Kinh nghiệm xây dựng bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THPT hiện nay

MỤC LỤC

Bồi dưỡng về chuyên môn,nghiệp vụ

- Tiếp tục tổ chức cho giáo viên các bộ môn ôn tập,củng cố nội dung bồi dưỡng các chuyên đề học phần II theo tài liệu hướng dẫn của trường ĐH Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với trường ĐH Sư phạm tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng của giáo viên - dự kiến vào qúi IV năm 2008.

Loại hình bồi dưỡng giáo dục khác

- Các trường Chuyên nghiệp cần chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho CBQL, giáo viên của trường trong hè phù hợp với đặc điểm ngành nghề đào tạo và yêu cầu cụ thể của trường trên cơ sở “Quy định về bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên trường trung cấp chuyên nghiệp” ban hành theo Quyết định số 0/2008/QĐ-BGDĐT ngày 09/01/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chú trọng bồi dưỡng những nội dung thiết thực nhằm giúp giáo viên giải quyết những vấn đề còn vướng mắc, tồn tại về kiến thức, phương pháp (dạy lý thuyết và thực hành) trong việc thực hiện chương trình, môn học ở đơn vị theo tinh thần “Quy chế đào tạo trung cấp chuyên nghiệp” ban hành theo Quyết định số 40/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/08/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hình thức bồi dưỡng giáo viên theo mô hình liên trường hoặc theo cụm trường

Một tổ tự nguyện giúp đỡ nhau về công nghệ thông tin được thành lập với hạt nhân là giáo viên bộ môn Tin học sẽ có ý nghĩa rất thiết thực, đặc biệt đối với nhiều giáo viên đang còn hạn chế về sử dụng máy tính trong dạy học. Hàng tháng, hàng quý, các tổ “liên trường” hoặc “cụm trường” cùng tiến hành dự giờ, trao đổi về một chủ đề chuyên môn,… Trong năm, thường xuyên trao đổi tài liệu, thông tin chuyên môn,… Những việc làm ấy rất có ích đối với mỗi giáo viên.

Hình thức giáo viên tự bồi dưỡng năng lực, kiến thức của bản thân

Ngoài việc bồi dưỡng theo tổ chuyên môn, hình thức bồi dưỡng theo mô hình “liên tổ” trong mỗi trường có tác dụng thiết thực theo từng nội dung tự bồi dưỡng. Các giáo viên giỏi có điều kiện để trau dồi chuyên môn và giúp đỡ đồng nghiệp; các giáo viên khác có điều kiện học hỏi thêm, hoặc được giải đáp bằng ý kiến thống nhất của tập thể về những điều còn băn khoăn,….

Phương thức bồi dưỡng gián tiếp

Có thể hiểu giáo dục được thực hiện ở các bậc học phổ thông nhằm trang bị cho con người những kiến thức cơ bản về tự nhiên và xã hội để nhận thức thế giới. Đến lượt mình, đào tạo đòi hỏi giáo dục phải có những cải cách thích ứng, phục vụ cho việc trang bị tiếp tục những kiến thức nghề nghiệp.Bồi dưỡng là khâu sau giáo dục và đào tạo,có nhiều hình thức,phương pháp,nội dung,hình thức…bồi dưỡng khác nhau nhưng chúng đều có mục đích duy nhât là giúp củng cố,mở rộng kiến thức cho con người,giúp nâng cao tầm hiểu biết.

Thời gian và đối tượng tham gia bồi dưỡng

Sở Giáo Dục v à Đào Tạo đã tiến hành phối hợp với trường ĐHSP Huế (Trung tâm nghiên cứu Giáo Dục và Bồi Dưỡng Giáo Viên) tổ chức tập huấn cho đội ngũ cốt cán các trường về nâng cao năng lực cho Giáo viên giảng dạy Chương trình thay SGK Lớp 10 (tháng 1/2007) và Lớp 11 (tháng 12/2007) Sở Giáo Dục Đào Tạo yêu cầu các trường báo cáo về quá trình tổ chức triển khai tại Đơn vị về Sở Giáo Dục Và Đào Tạo và tiếp tục tổ chức cho các tổ chức chuyên môn bồi dưỡng thường xuyên theo tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng các chuyên đề về đổi mới giáo dục THPT (đổi mới phương pháp Dạy Học và Kiểm tra đánh giá ở THPT) trong năm học 2007 – 2008 theo tài liệu của Bộ Giáo Dục Đào Tạo đã gửi về cho các trường từ tháng 9/2007. - Ngoài loại hình bồi dưỡng chung theo chỉ đạo của Bộ và kế hoạch hướng dẫn của Sở, còn có một số các đơn vị tổ chức bồi dưỡng về Tin học, Ngoại ngữ, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ khác theo các chuyên đề phù hợp với yêu cầu của đơn vị nhằm thường xuyên nâng cao kiến thức, phương pháp dạy học cho CBQLGD và Giáo viên theo chủ trương chung của ngành.

