MỤC LỤC
Từ xưa đến nay thành ngữ luôn được xem là loại hình ngôn ngữ đặc sắc, thành ngữ vốn gắn liền với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân, ngôn ngữ của nó rất bình dân, gần gũi với mọi tầng lớp xã hội cho nên thành ngữ đã xuất hiện trong các câu thơ, câu văn để làm tăng thêm tính cô đọng, hàm súc, dễ hiểu, dễ đọc. Vì vậy, từ tính biểu trưng mà nội dung của thành ngữ không đơn thuần là những vấn đề được nói đến trong các từ ngữ tạo nên, mà nó còn là vấn đề ẩn đằng sau các từ ngữ đó (tức nghĩa bóng của nó). Tính dân tộc và tính cụ thể. Thành ngữ giống như các từ, cùng là đơn vị ngôn ngữ nhưng thành ngữ lại. mang chức danh định danh, nhằm biểu thị khái niệm hoặc biểu trưng về thuộc tính quá trình của sự vật. Do thành ngữ nó mang tính biểu trưng nên đồng thời nó cũng mang tính dân tộc. Tính dân tộc của thành ngữ được thể hiện ở cả hai mặt nội dung và hình thức. Theo nhận định của Cù Đình Tú thì:“Dân tộc nào cũng có kho tàng thành ngữ. của mình.Vốn thành ngữ này gồm những thành ngữ do bản thân dân tộc đó tạo nên,và những thành ngữ mượn tiếng nước ngoài.Những thành ngữ do bản thân dân tộc tạo 24. nên, đã ghi lại cuộc sống đất nước mình bằng những hình ảnh riêng của đất nước,và bằng những cách diễn đạt riêng của dân tộc mình” [12;238 ]. Trong thành ngữ chúng ta có thể thấy được nét văn hóa dân tộc Việt Nam được biểu hiện rất đậm nét. Không những có thành ngữ mà ở tục ngữ ca dao, dân ca,… nó luôn mang một nét đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc. Từ đó giúp ta thấy được quan niệm, cách nghĩ, lối sống, của con người và hình ảnh thiên nhiên làm cho chúng ta có cảm giác quen thuộc gần gũi với đời sống của dân tộc. Thành ngữ thể hiện đậm nét văn hóa dân tộc gắn với con người và quê hương Việt Nam. Ví dụ: thành ngữ “Cày sâu cuốc bẩm”,“Chân lấm tay bùn”,“Đầu tắt mặt. tối”,“Dầm mưa dãi nắng”,…thể hiện sự vất vả và cần lao trong công việc. Từ đó ta mới thấy được những sản phẩm do bàn tay bé nhỏ của những người lao động nghèo khó làm nên, cho nên cần phải trân trọng những giá trị của người lao động phải đánh đổ bằng sức lao động mà có. Hay hình ảnh những con vật, đồ vật quen thuộc luôn tồn tại trong đời sống con người hằng ngày cũng được nói đến như: Thành ngữ “Ăn như mèo”,“Làm như mèo mửa”,“Chó chê mèo lắm lông”,“Đầu voi đuôi chuột”,“Nồi nào vung nấy”,“Ăn cháo đá bát”…. Ngoài ra còn có thành ngữ thể hiện đậm nét lịch sử, truyền thống dân tộc như:. Đây là những thành ngữ mang đậm nét lịch sử, quê hương, đất nước, mỗi dân. tộc hay đất nước điều có một thành ngữ riêng, ý nghĩa khác nhau giúp ta tránh được sự nhầm lẫn trong cách dùng từ, và phân biệt được giữa thành ngữ của dân tộc ta với dân tộc khác. Điều đó cho ta thấy tính dân tộc của thành ngữ được biểu hiện ở chất liệu được dùng làm biểu trưng, và phương thức biểu trưng ở từng thành ngữ cụ thể. Còn tính cụ thể của thành ngữ thì nó được biểu hiện ở thái độ đánh giá của người nói đối với sự vật, hiện tượng được nói đến và phạm vi sử dụng của từng thành ngữ. Theo tác giả Đỗ Hữu Châu thì “Tính cụ thể ở đây thể hiện tính bị quy định về. Ví dụ: “Chuột chạy cùng sào” đối tượng được đề cập không phải là sử dụng cho riêng một cá nhân nào đó, mà nó chỉ dùng cho đối tượng bị coi thường, đồ rẻ mạt; với hình ảnh con chuột là con vật bé nhỏ sống trong bóng tối, chui rút trong vực sâu ẩm uớt, hôi thúi mà người đời luôn ghét bỏ. Vì nó chuyên đục khoét, gặm nhấm phá phách cho nên con chuột được xem là con