Những thành tựu văn minh Hồi giáo của người Ả Rập

MỤC LỤC

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp lịch sử: phương pháp này giúp ta thấy được một cách tổng thể sự phát triển của các giai đoạn lịch sử Ả Rập thời kì văn minh Hồi giáo cũng như khái quát được tất cả những thành tựu của người dân Ả Rập trong thời kì này, qua đó có cái nhìn khách quan, hệ thống sát thực hơn. - Phương pháp lôgic: để xem xét các sự kiện liên quan trong mối quan hệ biện chứng của quá trình phát triển, quá trình nhận thức lịch sử, từ đó có thể tìm ra những vấn đề có tính chất mắt xích, trọng tâm.

Phạm vi đề tài

- Phương pháp định lượng: phương pháp này cho chúng ta thấy được sự vĩ đại, quy mô của những thành tựu thời kì này qua những số liệu cụ thể. - Phương pháp tiếp cận: tìm hiểu trực tiếp tác phẩm từ đó có sự phê phán đấu tranh hoặc đồng tình với quan điểm của tác giả.

SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỒI GIÁO TỪ THẾ KỈ VII ĐẾN THẾ KỈ XV

Sự ra đời của Hồi giáo

    Và khi bán đảo đã được thống nhất, tất cả người dân ở đây tôn thờ thánh Allah, tin theo vị tiên tri của Người là Muhammad thì cũng chính là lúc Ả Rập trở thành một trong những đế quốc rộng lớn với đội quân hùng mạnh, sẵn sàng tử vì đạo với những ý đồ bành trướng lãnh thổ ra bên ngoài. Đạo Hồi cũng tiếp thu quan niệm của các tôn giáo khác, bắt chước một số nghi thức và tục lệ của người Do Thái như trước khi cầu nguyện phải rửa mặt, khi cầu nguyện phải hướng về Mecca và phải thủ phục chạm đất, cấm ăn thịt heo, thịt chó, thịt các con vật bị chết vì bệnh, thịt đã cúng thần, cấm uống rƣợu.

    Sự mở rộng lãnh địa Hồi giáo ra khỏi biên giới Ả Rập

    Đạo Hồi là một tôn giáo mang tính chính trị [5, 127] (vì bản thân Muhammad vừa là người lãnh đạo về tôn giáo và cả nhà nước Ả Rập) nên những cuộc chiến mở rộng lãnh thổ của họ chính là thánh chiến, thực hiện ý chỉ của Allah vì vậy thông qua tôn giáo, đế quốc Ả Rập đã bành trướng một cách nhanh chóng nhƣ vậy. Dù rằng ngày nay Hồi giáo bị chia làm 3 phái chính là Sunnit (80%), Siit (15%) và Kharij (5%) do lúc Muhammad chết đã không để lại di chúc cũng nhƣ không chỉ định người kế vị, nhưng cho đến bây giờ Hồi giáo vẫn là tôn giáo có số lượng tín đồ nhiều thứ 2 thế giới và đương nhiên, nền văn hóa Hồi giáo cũng đã lan toả khắp mọi nơi trên trái đất này.

    Hình 2: Sự phân bố người Hồi giáo trên toàn thế giới.
    Hình 2: Sự phân bố người Hồi giáo trên toàn thế giới.

    THẾ KỈ VII - XV)

    Giáo dục

    Ngoài thần học, học sinh còn đƣợc học các môn văn học, ngôn ngữ, ngữ pháp, toán, thiên văn… trong đó môn ngữ pháp được coi trọng vì người ta cho rằng tiếng Ả Rập là ngôn ngữ hoàn hảo nhất và ai nói đúng thứ tiếng này thì đƣợc coi là thượng lưu. Ở các ngôi trường đại học cổ ấy, một trong những cảnh người ta thích nhìn nhất là cảnh các sinh viên ngồi thành từng nhóm, mỗi nhóm ngồi xổm lại thành hình bán nguyệt chung quanh một chân cột, trước mặt họ là một nhà bác học cùng ngồi truyền thụ kiến thức cho họ.

