MỤC LỤC
- Chi phí nhân viên phân xưởng: gồm các khoản chi phí tiền lương, các khoản phụ cấp và các khoản trích theo lương… phải trả hoặc phải tính cho nhân viên phân xưởng. Kế toán căn cứ vào bảng chấm công, bảng thanh toán, hóa đơn mua vào, phiếu nhập xuất vật liệu, dụng cụ phục vụ sản xuất, trích bảng khấu hao TSCĐ để xác định chi phí sản xuất chung.
Về chi phí nhân công trực tiếp, tài khoản sử dụng và cách tập hợp chi phí trong kỳ giống như phương pháp kê khai thường xuyên. Cuối kỳ, để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK 631 theo từng đối tượng.
Toàn bộ chi phí sản xuất chung được tập hợp vào TK627, tài khoản sử dụng và cách tập hợp chi phí trong kỳ tương tự như doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Cuối kỳ, để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí sản xuất chung vào TK631 theo từng đối tượng.
Đối với sản phẩm hỏng ngoài định mức thỡ theo dừi chi tiết chi phớ sửa chữa để tổng hợp toàn bộ chi phí sửa chữa phát sinh, sau đó kết chuyển vào các đối tượng có liên quan. Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, có thể xảy ra những khoảng thời gian phải ngừng sản xuất do các nguyên nhân khách quan hay chủ quan gây ra như: thiết bị sản xuất bị hư hỏng, thiếu nguyên liệu, thiếu năng lượng, thiên tai, hỏa hoạn,….
Các chi phí chế biến khác bỏ dần vào sản xuất theo mức độ chế biến thì phân bổ theo mức độ hoàn thành tương đương.
Áp dụng khi trong cùng một quy trình sản xuất nhưng tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau và giữa chúng có hệ số quy đổi (quy đổi thành sản phẩm chuẩn, sản phẩm có hệ số là 1 được xem là sản phẩm chuẩn). Đây là phương pháp tính giá thành dựa vào các định mức tiêu hao về vật tư, lao động, các dự toán về chi phí phục vụ sản xuất và quản lý, khoản chênh lệch do những chênh lệch trong quá trình thực hiện so với định mức. Chủ yếu áp dụng cho những doanh nghiệp sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục, quy trình công nghệ chia ra làm nhiều giai đoạn( bước) nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, mỗi bước chế biến ra một loại bán thành phẩm và bán thành phẩm của bước này là đối tượng chế biến của bước sau.
• Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước nhưng không tính giá thành bán thành phẩm (BTP) mà chỉ tính giá thành của thành phẩm (TP) hoàn chỉnh (còn gọi là phương pháp kết chuyển song song). ** Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm (BTP) ở từng giai đoạn sản xuất trước khi giá thành của thành phẩm (TP) hoàn chỉnh (còn gọi là phương pháp kết chuyển tuần tự). Đặc điểm tổ chức kế toán: đối tượng hạch toán chi phí là từng giai đoạn sản xuất, còn đối tượng tính giá thành là các BTP ở từng giai đoạn và sản phẩm hoàn chỉnh ở giai đoạn cuối cùng.
Trước nhu cầu mạnh mẽ, đồng thời nhằm chủ động trong sản xuất, hạn chế nhập khẩu nguyên phụ liệu trong nghành sản xuất thuốc lá điếu taị Việt Nam, tháng 5 năm 1992, lãnh đạo Tổng công ty Thuốc Lá Việt Nam quyết định thành lập một xí nghiệp chuyên in các loại bao,nhãn thuốc lá và sản xuất một số phụ liệu cho thuốc lá điếu.Xưởng in bao bì và Phụ liệu Thuốc Lá được thành lập theo Quyết định số 03/TLVN-TC-QĐ ngày 01/12/1992 và đã nhanh chóng đi vào hoạt động. Lĩnh vực hoạt đông kinh doanh chủ yếu của công ty là: In trên bao bì; Sản xuất, mua bán vật tư phục vụ công nghiệp; Môi giới thương mại; Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu; Mua bán hóa chất(trừ các hóa chất độc hại mạnh), giấy, màng BO-PP, hàng kim khí điện máy, máy móc thiết bị cơ khí, nguyên liệu sản xuất đầu lọc thuốc lá; Cho thuê nhà, xưởng, kho bãi, văn phòng. Căn cứ vào chủ trương phát triển trong từng thời kỳ,căn cứ vào nhu cầu thị trường và thông tin cần thiết,công ty chủ trương nghiên cứu,xây dựng phương thức kinh doanh trên cơ sở định hướng các thẩm quyền duyệt tiến hành xây dựng kế hoạch hàng năm trên lĩnh vực sản xuất kinh doanh.Áp dụng thành tựu khoa học công nghệ và công tác bảo vệ môi sinh môi trường.
