việc không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm đòi hỏi công ty phải có dịch vụ phục vụ khách hàng thuận tiện, nhanh gọn như có đội ngũ marketing chào mời giới thiệu sản phẩm tới các khách hàng, đồng thời trong điều kiện cho phép có thể hạ giá thành và dịch vụ để chiếm lĩnh thị trường và tạo uy tín với khách hàng.