Lập kế hoạch nguyên liệu gạo Nàng Nhen cho Công ty ANGIMEX tại huyện Tịnh Biên giai đoạn 2007 - 2012

MỤC LỤC

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập thông tin

Thứ nhất, diện tích trồng lúa Nàng Nhen hiện nay còn ít, diện tích chưa trồng lúa Nàng Nhen khá nhiều, đề tài chỉ phỏng vấn 30 mẫu với đối tượng chưa trồng lúa Nàng Nhen nên chưa lấy hết ý kiến chung của đối tượng này. Thứ hai, Nông dân có đất ruộng trên thích hợp để trồng lúa Nàng Nhen toàn bộ là người khmer, một số ít người nói được tiếng Việt lưu loát và người nghiên cứu không biết tiếng Khmer nên gặp khó khăn trong quá trình phỏng vấn và thảo luận nhóm.

Phương pháp xử lý thông tin

- Các báo cáo của Công ty ANGIMEX liên quan đến quá trình thành lập và phát triển Công ty, sơ đồ tổ chức, báo cáo lượng gạo xuất khẩu từ năm 2004-2006.

Cơ sở lý thuyết

  • Bản Kế hoạch nguyên liệu 1. Thị trường

    - Liên kết sản xuất: Hộ nông dân được sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp hoặc cho doanh nghiệp thuê đất sau đó nông dân được sản xuất trên đất đã góp cổ phần, liên doanh, liên kết hoặc cho thuê và bán lại nông sản cho doanh nghiệp, tạo sự gắn kết bền vững giữa nông dân và doanh nghiệp. Nó bao gồm việc tổng hợp các kế hoạch họat động của các bộ phận trong doanh nghiệp, từ việc lượng hóa mục tiêu doanh thu, các chi phí cần thiết về nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, tiền lương, đến việc xác định lợi nhuận, dòng tiền thu/chi cùng với các mục tiêu khác và trình bày các kết quả dự kiến.

    Bảng 2.1 : tiến độ thực hiện đề tài
    Bảng 2.1 : tiến độ thực hiện đề tài

    Giới thiệu chung về công ty xuất nhập khẩu An Giang, huyện Tịnh Biên và giống lúa Nàng Nhen

    Giới thiệu về ANGIMEX

      Về địa hỡnh, Tịnh Biờn vừa cú nỳi vừa cú đồng bằng, được phõn thành 3 vựng rừ rệt: vùng đồi núi (cao trình > + 30, nghĩa là cao hơn 30 m so với mặt nước biển), thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái với nhiều đồi núi, danh thắng đặc sắc, nổi tiếng cả vùng đồng bằng Sông Cửu Long ; còn lại là vùng đồng bằng ven chân núi và vùng đồng bằng ngập nước, cả hai vùng này đều thuận lợi để phát triển nông nghiệp. - Cơ sở vật chất hạ tầng : Cơ sở vật chất hạ tầng trên địa bàn huyện có nhiều chuyển đổi tích cực hơn, vấn đề chính là hệ thống giao thông đảm bảo thông suốt, với hai trục lộ chính là quốc lộ 91 và tỉnh lộ 948, cùng với quốc lộ N1 đang được thi công nối liền từ Thị xã Hà Tiên ra Thị xã Châu Đốc, tạo điều kiện thuận lợi cho tour du lịch của khách tham quan.

      Sơ đồ 1 : tổ chức bộ máy quản lý của ANGIMEX Giám Đốc
      Sơ đồ 1 : tổ chức bộ máy quản lý của ANGIMEX Giám Đốc

      Giới thiệu về giống lúa Nàng Nhen

      Đồng bào người Khmer chiếm 30% dân số của xã, nơi đây có một loại lúa đặc sản nổi tiếng An Giang và cả nước với phẩm chất gạo ngon cơm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. (Nguồn: Báo cáo diện tích trồng lúa Nàng Nhen của Hội nông dân xã Vĩnh Trung) Diện tích sản xuất lúa Nàng Nhen giảm trong năm 2006 do: Nông dân muốn có giống lúa Nàng Nhen phải trả tiền trước cho Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện.

      Phương pháp nghiên cứu

      • Thiết kế nghiên cứu

        Dữ liệu được chạy thử, đánh giá tính phù hợp và tiến hành các phân tích chính thức: (1) phân tích thống kê mô tả, (2) phân tích tần số. Câu hỏi thảo luận nhóm là những câu hỏi mở, gợi ý để Nông dân tự do trả lời, người điều hành sẽ trực tiếp ghi nhận những ý kiến đóng góp đó để có các biện pháp đề xuất quản lý vùng nguyên liệu, hỗ trợ cụ thể cho Nông dân, soạn thảo các điều khoản hợp đồng phù hợp. Cỡ mẫu càng lớn càng đảm bảo độ chính xác cao cho việc nghiên cứu nhưng giới hạn về thời gian và kinh phí nên nghiên cứu chỉ phỏng vấn 60 phiếu được chia đều cho hai đối tượng là Nông dân đã trồng và chưa trồng lúa Nàng Nhen.

        Cách thức lấy mẫu ở đối tượng Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen sẽ theo danh sách do Hội nông dân xã cung cấp, đối tượng Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen được phỏng vấn ngẫu nhiên tại 2 ấp Vĩnh Tây và Vĩnh Tâm. Mẫu được phỏng vấn theo phương pháp ngẫu nhiên thông qua phỏng vấn trực tiếp, tổng số phiếu được phát ra là 70, sau khi thu hồi, xử lý sơ bộ, làm sạch còn lại là 60 phiếu chia đều cho hai bảng câu hỏi A và B. Số lượng phiếu được phân bố cho đối tượng trung niên và lớn tuổi nhiều hơn vì họ có nhiều kinh nghiệm trong quá trình trồng lúa.

        Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài được chia làm hai giai đoạn: thứ nhất, nghiên cứu sơ bộ dạng định tính để chỉnh sửa nội dung bảng câu hỏi, thang đo làm cơ sở cho nghiên cứu chính thức; thứ hai, nghiên cứu chính thức dạng định lượng bằng kĩ thuật phỏng vấn trực tiếp Nông dân với số lượng 60 phiếu đã xử lý sơ bộ, làm sạch, mã hóa số liệu bằng phần mềm SPSS 13.0, Excel và sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) với 4 nhóm từ 5-8 nông dân/nhóm được mời tham gia có sự phân bổ theo giới tính, trình độ, kinh nghiêm sản xuất của Nông dân. Những biến phân loại cũng được đề cập ở chương này như: độ tuổi, giới tính, diện tích sản xuất, lao động chính tham gia sản xuất cho thấy kết quả phù hợp với điều kiện phân tích.

        Bảng 4.2:Thang đo biến phân tích mẫu nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen Mục tiêu phân tích Thang đo Câu
        Bảng 4.2:Thang đo biến phân tích mẫu nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen Mục tiêu phân tích Thang đo Câu

        Kết quả nghiên cứu nông dân đã trồng và chưa trồng lúa Nàng Nhen

        • Kết quả từ bảng hỏi A: Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen Qua khảo sát ý kiến của Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen ta thấy
          • Kết quả thảo luận nhóm với các Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen
            • Kết quả từ bảng hỏi B: nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen 1. Lý do Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen
              • Kết quả thảo luận nhóm với các nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen
                • So sánh hiệu quả giữa lúa Nàng Nhen và loại cây khác 1. So sánh hiệu quả lúa Nàng Nhen và lúa khác

                  Đầu ra của lúa Nàng Nhen gặp hai khó khăn lớn là: (1) 70% Nông dân trả lời có ít người mua lúa, đầu mùa vụ DNNN kí hợp đồng bao tiêu lúa cho Nông dân đến vụ thu hoạch do giá thị trường cao hơn nhiều so với giá hợp đồng, nên Doanh nghiệp mua lúa của Nông dân với số lượng ít; (2) người mua quyết định giá mua chiếm 43%, khi lúa không đúng tiêu chuẩn về độ ẩm, tạp chất thì người bán bị ép giá. Nông dân trồng lúa Nàng Nhen, bên cạnh những điều kiện thuận lợi như đất đai, giống lúa nhẹ công chăm sóc, ít sâu bệnh, hạt gạo thơm dẻo, bán được giá cao cũng có những khó khăn lớn đó là thiếu giống và thời tiết thất thường: hạn hán, không mưa, không đủ nước tưới làm giảm năng suất thậm chí mất mùa. Tất cả các Nông dân đều trả lời muốn kí hợp đồng bao tiêu với người mua, hình thức hợp đồng là kí kết bằng văn bản giữa Nông dân và Doanh nghiệp có sự chứng kiến của Chính quyền địa phương, họ mong muốn hai bên phải thực hiện nghiêm túc hợp đồng đã kí để bảo đảm quyền lợi cho cả hai.

                  Tóm lại, những Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen đều trồng loại lúa khác cùng lịch thời vụ với lúa Nàng Nhen, những lý do khiến họ chưa trồng loại lúa này là thiếu giống đảm bảo chất lượng, thiếu vốn sản xuất, chưa biết rừ kỹ thuật, quỏ trỡnh sinh trưởng và phát triển, thời tiết bất lợi, thiếu nước tưới là lý do lớn nhất khiến họ chưa thể canh tác lúa Nàng Nhen. Tất cả Nông dân đều biết người tiêu dùng thích ăn loại gạo này, giá bán cao hơn loại lúa họ đang trồng, họ có mong muốn được trồng loại lúa này và cần sự hợp tác với người mua, muốn được hỗ trợ giống, vốn, kỹ thuật, được bao tiêu tất cả lúa sản xuất ra bằng hợp đồng được kí kết bằng văn bản có tính pháp lý cao. Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen do: để có được giống lúa họ phải đến Hội nông dân xã đăng kí lượng giống, diện tích trồng và trả tiền trước, Hội nông dân xã tập hợp danh sách chuyển về phòng Nông nghiệp huyện và chờ đợi phòng Nông nghiệp cung ứng giống, như vậy sẽ mất nhiều thời gian dẫn đến trễ lịch thời vụ.

                  Tóm lại, kết quả buổi PRA đối với Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen tìm ra các lý do Nông dân chưa muốn trồng lúa Nàng Nhen trong đó có điều kiện thiếu nước tưới là lý do lớn nhất, Nông dân đều muốn chuyển sang trồng lúa Nàng Nhen để có hiệu quả kinh tế hơn loại lúa đang trồng và cùng thảo luận phương thức liên kết giữa Doanh nghiệp và Nông dân về giá, giao nhận, phương thức, thời gian, địa điểm thanh toán,…. Sau cùng, so sánh hiệu quả của lúa Nàng Nhen và loại lúa khác về doanh thu, chi phí, lợi nhuận ta thấy rằng lúa Nàng Nhen mang lại hiệu quả cao hơn cho Nông dân và đánh giá của Nông dân giữa lúa Nàng Nhen và lúa khác cũng cho rằng lúa Nàng Nhen mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

                  Bảng 5.2: So sánh hiệu quả trồng lúa Nàng Nhen và lúa khác
                  Bảng 5.2: So sánh hiệu quả trồng lúa Nàng Nhen và lúa khác