Phòng kế hoach vật tư – xuất nhập khẩu có chức năng tham mưu,giúp việc cho Giám đốc về các lĩnh vực kinh tế kế hoạch hóa; thống kê và xuất nhập khẩu vật tư, hàng hóa; xuất nhập khẩu hàng hóa ,cung ứng vật tư, nguyên liệu theo các quy định của Công ty và của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam. Phòng Kỹ thuật có chức năng tham mưu cho Giám đốc thực hiện quản lý về khoa học kỹ thuật, công nghệ máy móc thiết bị, an toàn lao động, môi trường, các tiêu chuẩn đo lường và chất lượng sản phẩm phù hợp với luật pháp và các văn bản pháp quy của Nhà nước và các quy định của Công ty và Tổng công ty.Giúp việc cho Giám đốc trong việc triển khai những mẫu mã sản phẩm mới. Nghiên cứu xây dựng hoạch định kế hoạch đầu tư phát triển ngắn hạn và trung hạn của công ty trong các lĩnh vực: đầu tư chiều sâu, đầu tư mở rộng sản xuất,đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư tài chính phù hợp với định hướng phát triển của Công ty và Tổng công ty để trình Hội đồng Quản trị xem xét và phê duyệt.
- Kế toán trưởng: nhiệm vụ của kế toán trưởng là tổ chức bộ máy kế toán nhằm thực hiện hai chức năng cơ bản của kế toán là thông tin và kiểm tra hoạt động kinh doanh, phổ biến chủ trương và chỉ đạọ thực hiện về lĩnh vực nghiệp vụ chuyên môn tài chính cho các kế toán bộ phận, bố trí công việc cho các nhân viên trong phòng, ký duyệt các hóa đơn chứng từ, chịu trách nhiệm trước giám đốc và các cơ quan nhà nước về thông tin kế toán cung cấp. -Phú phũng kế toỏn: phụ trỏch theo dừi cụng nợ, tập hợp chi phớ và tớnh giỏ thành sản phẩm, kiểm soát hóa đơn chứng từ đầu ra, cùng với trưởng phòng tham gia các công tác tổ chức điều hành các phần hành kế toán, tạo sự kết hợp chặt chẽ giữa các phần hành kế toán có liên quan, góp pần thục hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ.
Hàng ngày, căn cứ vào nhu cầu sản xuất thực tế và định mức sử dụng nguyên vật liệu, bộ phận sản xuất sẽ lập " Phiếu yêu cầu xuất vật tư", do trưởng bộ phân sản xuất ký, trờn đú ghi rừ danh mục vật liệu cần lĩnh cụ thể về số lượng cụ thể, quy cách phẩm chất cho từng phân xưởng và được gửi lên bộ phân Kho. Vật tư được bộ phân kho kiểm kê thường xuyên, và hàng quý công ty kiểm kê chọn mẫu vật tư 1 lần và cuối mỗi năm công ty kiểm kê toàn bộ vật tư 1 lần. Theo phương pháp này thì giá trị từng loại nguyên vật liệu được tính theo giá trị trung bình của từng loại nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ và giá trị nguyên vật liệu đó được mua trong kỳ.
• BHTN: 2 % tính theo lương cơ bản của công nhân trực tiếp sản xuất, trong đó 1 % tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 1 % trừ vào lương của người lao động. • KPCĐ: 2 % tính theo lương cơ bản của công nhân trực tiếp sản xuất, trong đó 1% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 1% trừ vào lương của người lao động. Căn cứ vào bảng chấm công bộ phận tính lương sẽ tính ra số lương phải trả cho người lao động, cũng như các khoản trích và khấu trừ có liên quan.
Kế toán phải tiến hành phân bổ theo những tiêu thức phù hợp và công ty đã áp dụng phương pháp phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho từng mã sản phẩm dựa vào đơn giá tiền lương. Đơn giá tiền lương của công ty được sử dụng là do đầu mỗi năm tổng công ty ký quyết định đơn giá tiền lương cho sản phẩm chính sản xuất là 22,240/1000sp.
Vì tính chất sản phẩm công ty là nhỏ, sản xuất theo dây truyền và số lượng lớn trong mỗi lần sản xuất. Vì vậy công ty không có sản phẩm dở dang.Do vậy, kế toán không tiến hành làm phần này. Công ty đưa ra hệ số quy định cho từng loại sản phẩm, dựa trên hệ số để quy về một loại sản phẩm gốc để tính giá thành.