MỤC LỤC
Tương tự như vậy, Bộ tài chính Việt Nam cũng có vai trò trách nhiệm rất lớn đối với việc tổ chức và hoạt động của kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp nhà nước, có thể coi kiểm toán nội bộ là “chân rết” của Bộ tài chính để quản lý hệ thống ngay tại các đơn vị cơ sở. Trong điều kiện nước ta hiện nay, số cán bộ làm việc với tư cách là các kế toán viên có bằng đại học chính quy còn thấp và chưa được chuẩn hoá, hơn nữa do nước ta có sự chuyển đổi cơ chế kinh tế khiến cho các mối quan hệ kinh tế, chế độ kế toán thay đổi nhiều lần cụ thể là vào tháng 12/1995 nhà nước ta ban hành hệ thống kế toán – tài chính doanh nghiệp mới, đảm bảo yêu cầu quản lý vĩ mô của nhà nước, hoà nhập với thông lệ kế toán phổ biến trên thế giới trong đó có tính đến điều kiện cụ thể của Việt Nam, trong khi đó hoạt động kiểm tra kiểm soát chưa chuyển hướng kịp thời dẫn đến tình trạng hoạt động kế toán trong các doanh nghiệp nhà nước còn nhiều lộn xộn. Các thông tin đó không chỉ bao gồm các thông tin trên bảng khai tài chính mà còn là các thông tin trong mọi hoạt động của doanh nghiệp từ việc tiếp nhận vốn đến những thông tin trong hoạt động kinh doanh và hoạt động quản lý.
Trong khuôn khổ nhỏ bé của bài đề án môn học này em chỉ xin đưa ra và phân tích thực trạng một số nhân tố mà theo suy nghĩ của em những vấn đề còn tồn tại trong các nhân tố này là nguyên nhân cản trở việc tổ chức triển khai kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp nhà nước.
Tại điều 3 trong văn bản này quy định các doanh nghiệp nhà nước phải thường xuyên tổ chức kiểm toán nội bộ nhằm đánh giá về chất lượng và độ tin cậy của các thông tin kinh tế tài chính, về bảo vệ tài sản của doanh nghiệp, về việc chấp hành luật pháp, chính sách chế độ của nhà nước cũng như các nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị và ban giám đốc doanh nghiệp. Theo thông tư số 52/1998 TT – BTC, tại mục ra trong quy định chung có nêu “Tất cả các doanh nghiệp nhà nước bao gồm các tổng công ty, các liên hiệp xí nghiệp và các doanh nghiệp hạch toán độc lập đều phải tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ đủ năng lực để thực hiện công tác kiểm toán nội bộ theo quy định tại quyết định 832 TC/QĐ/CĐKT ngày 28/10/1997 của Bộ trưởng tài chính”. Đối với các tổng công ty, bộ phận kiểm toán nội bộ chỉ có từ 3 – 5 người sẽ khó có khả năng giải quyết được hết các công việc, ví dụ như một cán bộ kiểm toán của tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam cho biết, phòng kiểm toán nội bộ của tổng công ty này phải có từ 9 – 12 người mời có thể hoàn thành hết các nhiệm vụ được giao còn đối với các doanh nghiệp là thành viên của tổng công ty thì con số từ 2 – 3 người lại là quá lớn.
Trường hợp kiểm toán viên nội bộ chưa có bằng đại học chuyên ngành kinh tế, tài chính – kế toán hoặc quản trị kinh doanh thì tối thiểu phải có trình độ trung cấp các chuyên ngành kinh doanh thì tối thiểu phải có trình độ trung cấp các chuyên ngành trên, đã công tác trong lĩnh vực quản lý tài chính – kế toán ít nhất 5 năm, đã làm việc tại doanh nghiệp 3 năm trở lên và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ không thấp hơn trình độ chuyên môn nghiệp vụ của kế toán trưởng tại doanh nghiệp đó.
Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường mặc dù doanh nghiệp phải thay đổi cung cách làm việc, phải tự tìm ra các phán án thích hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhưng tâm lý lo ngại bị kiểm tra, kiểm soát cho dù đó là những hoạt động kiểm soát nội bộ nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu năng trong quản lý vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức của những nhà quản lý doanh nghiệp. Nguyên nhân thứ hai là do thuật ngữ kiểm toán nói chung và kiểm toán nội bộ nói riêng vẫn còn là những thuật ngữ mới mẻ ở Việt Nam và nhiều nhà quản lý doanh nghiệp còn chưa nhận thức đầy đủ về công việc này, do vậy họ chưa tiến hành tổ chức kiểm toán nội bộ là lẽ đương nhiên. Nguyên nhân thứ ba có thể kể đến là do sự tồn tại của thông tư 52 với những quy định quá “chặt chẽ” về hệ thống kiểm toán nội bộ trong khi điều kiện thực tế tại các doanh nghiệp chưa đáp ứng được hết các quy định đó.