    Ngôn ngữ

    Đó là một ngôn ngữ chỉnh thể, phát triển cao và dường như đã hoàn thiện trong quá trình phát triển, đa dạng về cú pháp, phong phú về từ vựng, và là ngôn ngữ thống nhất, nếu nhƣ không phải đối với tất cả thì cũng là đối với phần lớn các bộ tộc ở bán đảo Ả Rập, ngay sau khi đạo Hồi hình thành và phát triển. Có thể nói “vai trò thực tiễn của tiếng Ả Rập là công cụ của đời sống chính trị” [39].Khi đạo Hồi xuất hiện, chữ Ả Rập không chỉ là văn tự của người Ả Rập, mà nhiều dân tộc khác (Iran, Afganistan, Pakistan…) khi tiếp nhận đạo Hồi, đã tiếp nhận và sử dụng tiếng Ả Rập cùng chữ viết nhƣ ngôn ngữ chính thống của họ (và cho đến tận bây giờ nhiều dân tộc, không thuộc Ả Rập, vẫn sử dụng hệ thống chữ cái Ả Rập để truyền tải ngôn ngữ của mình. Những dân tộc này, khi sử dụng chữ cái Ả Rập, do nhu cầu diễn đạt của ngôn ngữ mẹ đẻ, đôi khi đã bổ sung thêm những chữ cái của riêng họ).

    Nền văn học Ả Rập

    Đây là truyện dân gian, bao gồm nhiều truyện nhỏ, nối tiếp nhau, có nguồn gốc lâu đời ở miền Đông - đế chế của các hoàng đế Ả Rập thời cổ, đƣợc bổ sung qua nhiều thế kỉ và đƣợc phổ biến rộng rãi trên xứ sở của người Ả Rập rồi lan truyền khắp thế giới. Không những trẻ em châu Âu thời đó mà ngay cả bây giờ, trẻ em khắp thế giới cũng biết câu chuyện về chàng thuỷ thủ Sinbad, Alibaba và 40 tên cướp hay Aladin và cây đèn thần… Nó trở thành một trong những tác phẩm đƣợc đọc nhiều nhất ở mọi thời đại.

    Sử học

    Ông hay đi du lịch nhiều nơi trên thế giới và đã gom tất cả những điều ông nhận thức đƣợc vào một bộ Bách khoa toàn thƣ gồm 36 quyển tên là “Akhbar az Zaman” (Lịch sử thời đại), mà ngay những học giả thích tìm hiểu đế quốc Hồi giáo nhất cũng cho là dài quá. Rất ít khi họ chịu nghiên cứu kĩ lƣỡng xuất xứ, quá trọng và quá tin những truyền thuyết móc nối vào nhau nhƣ những mắt một sợi dây xích mà không ngờ rằng mỗi mắt có thể lầm lẫn hoặc ngụy tạo, thành tựu đôi khi họ kể những chuyện ngây ngô về điềm lành, điềm dữ, phép mầu và huyền thoại.

    Triết học

    Al Ghazali, người kế tục truyền thống của Asharite cho rằng con đường của Thượng đế nằm ngoài mọi khả năng hiểu biết của con người, đã công kích quan điểm này trong tác phẩm “Sự mơ hồ của các nhà triết học”, ông cố chứng minh quan niệm nói rằng mọi vật do Thƣợng đế sáng tạo ra, đồng thời việc sử dungjphwowng pháp suy lý là sai lầm trong khi nghiên cứu những sự vật tối thƣợng. Ông khẳng định triết lý Hồi giáo ƣu việt hơn so với “Nhà nước lý tưởng” của Platon, vì đạo Hồi tìm kiếm hạnh phúc cho tất cả mọi người, chứ không phải chỉ cho tầng lớp tinh hoa; và ông cũng chứng tỏ mình không hề cố chấp khi lấy làm tiếc rằng đạo Hồi không cho người phụ nữ đƣợc quyền bình đẳng với nam giới giống nhƣ Platon đã làm trong tác phẩm “Cộng hòa” của ông ta.

