MỤC LỤC
- Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu độc lập kí hợp đồng gia công xuất khẩu với hãng nước ngoài, sau đó giao nguyên vật liệu, linh kiện mà bên hãng nước ngoài cung cấp cho nhà máy đã liên hệ để tiến hành gia công lắp ráp,. - Công ty xuất nhập khẩu đại diện nhà máy, tiến hành đàm phán, đối thoại, kí kết hợp đồng gia công, sau đó nhà máy phụ trách gia công lắp ráp thu chi phí lao động.
Tính toán khi quy định định mức thù lao gia công, bên nhận gia công cần xem xét các nhân tố sau : giá cả lao động quốc tế, giá thành thực tế gia công sản phẩm đó của mình, mức độ chênh lệch về năng suất lao động so với các nước khác, các chi phí như vận chuyển, bảo hiểm dùng trong quá trình gia công do ai chịu nhằm vừa đảm bảo lợi ích kinh tế của mình vừa tăng cường sức cạnh tranh, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Trong hợp đồng gia công quốc tế, các bên có thể áp dụng nhiều phương thức thanh toán khác nhau như : thanh toán bằng thư tín dụng, chấp nhận trả tiền đổi lấy chứng từ, phương thức chuyển tiền… Song dù bất kì hình thức thanh toán nào thì trong điều khoản này cũng quy định chính xác ngày tiến hành thanh toán một phần hoặc toàn bộ hợp đồng.
Ngoài những vấn đề trên đây, hợp đồng gia công xuất khẩu còn có thể đề cập đến các vấn đề khác như : Việc ứng trước thiết bị, máy móc cho bên nhận gia công; việc đào tạo thợ chuyên môn làm hàng gia công; thưởng phạt; việc giải quýet tranh chấp…. Do thuê tàu phải lưu cước là một nghiệp vụ phức tạp đòi hỏi phải có kinh nghiêm, có thông tin về tình hình vật giá và giá cước, hiểu biết tinh thông về các điều kiện của hợp đồng thuê tàu, nên trong nhiều trường hợp đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu phải uỷ thác thuê tàu cho môi giới.
Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mà xí nghiệp đã từng bước ổn định lại tổ chức bộ máy quản lí cho phù hợp với nhiệm vụ đã đề ra. Các phòng ban, phân xưởng đều chịu sự quản lý trực tiếp của ban giám đốc và có tính độc lập tương đối với nhau.
Các cán bộ làm việc trong các phòng ban của xí nghiệp đều có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có khả năng đáp ứng được các yêu cầu của công việc. Điều này là hoàn toàn hợp lí trong tình hình có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp may trong nước và các doanh nghiệp may nnớc ngoài nhằm duy trì và mở rộng thị phần. Máy nóc trang thiết bị sản xuất như ; máy cắt tự động, máy may, máy hấp sấy, là, khử trùng, chống nhăn,…đều được nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Đức với hệ thống công nghệ hiện đại.
Ngoài ra, hệ thống văn phòng làm việc của bộ phận quản lý cũng được xây dựng khang trang đáp ứng tốt yêu cầu làm việc, Mặt khác, xí nghiệp cũng rất quan tâm đến đời sống của người lao dộng, xí nghiệp có hệ thống nhà ăn, trung tâm thể dục thể thao…phục vụ nâng cao đời sống tinh thần của cán bộ công.
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tổng doanh thu của xí nghiệp tăng nhanh từ 20 triệu USD năm 2004 tới 25,6 triệu USD năm 2005 ( tăng 28% ), và chủ yếu là doanh thu xuất khẩu tăng, bên cạnh đó doanh thu bán nội địa cũng đã tăng lên, điều này cho thấy xí nghiệp làm ăn có lãi và đã bắt đầu chú trọng vào thị trường trong nước. Đặc biệt sau khi hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết đã mở ra cho xí nghiệp cơ hội kinh doanh lớn, Mỹ trở thành thị trường lớn và có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai của xí nghiệp. Đây là thị trường không chỉ hấp dẫn ngành may mặc của Việt Nam mà hầu hết các doanh nghiệp của các nước khác trên thế giới đều có mong muốn trở thành bạn hàng vói Mỹ.