Chương trình và nội dung bồi dưỡng

- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; thực hiện giảm tải, có cơ cấu chương trình hợp lí vừa đảm bảo được chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, vừa tạo điều kiện để phát triển năng lự của mỗi học sinh, nâng cao năng lực tư duy, kĩ năng thực hanh, tăng tính thực tiễn, coi trọng kiến thức xã hội và nhân văn; bổ sung những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh và tiếp cận trình độ giáo dục của các nước phát triển trong khu vực; quan tâm đầy đủ đến giáo dục phẩm chất đạo đức, ý thức công dân, giáo dục sức khỏe thẩm mĩ cho học sinh. - Tiếp tục thực hiện nguyên tắc phân hóa trong giáo dục THPT, đáp ứng nhu cầu rất đa dạng của người học cũng như tạo điều kiện cho chương trình giáo dục của nhà trường được thực hiện một cách linh hoạt, gắn bó với thực tiễn địa phương phục vụ yêu cầu chuẩn bị đội ngũ lao động tham gia phát triển kinh tế- xã hội địa phương, kế hoạch dạy học mới dành thời lượng cho môn học tự chọn: 4 tiết/ tuần cho 3 lớp 10, 11, 12 của ban KHTN cũng như ban KHXH; 12 tiết/ tuần cho 3 lớp của ban Cơ bản.

Phương pháp bồi dưỡng

Hướng tới yêu cầu kiểm tra đánh giá công bằng, khách quan kết quả học tập của học sinh, bộ công cụ đánh giá sẽ được bổ sung các hình thức đánh giá khác như đưa thêm các dạng câu hỏi, bài tập trắc nghiệm; chú ý tới đánh giá cả quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh, quan tâm đến mức độ hoạt động tích cực, chủ động của học sinh trong từng tiết học, kể cả ở tiết tiếp thu kiến thức mới lẫn thực hành, thí nghiệm. Để áp dụng có chọn lọc phương pháp sư phạm hiện đại trong điều kiện và tính đặc thù của ngành thì chúng ta có thể sử dụng theo mô hình đào tạo sau: Lớp học có thể mở với số lượng trong khoảng từ 45 đến 50 người, có cùng một nhu cầu tập huấn về một hoặc một vài chủ đề liên quan, để mở lớp như thế tất nhiên chi phí cho hoạt động này phải tăng gấp đôi (trước đây khoảng 100 người).

Xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên

Bồi dưỡng những vấn đề chung về chương trình, sách giáo khoa mới, đổi mới phương pháp dạy học, người được chọn đầu tiên là Hiệu trưởng, xong đến phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, được chọn bổ xung từ các tổ chuyên môn, các giáo viên giỏi, hoặc những giáo viên có năng lực, uy tín, chuyên môn nổi trội trong trường. Với thời đại công nghệ công tin phát triển như hiện nay,giáo viên không những phải có kiến thức chuyên môn vững vàng mà cũng cần phải thông thạo kiến thức về tin học,thế mới có thể truyền tải một cách sinh động kiến thức cho học sinh.Phần lớn giáo viên hiện nay chưa được tiếp xúc nhiều với giáo án điện tử,nên để thiết kế được một giáo án điện tử còn rất là xa vời.Nên phải có đội ngũ hướng dẫn viên bồi dưỡng tin học nâng cao trình độ hiểu biết tin học cho giáo viên.

Đánh giá kết quả bồi dưỡng Những ưu điểm

    Trong khi đó nhu cầu của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục lại tập trung nhiều hơn vào việc đòi hỏi được bồi dưỡng về thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới quản lý, hình thức phân ban, phân hóa trong dạy học; dạy học theo các chủ đề tự chọn còn mới mẻ,nội dung chương trình bồi dưỡng chưa được đề cập thỏa đáng. - Một số vấn đề về phương pháp dạy học bộ môn theo hướng tích cự được biên soạn còn chung chung,chưa sâu và cụ thể,tỉ lệ thời lượng cho phần này còn ít so với các phần khác của nội dung bồi dưỡng,cấn được tăng cường hơn vì đổi mới phương pháp đang là yêu cầu quan trọng đồng thời cuang đang là điểm yếu của giáo viên hiện nay.Đổi mới phương pháp dạy học các bộ môn còn dừng lại ở những nguyên tắc và nội dung chung chung,ít đi sâu vào các trường hợp cụ thể của từng bộ môn, do vậy học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc vận dụng vào môn học.

    PHẦN KẾT LUẬN

    Kiến nghị

    Gia đình học sinh cần có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức đối với học sinh và trách nhiệm của gia đình trong vấn đề này.Gia đình học sinh cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường,cùng với nhà trường có các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và quản lý mọi mặt hoạt đọng của con em mình. - Yêu cầu kiểm tra đánh giá công bằng, khách quan kết quả học tập của học sinh, bộ công cụ đánh giá sẽ được bổ sung các hình thức đánh giá khác như đưa thêm các dạng câu hỏi, bài tập trắc nghiệm; chú ý tới đánh giá cả quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh, quan tâm đến mức độ hoạt động tích cực, chủ động của học sinh trong từng tiết học, kể cả ở tiết tiếp thu kiến thức mới lẫn thực hành, thí nghiệm.