    Nghệ thuật

    • Nghệ thuật tạo hình

      Nghệ thuật viết chữ đẹp của người Ả Rập Hồi giáo có ảnh hưởng rất lớn tới nghệ thuật châu Âu bởi có nhiều hoạ sĩ đã áp dụng nguyên xi tác phẩm của các nghệ nhân Hồi giáo vào trong các bức hoạ của mình mà điển hình là trong bức “Đức mẹ đồng trinh đăng quang” của hoạ sĩ Lippi (1406- 1469), hiện đƣợc trƣng bày ở bảo tàng Uffizi của Florence, các thiên thần trong tranh đang cùng nhau nâng một dải khăn voan dài thướt tha được trang trí bởi những dòng chữ Ả Rập. Người đương thời đã miêu tả vẻ đẹp của thánh đường như sau: “bình minh ló dạng, khi những tia nắng đầu tiên đập vào nóc vòm, và lớp phủ màu vàng của nó phản chiếu những tia nắng này, lúc đó tàn bộ thánh đường là cả một cảnh tượng ập vào mắt người xem, một cảnh tượng mà không thể thấy ở một nơi nào khác trong cả thế giới Hồi giáo, cũng như chưa từng nghe thấy có một công trình nào được xây cất trước đó có thể so sánh về vẻ Thạch vòm” [13, 102].

      Hình 4: chữ thảo  [nguồn:
      Hình 4: chữ thảo [nguồn:

      Khoa học tự nhiên

        Các nhà toán học Ả Rập không chỉ kế thừa các thành tựu toán học của Hy Lạp và Ấn Độ cổ đại, mà bằng những công trình, phát minh của mình đã đóng góp và thúc đẩy các chuyên ngành số học, hình học, đặc biệt là đại số và lƣợng giác phát triển (đưa ra hệ thập phân và các quy tắc, hoàn thiện và hệ thống hóa các phương pháp khai căn, các lý thuyết và cách giải các phương trình bậc hai, bậc ba, các phép. cầu phương tiết diện hình nón, định luật về các đường thẳng song song, các định luật về hàm số lƣợng giác, lập ra đƣợc các bảng lƣợng giác với độ chính xác lớn..). Người Ả Rập xây dựng ngành vật lí học dựa trên những nguyên tắc cơ bản của Aristotle, nhƣng họ cũng tìm ra những khái niệm vật lí mới nhƣ là quán tính, không gian, thời gian, họ cũng phát minh ra quả lắc và phát triển thuyết nguyên tử trên cơ sở nghiên cứ những khái niệm về nguyên tử của người Hi Lạp cổ.

        ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG NGƯỜI CHĂM Ở VIỆT NAM 3.1. Con đường Hồi giáo vào Đông Nam Á

        Cộng đồng Hồi giáo người Chăm ở Việt Nam

          Người Chăm Islam tin rằng những lễ vật trong các lễ hội chính là phúc lộc mà Thƣợng Đế ban tặng cho họ, vì vậy hàng năm họ có rất nhiều ngày lễ nhƣ: kỉ niệm ngày sinh Muhammad, ngày Muhammad đến Mecca, ăn chay trong tháng Ramadan, hành hương, lễ đón năm mới theo lịch Hồi, lễ Ashoura vào dịp đầu năm để tạ ơn Thƣợng đế đã ban bố thực phẩm cho con người và ngày Raya Adha vào dịp cuối năm…. Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1992 đã đƣợc phép thành lập Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo thành phố Hồ Chí Minh, trụ sở tại số nhà 15 đường Nguyễn Văn Trỗi, phường 15, quận Phú Nhuận; nhiệm kỳ hoạt động cẩ Ban Đại diện là 5 năm, bao gồm Trưởng ban, các Phó Trưởng ban, Thư ký, ngoài ra còn có Ban cố vấn, bộ phận văn phòng và Ban quản trị của 14 khu vực.

          Hình 10: Các cô gái Chăm Islam  [nguồn: http://www.travelatvietnam.com/]
          Hình 10: Các cô gái Chăm Islam [nguồn: http://www.travelatvietnam.com/]