Kết quả kinh doanh của xí nghiệp chủ yếu là từ các hợp đồng gia công , các hợp đồng sản xuất để xuất khẩu và hoạt động nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất.
Hiện nay, xí nghiệp vẫn chủ trương thực hiện hai hình thức: gia công đơn thuần và gia công theo phương thức mua đứt bán đoạn. Mặc dù, gia công đơn thuần là hoạt động còn mang nhiều điểm hạn chế nhưng cho tới nay nó vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong họat động kinh doanh của xí nghiệp.
Nghiên cứu thị trường giúp cho xí nghiệp nắm vững những thông tin cần thiết về thị trường, đặc biệt để có thể hợp tác với các doanh nghiệp Mỹ, xí ngjiệp phải tìm hiều rất nhiều về quy định về thương mại của Mỹ.Xí nghiệp phải nắm được những quy định đó để điều chỉnh quan hệ hợp đồng giữa mình và các đối tác trong luật thương mại của Mỹ, và những điểm khác biệt so với luật thương mại Việt Nam. Trong những năm qua để đẩy mạnh hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Mỹ, xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì đã thông qua nhiều tổ chức tiến hành tìm hiểu những thông tin về thị trường Mỹ như : phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam ( VCCI ), Bộ thương mại, Bộ công nghiệp, các khách hàng quen thuộc…Từ đó, xí nghiệp đã có cái nhìn tổng quát về thị trường. Hiện nay, xí nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào đối tác nước ngoài về việc cung cấp nguyên vật liệu nên việc thực hiện hợp đồng nhều khi bị gián đoạn do việc giao nhận nguyên phụ liệu, thành phẩm gặp trục trặc không thống nhất giữâ hai bên khi ký kết hợp đồng ( chẳng hạn năm 2003 phải tạm ngừng gia công do lô hàng 10.000 sản phẩm xuất sang thị trường Mỹ do hai bên không thống nhất được thời hạn giao nguyên phụ liệu.
Trong những năm qua hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung cũng như công tác thực hiện hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Mỹ nói riêng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, không chỉ đem lại lợi nhuận mà còn mang lại uy tín, tạo được nền tảng ban đầu rất quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của xí nghiệp, Tuy nhiên trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, xí nghiệp cũng đã ý thức được những khó khăn, thử thách đang đặt ra với lĩnh vực mkinh doanh của mình. Hơn thế nữa, công tác nghiên cứu thị trường sẽ trở thành tiền đề cho việc nâng cao hiệu quả và mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh nói chung, đóng vai trò lớn trong việc thành công hay thất bại của một doanh nghiệp, đặc biệt đói với mặt hàng may mặc do đặc điểm của nhóm hàng này là nhạy cảm, yêu cầu cao về sự phù hợp với các tiêu chuẩn xã hội, truyền thống văn hoá, xu hướng thời trang…Đối với xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì thì càng trở nên quan trong,. Trong cỏc hợp dồng gia cụng cũng cần quy định rừ việc kiểm tra chất lượng do nhân viên kiểm nghiệm ( cán bộ phòng KCS ) của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì và nhân viên nghiệm thu của phía khách hàng tiến hành kiểm nghiệm trước khi thành phẩm tại cơ sở sản xuất được chuyển đi và lập giấy chứng nhận sản phẩm đã đạt yêu cầu có chữ ký của nhân viên nghiệm thu do phía khách hàng chỉ định.
Xí nghiệp cần mở rộng gia công nhiều mặt hàng được ưu đãi trong hiệp định dệt may cho nhiều khách hàng, tránh tập trung gia công vào một mặt hàng cho một khách hàng để tránh tình trạng bị ép giá, phụ thuộc quá nhiều vào đối tác.Bên cạnh đó, xí nghiệp phải luôn học hỏi kinh nghiệm quản lý sản xuất kinh doanh của các đối tác trong quá trình thực hiện gia công. Đối vơi xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì hiện nay hệ thống máy móc thiết bị cho sản xuất đã được đầu tư nhiều với một số máy móc hiện đại nhưng vẫn chưa đồng bộ, trong thời gian tới xí nghiệp cần tiến hành nhập máy móc thiết bị hiện đại của các nước phát triển để thay thế cho các thiết bị cũ ở các khâu chủ yếu quyết định nhiều đến chất lượng của sản phẩm.