Mối quan hệ khiếu nại - khởi kiện hành chính ở Việt Nam hiện nay: Lý luận và thực tiễn

MỤC LỤC

Mối quan hệ giữa khiếu nại và khởi kiện hành chính

Quan niệm của Việt Nam về mối quan hệ giữa khiếu nại và khởi kiện hành chính

Nếu như khiếu nại hành chính có thể đáp ứng đầy đủ và nhanh chóng mọi yêu cầu của việc giải quyết các tranh chấp hành chính thì chắc hẳn sẽ không có sự ra đời của khởi kiện hành chính, bởi vậy sự hiện diện của khởi kiện hành chính cũng đồng nghĩa với việc khiếu nại hành chính là một phương thức chưa hoàn hảo. Pháp luật hiện hành quy định nguyên tắc tiền tố tụng: Bằng chứng về việc đã trải qua thủ tục khiếu nại lần đầu là điều kiện tiên quyết để có thể đưa vụ tranh chấp ra trước tòa - xuất phát điểm của quá trình giải quyết một tranh chấp hành chính bao giờ cũng là việc khiếu nại đến cơ quan hành chính có thẩm quyền giải.

Quan niệm của một số quốc gia trên thế giới về mối quan hệ giữa khiếu nại và khởi kiện

Cơ chế tài phán hành chính ra đời không có nghĩa là bản thân các cơ quan hành chính không còn thẩm quyền và trách nhiệm đối với các khiếu kiện về hoạt động của mình mà ngược lại nó có ý nghĩa tích cực đối với việc giải quyết nhanh chóng và hiệu quả các tranh chấp hành chính đã phát sinh. Chính từ tính tất yếu này mà sau một thời gian không thừa nhận tòa án có thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện hành chính, các nước thuộc hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa đã nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động tài phàn hành chính để xét xử các tranh chấp hành chính giữa nhà nước với các tổ chức, cá nhân trong xã hội.

Đặc điểm mối quan hệ khiếu nại – khởi kiện hành chính

Trong trường hợp thứ nhất, khởi kiện phát huy tác dụng tinh thần nhiều hơn là tác dụng thực tế - quyền khởi kiện hành chính đem lại cho người dân niềm tin vào một cơ chế giải quyết tranh chấp với nhiều lựa chọn, vào khả năng chiến thắng trong các xung đột với Nhà nước nhưng thường thì họ được giải quyết thỏa đáng về quyền lợi mà không phải dùng đến quyền này. • Sự khác biệt về tâm lý và ý thức pháp luật của người dân: Giả sử một quốc gia ở Tây Âu và một quốc gia ở Đông Á đều quy định có thể lựa chọn khiếu nại hoặc khởi kiện làm xuất phát điểm để giải quyết tranh chấp hành chính và năng lực của bộ máy hành chính cũng như công chức của những nước này là như nhau, có thể suy luận một cách chắc chắn rằng tỷ lệ tranh chấp được giải quyết bởi mỗi phương thức ở mỗi nước sẽ khác nhau.

Mối quan hệ giữa khiếu nại và khởi kiện hành chính ở Việt Nam hiện nay – Quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng

