MỤC LỤC
Tuy tốc độ tăng của hàng không thấp hơn do tập quán chuyên chở bằng đường biển nhưng cũng đã phản ánh sự tác động mạnh mẽ của kinh tế nói chung và của nền thương mại thế giới nói riêng đến ngành hàng không cũng như những đóng góp to lớn của ngành hàng không đối với nền thương mại. Quan hệ quốc tế mở rộng, đầu tư nước ngoài (cả FDI và ODA) tăng nhanh làm tăng khối lượng các đoàn nước ngoài đến dự hội nghị, Đại hội thể thao – văn hoá, khảo sát, triển lãm, hội thảo, đàm phán và cũng tăng số người nước ngoài đến một nước làm việc tại các doanh nghiệp liên doanh.
Tuy nhiên trong năm 1998 khác với dệt may xuất khẩu, giầy dép và các sản phẩm da phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho nên sản xuất của các doanh nghiệp này chịu sự tác động rất mạnh của khủng hoảng tài chính tiền tệ dẫn đến kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của nước ta ước tính chỉ xấp xỉ đạt mức của năm 1997. Trong cuộc họp báo tại Tokyo cuối tháng 2 năm 1998 nhân chuyến thăm Nhật Bản, ông Pierre Jeaniot Tổng giám đốc IATA nói rằng cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế hiện nay tại Châu Á buộc các hãng hàng không phải cắt giảm hơn 30 triệu lượt hành khách chuyên chở trong các dự báo đưa ra trước đây của họ về lượng hành khách đi lại bằng máy bay vào năm 2001.
Thu chi NSNN đã đảm bảo được giá trị thực, đáp ứng đủ nguồn để nhà nước tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất đảm bảo an ninh quốc phòng duy trì hoạt động bình thường của bộ máy quản lý hành chính Nhà nước từng bước tăng cường ngân sách giáo dục đào tạo khoa học công nghệ và môi trường theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII tăng chi đầu tư phát triển và XDCB, củng cố tiềm lực tài chính Nhà nước. Do đó mục tiêu chiến lược của ngành hàng không dân dụng Việt Nam trong thời gian tới là nhanh chóng hiện đại hoá ngành hàng không dân dụng Việt Nam theo hướng tăng cường đầu tư đồng bộ xây dựng cơ sở vật chất và con người, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các loại dịch vụ hàng không bảo đảm an toàn có hiệu quả, góp phần đắc lực phục vụ chính sách phát triển kinh tế, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế của Nhà Nước, xây dựng hàng không dân dụng Việt Nam trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực của Nhà Nước.
Đặc biệt sau khi Mỹ bỏ cấm vận đối với Việt Nam và Việt Nam gia nhập ASEAN, các công ty, các tập đoàn kinh tế lớn ồ ạt vào Việt Nam tìm cơ hội làm ăn quan hệ kinh tế, chính trị, ngoại giao giữa Việt Nam với các nước trong khu vực phát triển mạnh, Việt Nam trở thành tụ điểm hấp dẫn lưu lượng khách thương gia và du lịch. Chính vì những đặc điểm riêng có này vận tải hàng không có số lượng hành khách cũng như hàng hoá vận chuyển thấp hơn nhiều so với các phương thức vận chuyển khác nhưng lại có nguồn thu nhập lớn hơn rất nhiều và chiếm lĩnh một bộ phận hành khách cũng như hàng hoá mà các phương thức vận tải khác không thể xâm chiếm được.
