MỤC LỤC
Công ty cổ phần Trà Bắc (tỉnh Trà Vinh) lần đầu tiên được thành lập vào ngày 15/10/1988 theo quyết định số 214/QĐ.UBT của chủ tịch UBND tỉnh Cửu Long với tên gọi là Xí nghiệp Dầu Thực Vât Cửu Long (hạch toán độc lập, trực thuộc Công ty Cây Có dầu Cửu Long). Ngày 31/10/1995 liên doanh một phần với Công ty Phân Đạm và Hóa Chất Hà Bắc (thuộc Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam) thành lập công ty liên doanh Trà Bắc theo quyết định số 1173.QĐ/TCCBĐT ngày 30/10/1995 do Bộ trưởng công nghiệp nặng ký ngày 11/01/2001 chủ tịch Hội đồng quản trị công ty quyết định đổi tên thành Công ty TNHH Than hoạt tính Trà Bắc, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
- Kinh doanh trong nước và xuất khẩu các sản phẩm: than hoạt tính, xơ dừa, thảm xơ dừa, cơm dừa sấy khô và một vài sản phẩm khác. - Nhập khẩu các thiết bị máy móc, vật tư, nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất, chế biến.
Hỗ trợ việc thực hiện kế hoạch cựng với Ban giỏm đốc, theo dừi việc hoàn thành sản phẩm và các chiến lược kinh doanh, điều hành trực tiếp hoạt động xuất nhập khẩu, thu mua nguyờn liệu, tỡm thị trường tiờu thụ cho sản phẩm, theo dừi sự biến động về giá cả, tỷ giá cũng như các hợp đồng ký kết. Điều hành việc đầu tư các trang thiết bị, máy móc và cơ sở hạ tầng của công ty như bảo quản và sửa chữa tài sản nội bộ, các máy móc phân xưởng, cải tiến máy móc cũ, lạc hậu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tiếp thu và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến vào hoạt động sản xuất.
Phần lớn doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty năm 2009 tăng là từ việc công ty được hưởng lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái, tiền gửi ngân hàng và lãi trong thanh toán chậm.Tuy nhiên, trong năm này công ty chỉ tập trung vào hoạt động sản xuất nên thu nhập từ các hoạt động khác của công ty không cao, chỉ có 374,890 triệu, giảm 289,107 triệu so với năm 2008. Có được kết quả này là do từ đầu năm đến nay, công ty luôn cố gắng phấn đấu sản xuất theo đúng kế hoạch, giữ vững và phát triển thêm thị trường tiêu thụ trong nước và các nước xuất khẩu như Nhật Bản, Trung Quốc, Châu Âu,… Bên cạnh đó, sang năm 2011 giá than hoạt tính và cơm dừa sấy khô đang có chiều hướng tăng cao do hiện nay nhu cầu về các sản phẩm này là rất lớn, từ đó góp phần làm tăng giá bán hàng hoá của công ty.
Có được những kết quả khả quan như trên là do công ty thường xuyên trao đổi, phân tích, đánh giá kênh thông tin về giá cả nguyên liệu, thị trường tiêu thụ các sản phẩm từ dừa trong và ngoài nước, kịp thời đưa ra những chính sách đúng đắn, phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ, góp phần hạn chế rủi ro, gia tăng hiệu quả trong kinh doanh. Thành phẩm từ trái dừa cung cấp cho công ty Trà Bắc là ở dạng tinh chế cho nên nguyên liệu đầu vào cần phải được qua sơ chế, vì thế mà sản phẩm thô của quả dừa được các vệ tinh là cơ sở gia công chế biến tại hộ gia đình qua các công đoạn sản xuất than gáo dừa, tách nước dừa, xơ dừa, cơm dừa,… Như vậy, chỉ tính riêng lượng nguyên liệu thô, công ty đã phải xây dựng 30 điểm sơ chế để có thể cung cấp thường xuyên cho công ty.