    Trong khi đó, chủ thể khởi kiện hẹp hơn khá nhiều so với chủ thể khiếu nại bởi cách diễn dịch tương đối khắt khe của Pháp lệnh TTGQVAHC: “Người khởi kiện là cá nhân cơ quan, tổ chức cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm bởi…, nên đã khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền” (khoản 5 Điều 4); “Đơn kiện phải do người khởi kiện ký, nếu họ là người chưa thành niên, có nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần thì phải do cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người khởi kiện ký” (khoản 4 Điều 30). Đơn cử như quyết định kỷ luật cán bộ công chức, tất cả các quyết định kỷ luật đều là đối tượng khiếu nại, nhưng chỉ có quyết định kỷ luật buộc thôi việc – và áp dụng cho một nhóm cán bộ công chức (từ cấp Vụ trưởng hoặc tương đương trở xuống) mới có thể bị khởi kiện ra tòa. Trên thế giới, các nước có nền tài phán hành chính phát triển thường có quy định “mở” về đối tượng khởi kiện hành chính – chỉ liệt kê các việc không thuộc thẩm quyền tài phán; các nước có nền tài phán hành chính non trẻ thường có quy định “đóng” – liệt kê những loại việc thuộc thẩm quyền tài phán. Việc Việt Nam lựa chọn lối quy định “đóng” là điều dễ hiểu và hợp lý. Thứ tư, về vấn đề thời hạn: Theo khoản 1, Điều 36 Luật KNTC hiện hành, thời hạn khiếu nại được quy định như sau:. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Theo khoản 2 và 3 Điều 30 Pháp lệnh TTGQVAHC hiện hành, thời hiệu khởi kiện được quy định như sau:. Trong trường hợp pháp luật không có quy định khác thì thời hiệu khởi kiện được quy định như sau:. a) Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 2 của Pháp lệnh này là ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết đó;. b) Đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Pháp lệnh này là ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần hai, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết đó;. c) Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 2 của Pháp lệnh này là bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết đó;. d) Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 2 của Pháp lệnh này chậm nhất là năm ngày, trước ngày bầu cử, nhưng không đồng ý về cách giải quyết của cơ quan lập danh sách cử tri;. đ) Đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 2 của Pháp lệnh này là ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết đó;. e) Đối với trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 2 của Pháp lệnh này là ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết đó;. g) Đối với trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 2 của Pháp lệnh này là ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của Hội đồng cạnh tranh hoặc của Bộ trưởng Bộ Thương mại, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết đó;. h) Đối với trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 2 của Pháp lệnh này thì thời hiệu khởi kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về trường hợp đó; nếu pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế không có quy định thời hiệu khởi kiện thì thời hiệu.

    Giải pháp hoàn thiện mối quan hệ giữa khiếu nại và khởi kiện hành chính ở Việt Nam

    Giải pháp hoàn thiện pháp luật về mối quan hệ giữa khiếu nại và khởi kiện hành chính

    Đó là: Nguyên tắc khách quan, độc lập trong toàn bộ quá trình giải quyết khiếu nại hành chính; Nguyên tắc bình đẳng về quan hệ giữa người khiếu nại và người, tổ chức bị khiếu nại; Nguyên tắc minh bạch quá trình giải quyết khiếu nại hành chính bằng thủ tục tham vấn giữa các bên; Nguyên tắc về quyền tham gia của luật sư trong quá trình giải quyết khiếu nại; Nguyên tắc về nghĩa vụ của cơ quan hành chính phải chứng minh, phản biện về những khiếu nại…. Bốn là, cần có những biện pháp thực chất để tăng cường tính minh bạch trong giải quyết khiếu nại hành chính, như: Quy định về việc đối thoại phải được thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình giải quyết khiếu nại thay vì một hai lần ít ỏi; Quy định về nguyên tắc tham gia của các bên liên quan, đặc biệt là người khiếu nại xuyên suốt quá trình khiếu nại; Dự thảo kết luận thẩm tra, xác minh phải được công bố, tống đạt cho các bên liên quan; Dự thảo quyết định giải quyết phải được tống đạt cho các bên và các bên phải được tạo cơ hội để trao đổi về nội dung trong sự thảo quyết định giải quyết đó….

    Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định pháp luật về mối quan hệ giữa khiếu nại và khởi kiện hành chính

    Thứ ba, nếu như nguyên tắc tiền tố tụng được thay thế bởi nguyên tắc tự do lựa chọn, cơ quan hành chính và Tòa án trên cùng một địa bàn cần tổ chức những cuộc hội thảo nhằm trao đổi kinh nghiệm cũng như giải pháp đối với tình hình giải quyết tranh chấp hành chính ở địa phương mình. Thứ tư, trong việc đưa ra nhận định về các vụ án hành chính phúc thẩm, giám đốc thẩm Tòa án nhân dân tối cao cũng cần linh hoạt hơn trong cách suy diễn của mình, tạo điều kiện tốt nhất để Tòa án cấp dưới có thể tiếp nhận giải quyết các tranh chấp.