Đánh giá chất lượng hoạt động Tín dụng chứng từ trong Thanh toán quốc tế tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thăng Long

MỤC LỤC

Nội dung của phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ tại các Ngân hàng thương mại

►L/C dự phòng – Standby L/C: là một loại tín dụng chứng từ hoặc một thoả thuận có ý nghĩa tương tự mà theo đó, Ngân hàng phát hành cam kết với nhà nhập khẩu là sẽ hoàn trả lại số tiền đã đặt cọc, tiền ứng trước và chi phí mở L/C cho nhà nhập khẩu trong trường hợp nhà xuất khẩu đã nhận được L/C, tiền đặt cọc và tiền ứng trước nhưng không có khả năng giao hàng hoặc không có khả năng giao hàng như đã quy định. UCP (The Uniform Costums and Practice for Documentary Credits) - Các quy tắc thực hành thống nhất về Thư tín dụng chứng từ, là một tập hợp các nguyên tắc và tập quán quốc tế được Phòng Thanh toán quốc tế - ICC (International Chamber of Commerce) soạn thảo và phát hành, quy định quyền hạn, trách nhiệm của các bên liên quan trong giao dịch tín dụng chứng từ với điều kiện thư Tín dụng chứng từ có dẫn chiếu tuân thủ UCP.

Những điều kiện ảnh hưởng tới hoạt động Thanh toán quốc tế tại các Ngân hàng thương mại

Trong xu hướng phát triển ngân hàng tại các nền kinh tế phát triển hiện nay, ngân hàng được coi như một siêu thị dịch vụ, một bách hoá tài chính với hàng trăm, thậm chí hàng nghìn dịch vụ khác nhau tuỳ theo cách phân loại và tuỳ theo trình độ phát triển của ngân hàng. Trong các chính sách này, có một số chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngoại thương và ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động Thanh toán quốc tế, như chính sách về thuế, chinh sách quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu, chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách quản lý ngoại hối,…. Chính sách ngoại hối là những quy định pháp lý, những thể lệ của Ngân hàng nhà nước trong vấn đề quản lý ngoại tệ, quản lý vàng bạc, đá quý và các giấy tờ có giá trị bằng ngoại tệ và trong quan hệ thanh toán, tín dụng với nước ngoài… Với chức năng trung gian thanh toán, khi thực hiện Thanh toán quốc tế hệ thống Ngân hàng thương mại đóng vai trò kiểm soát luồng tiền ra vào của một quốc gia.Vì vậy các Ngân hàng thương mại được phép hoạt động Thanh toán quốc tế phải tuân thủ đầy đủ, chấp hành nghiêm ngặt các quy định về quản lý ngoại hối do ngân hàng nhà nước ban hành.

Chính vì vậy, đứng về góc độ quản lý của mỗi nhà nước, các văn bản pháp lý của mỗi nhà nước phải được ban hành đồng bộ, tránh chồng chéo, bất cập dẫn đến buông lỏng hoặc sơ hở, đồng thời phải đảm bảo phù hợp với quy chuẩn quốc tế, tạo ra khung cơ sở pháp lý đầy đủ và hoàn chỉnh cho hoạt động Thanh toán quốc tế. Để đáp ứng yêu cầu của hoạt động Thanh toán quốc tế, Ngân hàng thương mại phải có hệ thống ngân hàng quản lý đủ để đáp ứng nhu cầu dịch vụ của khách hàng, là điều kiện để ngân hàng mở rộng hoạt động Thanh toán quốc tế ở cả hai chiều Thanh toán xuất khẩu và Thanh toán nhập khẩu.

Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động Thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ

Uy tín của ngân hàng trong nước và trên thị trường quốc tế là tiêu chí tổng hợp từ rất nhiều yếu tố: chất lượng dịch vụ, kỹ thuật xử lý nghiệp vụ, khả năng thanh toán… Một ngân hàng có uy tín sẽ là điều kiện đầu tiên để khách hàng lựa chọn giao dịch. Nhờ đó, uy tín của của bản thân khách hàng cũng được nâng lên, độ rủi ro được giảm đi và khách hàng giảm được chi phí mua hàng vì không phải trả thêm các phí phát sinh từ việc ngân hàng giao dịch có uy tín không cao. Về chất lượng sản phẩm (theo nghĩa kinh tế), những thuộc tính của sản phẩm được xác định bằng những thông số có thể đo được hoặc so sánh được, phù hợp với các điều kiện kỹ thuật hiện có và có khả năng thoả mãn nhu cầu xã hội và của các cá nhân trong điều kiện xác định về sản xuất và tiêu dung.

Bản thân nó phản ảnh một cách tổng hợp trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ, là một tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật rất quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất và có ý nghĩa kinh tế to lớn (mở rộng qui mô sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, nhất là thị trường quốc tế). Ngoài ra còn bao gồm chất lượng công tác của quyết sách kinh doanh và chất lượng công tác chấp hành hiện trường, thường đo bằng hiệu suất công tác, hiệu quả công tác, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế của các bộ phận và cương vị công tác.