vật mang tính xấu xa, đáng ghét. Nguyễn Thiện Giáp nói về tính cụ thể thì ông cho rằng: “Do có hình tượng nên ý nghĩa của thành ngữ luôn có tính cụ thể” [3;183]. Ví dụ: thành ngữ “Chạy lông tóc gáy” thể hiện một thái độ trạng thái chạy bận rộn, khẩn cấp khác với “Chạy như cờ lông công ”. Qua các ý kiến phân tích về thành ngữ có tính dân tộc và tính cụ thể thì ta có. thể hình dung và dễ dàng tiếp cận đến thành ngữ. Thông thường khi quan sát người thợ vụng may vội bị mất kim và người ham ăn vì nuốt vội mà phải chết vì nghẹn. Tính biểu thái. Tác giả Đỗ Hữu Châu đã nói về tính biểu thái:“Kèm theo sắc thái, cảm xúc sự. đánh giá có thể nói lên hoặc lòng kính trọng hoặc sự ái ngại, hoặc sự xót thương, hoặc sự không tán thành, lòng khinh bỉ, thái độ chê bai, sự phủ định,… của chúng ta đối với người, vật hay việc được nói đó” [2;73]. Khi sử dụng thành ngữ thì tính biểu thái bộc lộ ở thái độ khen, chê, xót. thương… về người hay vật việc được nói đến. Vì thế khi sử dụng thành ngữ cần phải có sự chọn lựa thành ngữ cho phù hợp với đối tượng để ý nghĩa biểu đạt của thành ngữ có giá trị và thể hiện được ý định của người sử dụng. Ngược lại nếu ta không chú ý đến sắc thái biểu cảm khác nhau của thành ngữ, thì khi sử dụng sẽ không phù hợp và không diễn đạt được ý định của mình. Tính hình tượng. Tính hình tượng là kết quả tất yếu của tính biểu trưng. Do hình thức và nội. dung của thành ngữ được tạo thành từ lời ăn tiếng nói, qua những sinh hoạt hằng ngày của nhân dân. Nghĩa là lấy những hình tượng vật thực, việc thực cảm nhận được quan sát được. Vì vậy, điều trước tiên ta bắt gặp trong thành ngữ có sự tái hiện những hình tượng vật thực việc thực. Nhờ có tính hình tượng nên thành ngữ có tính cụ thể. Do ý nghĩa của thành ngữ thường vượt khỏi ý nghĩa trực tiếp của các sự vật hiện tượng. Theo nhận định của Nguyễn Thiện Giáp thì tính hình tượng là: “Những hình. ảnh trong thành ngữ đều tồn tại độc lập, song song với ý nghĩa của thành ngữ. thành ngữ có giá trị gợi tả, giá trị gợi tả này được củng cố ở thành ngữ ngay cả khi hình thái khác bên trong của thành ngữ bị lu mờ hoặc bị lãng quên” [3;183]. Ví dụ:Lang bạt kì hồ là con sói đạp cái bọc da ở trước cổ, lúng túng đi không được. Tính điệp và đối. Tính điệp và đối nó biểu hiện ở ngay mặt quan hệ ngữ âm và ý nghĩa giữa các thành tố trong thành ngữ. Còn thành tố “thưởng” ở vế trước đối với thành tố “phạt” ở vế sau. Hay trong thành ngữ “Long trời lỡ đất” thì thành tố “long” ở vế trước đối xứng với thành tố “lỡ”. Thành tố “trời” ở vế trước đối xứng với thành tố “đất” ở vế sau. Vế trước là “Long trời” đối xứng với vế sau là “lỡ đất”.Thành ngữ “Trên đe dưới búa” thì thành. tố “trên” ở vế trước đối xứng với thành tố “dưới” ở vế sau. Thành tố “đe” ở vế trước đối xứng với thành tố “búa” ở vế sau.Ta thấy mặc dù có tính điệp và đối nhưng giữa các yếu tố trong thành ngữ, vẫn đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ về mặt ngữ âm cũng như về mặt ngữ nghĩa. Trên đây là những đặc điểm cơ bản và là những đặc điểm nổi bật nhất của thành ngữ. Nhờ những đặc điểm này mà thành ngữ trở thành một trong những yếu tố rất quan trọng trong lĩnh vực văn chương. Phân loại thành ngữ và phân biệt thành ngữ và tục ngữ. Phân loại thành ngữ. Thành ngữ có cấu tạo phức tạp và đa dạng, nên việc phân loại thành ngữ dựa vào những tiêu chí sau:. Dựa vào cấu trúc của thành ngữ, ta có hai loại:. Thành ngữ có kết cấu là một cụm từ:. Ví dụ: Đầu voi đuôi chuột Đầu trâu mặt ngựa. Vào luồn ra cúi Gần đất xa trời…. Thành ngữ có kết cấu là một cụm chủ vị:. Ví dụ: Châu chấu đá xe Gà trống nuôi con Cá nằm trên thớt 27. Dựa vào nguồn gốc của thành ngữ, ta có hai loại:. Thành ngữ Thuần Việt. Ví dụ: Nước đỗ lá môn Đầu đường xó chợ. Nước đỗ đầu vịt Miệng ăn núi lở…. Thành ngữ Hán Việt. Ví dụ : Đồng cam cộng khổ Chí công vô tư. Xuất đầu lộ diện Giả nhân giả nghĩa…. Dựa và tính biểu trưng của thành ngữ, ta có hai loại:. 