Xuất phát từ đặc điểm của phương thức vận tải hàng không là có vận tốc cao, tốn ít thời gian, không thể chở những hàng hoá quá cồng kềnh, không thể chở hàng hoá khối lượng quá lớn mà chỉ có thể chuyên chở các loại hàng hoá tươi sống (bảo quản trong thời gian ngắn) như: thuỷ sản, hải sản, rau quả ..; các loại hàng hoá chế biến và chế biến cao (liên quan đến vấn đề thời vụ, mẫu mã, kiểu cách, đồ dễ hỏng ..) như thủ công mỹ nghệ, dệt may, giày dép, thực phẩm chế biến, điện tử và linh kiện máy tính, phần mềm ..; và chiến lược phát triển xuất khẩu với cơ cấu mặt hàng tập trung. Trên thị trường Việt nam xuất hiện những hãng hàng không lớn của thế giới và khu vực như: AirFrance (Pháp), Lufthansa (Đức), KLM (Hà Lan), Singapore Airlines (Singapore), China Airlines (Đài Loan), Korean Air (Hàn quốc), Thai Airways Intemnational (Thái Lan) .. thấy rằng sự hội nhập của hàng không Việt Nam sẽ tạo ra các mối quan hệ thuận lợi cho hoạt động buôn bán xuất nhập khẩu do tạo ra được các đường bay thuận tiện. Tham gia hội nhập, bên cạnh những thách thức lớn hàng không Việt Nam sẽ ngày càng hoàn thiện hơn đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của thương mại Việt Nam. PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI THÔNG QUA ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG. Nhiệm vụ chiến lược của hàng không Việt Nam. Chiến lược phát triển kinh doanh vận tải hàng không của Tổng công ty Hàng không Việt Nam cho đến năm 2010 là nhằm xây dựng một hãng hàng không Việt nam hiện đại, có tầm cỡ quốc tế ngang tầm với các hãng hàng không trong khu vực, được ưa chuộng, hoạt động kinh doanh không ngừng phát triển một cách lành mạnh và có hiệu quả thông qua khai thác triệt để các ưu thế của chính sách mở cửa, hội nhập của Đảng và Nhà nước;. thông qua tận dụng các cơ hội, tiềm năng thị trường trên cơ sở phát huy nội lực kết hợp với cơ hội hợp tác quốc tế; thông qua tạo dựng và phát triển một đội ngũ nhân lực có trình độ cao, gắn bó lợi ích với sự phát triển và hiệu quả của doanh nghiệp. Mục tiêu thị phần vận chuyển hành khách nội địa giữ ở mức 80%. Năm Quốc tế Nội địa Tổng. Nguồn: Chiến lược phát triển hàng không Việt Nam năm 2000. Với chiến lược này hàng không Việt Nam sẽ đáp ứng đủ và tốt nhu cầu buôn bán trong nước cũng như quốc tế. Đồng thời để thực hiện tốt chiến lược này hàng không Việt Nam cần có biện pháp khuyến khích các chủ hàng lựa chọn phương thức vận chuyển bằng đường hàng không. Thông qua đó thương mại trong nước cũng như buôn bán với quốc tế sẽ phát triển do chính tính hiện đại của hàng không. Nếu lượng hàng hoá được nêu trong chiến lược trên được thực hiện tốt và vượt mức sẽ cho thấy chỉ số phát triển thương mại trong những năm tới sẽ đạt mức khá cao. Định hướng phát triển vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không. Thị trường vận tải hàng hoá tăng trưởng nhanh, đặc biệt trong những năm giữa thập niên 90. Việc duy trì tốc độ phát triển xuất nhập khẩu hàng hoá trong những năm tới tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường vận chuyển hàng hoá tăng trưởng tốt. Trong những năm qua, vận tải hàng hoá chỉ chiếm dưới 10% tổng doanh thu vận tải hàng không, nguyên nhân chủ yếu là do hạn chế về đội máy bay khai thác. Việc chở hàng chủ yếu kết hợp máy bay chở khách để chở hàng, tải cung ứng chủ yếu theo mạng bay thường lệ, chưa có máy bay chuyên dụng vận tải hàng hoá. Tuy nhiên, lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không, đặc biệt là đường quốc tế tăng nhanh. Theo số liệu của Ban kế hoạch thị trường và Ban kế hoạch Tiếp thị hàng hoá trong tháng 3/2001, Vietrlines Airlines đã vận chuyển được 2781 tấn hàng hoá xuất nhập khẩu, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 34% thị phần vận chuyển hàng hoá trên lãnh thổ Việt Nam. Tạo điều kiện để đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh mẽ nền kinh tế quốc dân theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá vận tải hàng không để chiếm lĩnh được 45% thị trường hành khách quốc tế và 60% thị trường hàng hoá quốc tế, ngành vận tải hàng không Việt Nam nói chung cần phải đầu tư cho việc mua máy bay và các phương tiện phục vụ đồng bộ. Hãng hàng không Việt Nam lựa chọn chiến lược phát triển tổng hợp. sản xuất kinh doanh, giảm giá thành sản phẩm) tạo ưu thế cạnh tranh cục bộ và ngắn hạn với chiến lược đa dạng hoá - cá biệt hoá (phát triển đồng thời các sản phẩm vận tải đi nhiều nơi trên thế giới và các sản phẩm vận tải vốn là ưu thế của HKVN) nhằm phát triển sức cạnh tranh lâu dài và vững chắc.