Thực trạng thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông

Khái quát về Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long

Từ cuối năm 1994, Sở giao dịch I đã thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh vốn theo lệnh của Sở giao dịch I và thực hiện kinh doanh tiền tệ trên địa bàn Hà Nội bằng cách huy động tiền nhàn rỗi của dân cư, các tổ chức kinh tế bằng nội tệ, ngoại tệ, sau đó cho vay để phát triển sử dụng kinh doanh đối với mọi thành phần kinh tế. Ngoài ra, Sở giao dịch I còn làm các dịch vụ tư vấn đầu tư, bảo lãnh, thực hiện chiết khấu các thương phiếu, các nghiệp vụ thanh toán, nhận cầm cố, thế chấp tài sản, mua bán kinh daonh ngoại tệ , vàng bạc đá quý, tài trợ xuất khẩu,… và ngày càng khẳng định tầm quan trọng của mình trong hệ thống Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam. + Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kỹ thuật, danh mục khách hàng, lựa chon biện pháp cho vay an toàn đạt hiệu quả cao, tiếp nhận và thực hiện các chương trình dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài, Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, Bộ, Ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.

+ Tư vấn cho khách hàng, tham mưu cho lãnh đạo về nghiệp vụ Thanh toán quốc tế, xây dựng kế hoạch ngắn hạn và trung hạn, các phương án, đề án để quản lý thực hiện việc kinh doanh trong lĩnh vực Thanh toán quốc tế hoặc những vấn đề về nghiệp vụ Thanh toán quốc tế theo đúng đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước. + Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương của Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long trình Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam phê duyệt, quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dung theo quy định của Ngân hàng nông nghiệp trên địa bàn. + Xây dựng quy chế lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng, Công đoàn, Chi nhánh trực thuộc trên địa bàn, thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác, học tập trong và ngoài nước, tổng hợp theo dừi thường xuyờn cỏn bộ nhõn viờn được quy hoạch đào tạo.

Tuy rằng huy động vốn trên địa bàn đặc biệt trong năm 2004 gặp rất nhiều khó khăn nhưng để phấn đấu đạt chỉ tiêu kế hoạch được giao cũng như góp phần bảo đảm khả năng thanh khoản của toàn hệ thống, Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long đã áp dụng linh hoạt lãi suất đầu vào trên cơ sở mức lãi suất do NHNo&PTNT Việt Nam thông báo.

2.1.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng  Long.
2.1.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long.

Thực trạng hoạt động Thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển

Khách hàng xuất trình chứng từ tại Ngân hàng trước ngày quy định của L/C (trường hợp trong L/C không quy định ngày xuất trình chứng từ thì được hiểu là trong vòng 21 ngày kể từ ngày xếp hàng lên tàu), để Ngân hàng có thời gian kiểm tra chứng từ, hơn nữa nếu chứng từ được phát hịên có sự khác biệt hoặc không đồng bộ thì khách hàng còn có thời gian để bổ sung, sửa chữa cho phù hợp với quy định của L/C). ◊ Khách hàng có cam kết hoàn trả số tiền Ngân hàng đã chiết khấu trong trường hợp Ngân hàng trả tiền (Ngân hàng chỉ định hoặc Ngân hàng phát hành) từ chối thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán. ◊ Thư yêu cầu thanh toán và đơn xin chiết khấu (theo mẫu của Ngân hàng) có chữ ký của Giám đốc, Kế toán trưởng hoặc người được uỷ quyền. ◊ Thời hạn chiết khấu chứng từ: Thời hạn chiết khấu bộ chứng từ của L/C trả ngay tối đa là 60 ngày. Thời hạn chiết khấu đối với L/C trả chậm tối đa bằng thời gian trả chậm theo quy định của L/C. + Chiết khấu miễn truy đòi: Ngân hàng mua đứt bộ chứng từ và chịu rủi ro khi Ngân hàng nước ngoài không trả tiền. Trường hợp khách hàng muốn thực hiện chiết khấu miễn truy đòi, ngoài những điều kiện như trên còn cần có thêm các điều kiện sau:. ◊ L/C đã được NHNo&PTNT Việt Nam xác nhận. ◊ Chứng từ hoàn toàn phù hợp với những điều khoản và điều kiện của L/C. ◊ Thời hạn chiết khấu chứng từ: Thời hạn chiết khấu bộ chứng từ của L/C trả ngay tối đa là 60 ngày. Thời hạn chiết khấu đối với L/C trả chậm tối đa bằng thời gian trả chậm theo quy định của L/C.).

Nếu bạn cần có tiền ngay để đầu tư vào một dự án khác trong khi chưa nhận được tiền từ ngân hàng mở L/C, Chi nhánh Thăng Long có thể thực hiện chiết khấu chứng từ với tỷ lệ chiết khấu cao nhất và mức phí linh loạt tuỳ theo từng hồ sơ cụ thể. Từ bảng trên ta có thể thấy doanh số Thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong các Phương thức thanh toán quốc tế hiện đang được áp dụng ở Chi nhánh NHNo Thăng Long.

Bảng 2: Giá trị thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ trong tương quan với cácPhương thức thanh toán quốc tế
Bảng 2: Giá trị thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ trong tương quan với cácPhương thức thanh toán quốc tế