1.4.1.3.1.Thành ngữ có tính biểu trưng thấp: là loại thành ngữ có cấu trúc là một cấu trúc so sánh và ý nghĩa của nó được thực hiện ở cấu trúc bề mặt và thường chỉ có một yếu tố mang tính biểu tượng mà thôi. Ví dụ : Đẹp như tiên Nhanh như điện…. sau về mặt cấu trúc đó là nghĩa bóng. Có hai hình thức để thể hiện nghĩa của thành ngữ biểu trưng cao. a) Thành ngữ ẩn dụ: là thành ngữ lấy sự vật hiện tượng tính chất này để nêu lên sự vật, hiện tượng khác dựa vào mối quan hệ giống nhau giữa các sự vật hiện tượng. Ví dụ: Thấy trăng quên đèn Đứng núi này trông núi nọ Há miệng mắc quai, …. b) Thành ngữ hoán dụ: cũng là hình thức chuyển nghĩa, nhưng thành ngữ hoán dụ dựa trên mối quan hệ liên tục về sự gần nhau giữa hai đối tượng.
Chỉ cần một câu thành ngữ cũng đủ nói lên vẻ đẹp của các cô gái thật là duyên dáng và đáng mến như: “Mặt như trăng rằm”, “Miệng như hoa nở”, “Má phấn môi son”,… Cô Đào trong tác phẩm Lề thề trước miễu được miêu tả là người có khuôn mặt đẹp: “Mặt như trăng rằm”, ý nói ánh trăng vào ngày rằm thì mặt trăng tròn vành vạch và sáng tỏa nhất, người ta thường nói những người có khuôn mặt đẹp như trăng rằm hay sáng như trăng rằm là vậy, hiện thân của sự vô lo sung sướng, lại thêm miệng cười hữu duyên thật đáng mến, được nhà văn miêu tả “… Vì từ lúc ngây thơ … ít nói ít cười, mà hễ có dịp vui làm cho cô phải cười, thì mặt như trăng rằm, miệng như hoa nở…” [32;39].Còn thành ngữ “Má phấn môi son” trong tác phẩm Chúa tàu Kim Qui miêu tả vẻ đẹp của Thu Thủy “…Có một cô gái má phấn môi son, choàng một cái yếm vải đen ngang qua ngực chớ áo không có, còn quần tỉ tả tơi rách nát…” [25;100]. Hay hình ảnh những con vật, đồ vật rất quen thuộc luôn tồn tại trong đời sống con người hằng ngày cũng được nói đến như: Ăn như mèo; Làm như mèo mửa; Chó chê mèo lắm lông; Đầu voi đuôi chuột; Nồi nào vung nấy; Ăn cháo đá bát; … Qua sự khảo sát các thành ngữ trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh, thì không thấy ông dùng những thành ngữ vừa nêu trên, bởi vì đa số thành ngữ của nhà văn đều thể hiện một phong cách rất trang trọng, có hình thức miêu tả cụ thể những hình ảnh thiên nhiên và con người một cách có đạo đức văn hóa đều phù hợp với hoàn cảnh và nội dung tác phẩm.
Sử dụng ở trường hợp thứ hai tác giả lại đề cao đức tính đạo đức sống thanh cao chánh trực của Vĩnh Xuân, là một thanh niên hiếu học luôn trọng nhân nghĩa, biết hiếu lễ với cha mẹ và mọi người, quí trọng nhân dân, ông viết “…Ông Kinh Lương chứa Vĩnh Xuân trong nhà cả tháng…cưới vợ thiệt giàu thiệt đẹp đặng lên xe xuống ngựa ăn ở cao sang …” [38;252]. Thành ngữ “Mâm cao cỗ đầy” đã lượt mất từ “cao” đưa vào ngữ cảnh chỉ còn“…Bữa cơm chiều sơ sài như vậy nhưng mẹ con gặp nhau vui mừng nên ăn ngon như mâm cỗ đầy…”[38;115] dùng trong Tơ hồng hương vấn chỉ lấy bộ phận của thành ngữ “Mâm cỗ đầy” dù bị lượt mất đi những từ không thích hợp, để diễn tả bữa cơm đạm bạt của mẹ con Vĩnh Xuân, chứng kiến cảnh vui mừng đoàn viên mà bữa cơm nghèo thành bữa cơm cao lương mỹ vị.