Nhìn chung, trong thời gian qua hoạt động sản xuất của công ty chưa thật sự ổn định, còn bị tác động mạnh mẽ bởi sự biến động của nguồn nguyên liệu cụ thể là hoạt động sản xuất gia tăng vào thời điểm nguồn dừa vào vụ thu hoạch và phải hoạt động cầm chừng khi nguyên liệu vào nghịch mùa. Trái lại, mặt hàng xơ dừa và cơm dừa sấy lại có sản lượng và đầu ra khá tốt, đều tăng so với năm trước tuy nhiên giá trị của hai sản phẩm trên vẫn không thể bù đắp nổi cho sự sụt giảm giá trị than hoạt tính do đây không phải là sản phẩm thế mạnh của công ty trong giai đoạn này.
Lượng cầu khá lớn như thế nhưng các nước các nước xuất khẩu than hoạt tính hàng đầu như Indonesia, Philippines, Sri Lanka, Ấn Độ đều giảm lượng cung ra thị trường thế giới khoảng 5,98% khiến cho giá bình quân của mặt hàng này tăng gần 18,7% so với thời điểm năm trước. Như vậy, nhu cầu nhập khẩu tăng và giá cả diễn biến theo chiều hướng có lợi là những nguyên nhân chính đưa kim ngạch xuất khẩu than hoạt tính trong những tháng đầu năm nay tăng lên đáng kể và hứa hẹn một năm xuất khẩu thành công cho mặt hàng này.
Trong lúc đó, bước sang năm 2010, nền kinh tế Nhật đã bắt đầu phục hồi, nhu cầu của các khách hàng công nghiệp ở Nhật về mặt hàng than hoạt tính đang tăng lên do gia tăng các hoạt động sản xuất cần nguồn hàng này như sản xuất mặt nạ khí trong quân sự, thanh lọc khí, chất lỏng và tinh luyện vàng, công cụ hấp thụ halogen trong các thiết bị làm lạnh, bảo quản trái cây và rau củ,… Do đó, sau khi khôi phục và nâng cấp lò hoạt hoá, năm 2010 khối lượng than hoạt tính xuất sang thị trường này đã có bước tăng trưởng vượt bậc. Đến năm 2009, tình hình xuất khẩu sang thị trường đã có sự biến động nhẹ, kim ngạch giảm 17,5% so với năm trước, đạt mức 1.918,462 nghìn USD do nhu cầu nhập khẩu sản phẩm nguyên liệu để sản xuất bị thu hẹp sau cuộc khủng hoảng và một phần còn do công ty không sản xuất đủ lượng hàng hoá cung ứng sang thị trường này.
Sang năm 2011, kinh tế thế giới phục hồi chậm lại do những khó khăn từ các nền kinh tế lớn như xu hướng giảm phát ở Nhật Bản, chủ động điều chỉnh tốc độ tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc, những khó khăn tiếp diễn về nợ công ở châu Âu, đặc biệt là trước tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng chính trị ở 11 nước Bắc Phi, Trung Đông và thảm hoạ thiên tai tại Nhật Bản. Trước những yêu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng cũng như trách nhiệm của các nhà sản xuất, chế biến thực phẩm, các quốc gia trên toàn thế giới mà đặc biệt là Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada,… đều chính thức ban hành các quy định bắt buộc chỉ cho phép đưa ra thị trường những sản phẩm thực phẩm phải có chứng nhận HACCP.