Tải trên các chuyến bay liên doanh với KE và OZ từ thành phố Hồ Chí Minh vào các ngày thứ tư, năm, bảy với tổng tải là 06 tấn được sử dụng khá tốt, tuy nhiên tải từ các hợp đồng SPA với All Nippon Airways qua Hongkong và với UPS qua Taipei hiện vẫn chưa được Ban Kế hoạch – Tiếp thị Hàng hoá xây dựng thành sản phẩm tiêu chuẩn vì vậy việc đặt chỗ qua hai điểm này hoàn toàn không chắc chắn. Với một tốc độ phát triển 10% liên tục trong những năm tới đây chúng ta cũng phải mất 16 năm để đạt quy mô về số khách (12 triệu), mất 28 năm để đạt quy mô về sản lượng (54 tỷ HK – km), mất 26 năm để đạt quy mô của một hãng hàng không trung bình trong khu vực mà chúng ta vẫn xem thường hiện nay là Philippine Airlines (vào thời điểm giữa năm 1998 trước khi ngừng hoạt động).
Vì vậy các hãng vận tải hàng không Việt Nam cần có chính sách giá cả phù hợp và linh hoạt với từng thị trường và từng thời gian nhằm kích thích nhu cầu vận chuyển hàng không thu hút khách hàng cạnh tranh được với các đối thủ cùng khai thác trên các đường bay hiện có để tạo một chỗ đứng vững chắc trước khi mở rộng thị trường như đưa ra các mức giá hấp dẫn để thu hút khách đi máy bay vào những thời gian không cao điểm, không phải thời vụ; giá ưu đãi với khách đặt chỗ trước sớm; tăng sự chênh lệch giữa giá vé thứ hạng cao với giá vé thứ hạng thấp để thu hút được lớp hành khách nhiều tiền vừa hấp dẫn được khách hàng có thu nhập thấp hơn; áp dụng giá cước linh hoạt để có thể thay đổi nhanh chóng theo sự thay đổi của thị trường không chỉ ở ngoài nước mà cả ở trong nước..Muốn vậy về phía Nhà Nước nên điều chỉnh lại chế độ kiểm soát giá cước vận tải hàng không. * Bên cạnh đội máy bay chở khách hiện đại hàng không Việt Nam cũng phải tính đến việc xây dựng đội máy bay chở hàng chuyên dụng khai thác các thị trường vận tải hàng hoá có nhu cầu lớn như trục Bắc – Nam với các mặt hàng hoa quả, hải sản, đồ điện tử và hàng may sẵn..Việc vận tải hàng hoá bằng cách tận dụng chỗ trống của máy bay chở khách là tương đối hợp lý về kinh tế trong điều kiện hiện nay nhưng bộc lộ nhiều nhược điểm như gây ô nhiễm khoang hành khách, hạn chế mở rộng chủng loại hàng chuyên chở..Đây là một yếu tố mang tính quyết định đối với mục tiêu mở rộng buôn bán thông qua ngành hàng không.