Điển hình của những nhận thức lầm lẫn là bài viết của tác giả Hải Yến trong tạp chí doanh nghiệp và vấn đề số 12/1998, tác giả cho rằng: “Kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp nhà nước là con dao hai lưỡi, lưỡi phải của nó là để tăng cường công tác quản lý tài chính – kế toán trong doanh nghiệp đã và đang không sử dụng được.
Mặc dù đây là quan điểm bước đầu, quan điểm chủ quan của cá nhân một số nhà quản lý doanh nghiệp nhà nước để thay đổi được những quan điểm này thì phải cần đến ngoại lực và một khoảng thời gian dài. Hy vọng, trong tương lai chúng ta sẽ giải quyết được vấn đề khó khăn này.
Với sự phân tích ở hai phần trên, ta nhận thấy công tác quản lý tài chính hiện nay đòi hỏi mỗi doanh nghiệp nhà nước trong quá trình tổ chức khá đạt đến một quy mô hoạt động nhất định phải thiết lập và duy trì một bộ phận để kiểm tra xác nhận và tư vấn cho quá trình quản lý và điều hành các hoạt động kinh tế – tài chính trong doanh nghiệp và bộ phận thực hiện chức năng này là bộ phận kiểm toán nội bộ.
Các tổ chức chuyên môn như hiệp hội kế toán, kiểm toán với tư cách là một tổ chức tư vấn cho các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán cần tham gia một cách tích cực vào việc soạn thảo và ban hành các chuẩn mực kế toán, kiểm toán. Do các cơ quan quản lý nhà nước chưa có đủ khả năng soạn thảo và cho ra đời một bộ luật kế toán kiểm toán nên việc tham gia đóng góp ý kiến về vấn đề này của các tổ chức chuyên môn trên là rất cần thiết. Trong tương lai, các thành viên của các tổ chức này sẽ là những cố vấn giúp cho từng doanh nghiệp nhà nước xây dựng mô hình kiểm toán nội bộ, phù hợp với yêu cầu của ban giám đốc và đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của bộ phận kiểm toán nội bộ.
Tạo lập nhận thức đúng đắn về vai trò của kiểm toán nội bộ cho.
Theo em, trong tương lai các trường này nên chia tách khoa kế toán – kiểm toán thành 2 khoa riêng biệt là khoa Kế toán và khoa Kiểm toán để từ đó ở khoa kiểm toán có điều kiện giảng dạy các môn học kiểm toán đa dạng hơn. Ngoài ra hiệp hội kế toán kiểm toán viên có sự phối hợp với các hiệp hội kiểm toán quốc tế để tổ chức các khoá học ngắn hạn nhằm nâng cao trình độ cho các kiểm toán viên nội bộ đang làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước và giúp cho các kiểm toán viên nội bộ này gặp nhau trao đổi kinh nghiệm trong thực tiễn các cuộc kiểm toán. Để được cấp chứng chỉ thì các kiểm toán viên nội bộ phải trải qua một kỳ thi về chuyên môn nghiệp vụ mặc dù việc cấp chứng chỉ cho một kiểm toán viên nội bộ thông qua kết quả thi của anh ta nhưng theo em trước khi anh ta dự thi, anh ta nên được đánh giá về khả năng nghề nghiệp đạo đức.
Nếu như kiểm toán viên nội bộ này đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về khả năng chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và kinh nghiệm làm việc thì chắc chắn anh ta xứng đáng để được cấp chứng chỉ kiểm toán viên nội bộ.
Cùng với việc đào tạo thì việc cấp chứng chỉ cho kiểm toán viên nội bộ sẽ nâng cao vị thế của kiểm toán nội bộ và khẳng định kiểm toán nội bộ là một nghề. Nghề nghiệp dựa trên các chuẩn mực và tìm hiểu về kinh nghiệm làm việc của anh ta. Ngoài ra đối với các kiểm toán viên đã có chứng chỉ kiểm toán viên độc lập khi chuyển sang làm kiểm toán viên nội bộ thì cũng cần phải dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên nội bộ.