Dù sao đây là một tín hiệu lạc quan cho ngành công nghiệp chế biến dừa Việt Nam khi mà ngành này bắt đầu nhận được sự quan tâm của Chính phủ, trước tiên là lĩnh vực thuế, giúp cho các doanh nghiệp chế biến dừa trong nước đảm bảo được hoạt động sản xuất khi mà nguồn nguyên liệu hiện nay ồ ạt chảy sang Trung Quốc, Thái Lan. Một thiệt thòi khác cho các doanh nghiệp ngành dừa là họ chưa nhận được chính sách ưu đãi tài chính, chẳng hạn như mặt hàng than hoạt tính sản xuất từ gáo dừa, đây là một mặt hàng có giá trị cao nhưng lại có thời gian dự trữ nguyên liệu kéo dài, các doanh nghiệp rất cần được vay vốn ưu đãi hoặc nên nhận được thuế suất ưu đãi đầu vào để gia tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác trên thế giới.
Hiện tại, sản phẩm chủ lực của công ty Trà Bắc là than hoạt tính và cơm dừa sấy khô mà hai sản phẩm này đòi hỏi nguồn đầu tư lớn vào máy móc, công nghệ tiên tiến cũng như các thiết bị phân tích hiện đại đủ khả năng kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng trong quá trình sản xuất. Sự đầu tư tài chính với các đối tác có tiềm năng, có chọn lọc của Betrimex đã góp phần tích cực tác động đến việc đầu tư xây dựng hệ thống các công ty con gồm: Công ty CP Sản xuất chế biến chỉ sơ dừa 25/8, Công ty TNHH TM-DV- XNK BTCO, Xí nghiệp sản xuất chế biến gia công hàng xuất khẩu, Chi nhánh tại TP.HCM và đơn vị liên doanh Công ty chế biến dừa Phú Hưng (Srilanka), tạo thế lực để công ty phát triển ổn định và bền vững.
Công ty đã có hệ thống máy chuyên dùng để sản xuất than hoạt tính được nhập về từ Trung Quốc gồm 3 lò hoạt hoá, mỗi lò có công suất 3.000 tấn/năm, hệ thống máy chuyên dùng để sản xuất xơ dừa gồm 10 máy với công suất 1.000 tấn/năm cho mỗi máy và hệ thống máy sản xuất cơm dừa sấy khô được sản xuất tại Ấn Độ gồm 2 dây chuyền, mỗi dây chuyền có công suất 2.000 tấn/năm. Như vậy, việc thiết lập và áp dụng thành công Hệ thống quản lý chất lượng cũng như đạt được các chứng nhận về chất lượng của nước ngoài đã giúp cho công ty thực hiện tốt hơn nữa những cam kết của mình với khách hàng và cộng đồng với một phương châm là “Nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người”.
Do đó, công ty cần có những giải pháp để nâng cao trình độ tay nghề của họ để thích ứng với điều kiện phát triển của công ty trong thời gian tới như khuyến khích người lao động tự phát triển chuyên môn, đưa ra các chương trình đào tạo tại chổ cho đội ngũ công nhân và các chương trình đi học ngắn hạn để nâng cao kỹ năng làm việc và quản lý. Ngoài ra, công ty cần thể hiện sự quan tâm hơn nữa của cấp lãnh đạo với nhân viên của mình như đảm bảo chỗ ở cho công nhân ở xa, các chính sách phúc lợi, bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội, duy trì tốt hoạt động công đoàn, khuyến khích tinh thần hợp tác, đoàn kêt thông qua các hoạt động vui chơi, các phong trào văn, thể, mỹ và các hoạt động thể thao, các cuộc giao lưu, trao đổi học tập kinh.
Qua phân tích cho thấy tình hình xuất khẩu của công ty đang chuyển biến tốt, dù có thời điểm cũng gặp khó khăn do tác động của nền kinh tế và do số lượng, giá cả nguồn nguyên liệu không ổn định, gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ đối thủ trong và ngoài nước. Ngoài Hiệp hội Dừa Việt Nam, cần thành lập thêm nhiều tổ chức khác để tập hợp mối liên kết giữa 4 nhà, nhằm tạo thành một khối thống nhất nhằm bảo vệ và phát triển thương hiệu sản phẩm dừa Việt Nam trong nước và trên toàn thế giới.