MỤC LỤC
Ngoài ra, công ty còn có các nhân viên kế toán tại các xí nghiệp và các đơn vị khoán có nhiệm vụ tập hợp và xử lý sơ bộ các số liệu chứng từ từ các đội và phân xưởng rồi chuyển về phòng Tài chính kế toán để các kế toán viên tiến hành hạch toán theo chức năng chuyên môn. Quy trình lập, luân chuyển và lưu giữ chứng từ được thực hiện đầy đủ theo từng phần hành cụ thể và đúng chế độ kế toán hiện hành, đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý và hợp lệ của chứng từ làm căn cứ ghi sổ kế toán và thông tin cho nhà quản lý. + Chứng từ về tài sản cố định: Biên bản bàn giao TSCĐ, thẻ TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản giao nhận TSCĐ và sửa chũa lớn hoàn thành, biên bản đánh giá lại TSCĐ, biên bản bàn giao thiết bị, hợp đồng bảo hành sửa chữa, biên bản kiểm tu xe….
Công ty cổ phần nhôm kính Việt Phát là một doanh nghiệp hoạt động với quy mô không lớn lắm nên ngoài việc tuân thủ chế độ kế toán của Bộ Tài Chính, công ty còn phải tuân thủ theo những quy định về kế toán mà do chính công ty đề riêng ra. Căn cứ vào tình hình thực tế sản xuất kinh doanh, căn cứ vào khả năng cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, yêu cầu thông tin kinh tế, công ty cổ phần nhôm kính Việt Phát đã lựa chọn và áp dụng hình thức nhất kí chung vào công tác kế toán. Việc đối chiếu kiểm tra số liệu giữa kế tóan tổng hợp và kế toán chi tiết được thực hiện bằng cách đối chiếu giữa bảng đối chiếu số phát sinh (lập trên cơ sở các sổ cái) và các bảng tổng hợp chi tiết (lập trên cơ sở các sổ kế tóan chi tiết tương ứng).
Trường hợp dùng sổ nhật ký đặc biệt thì hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký đặc biệt có liên quan, định kỳ hoặc cuối tháng tổng hợp các nghiệp vụ trên sổ nhật ký đặc biệt và lấy số liệu tổng hợp ghi một lần vào sổ cái. Đối với các tài khoản có mở các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết thì sau khi ghi sổ nhật ký phải căn cứ vào chứng từ gốc ghi vào các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết liên quan, cuối tháng cộng sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết của từng tài khoản để đối chiếu với bảng cân đối số phát sinh.
Giá thành sản phẩm xây lắp của công trình là toàn bộ chi phí tính bằng tiền để hoàn thành khối lượng xây lắp theo quy định. Giá thành dự toán: là tổng chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng xây lắp công trình, giá thành dự toán được xác định theo định mức và khung giá quy định áp dụng cho từng vùng lãnh thổ. Giá thành thực tế: Là toàn bộ các chi phí thực tế phát sinh để hoàn thành bàn giao khối lượng xây lắp mà Công ty đã nhận thầu.
Xác định đối tượng chi phí sản xuất là công việc đầu tiên và quan trọng đối với công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp của các công trình. Bên cạnh đó, Công ty cổ phần nhôm kính Việt Phát mang đầy đủ nét đặc thù của một doanh nghiệp xây lắp: thời gian thi công công trình dài, sản phẩm mang tính cố định, đơn chiếc, doanh nghiệp thực hiện nhiều khu vực thi công… Vì vậy, đối tượng kế toán chi phí trong Công ty cổ phần nhôm kính Việt Phát là các công trình, hạng mục công trình nhưng chủ yếu là các công trình. Trong trường hợp chi phí phát sinh liên quan đến nhiều công trình thì được kế toán tập hợp chung rồi phân bổ cho các công trình theo các tiêu thức phân bổ phù hợp.
Cuối kỳ khi kế toán Công ty đã có đầy đủ số liệu, chứng từ liên quan đến từng công trình thì kế toán chi phí giá thành sẽ tiến hành tập hợp chi phí sản xuất làm cơ sở tính giá thành sản phẩm. Sau đõy để làm rừ nội dung, quy trỡnh kế toỏn chi phớ sản xuất và tớnh giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhôm kính Việt Phát, em xin lấy số liệu năm 2008 của công trình Thùy Dương Plaza – Hải Phòng do Công ty trực tiếp thi công làm ví dụ minh họa.
Chi phí sản xuất được tập hợp vào tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” cho công trình Thùy Dương plaza. Phương pháp tập hợp chi phí tại công ty là phương pháp trực tiếp, chi phí sản xuất phát sinh ở công trình nào thì được hạch toán tổng hợp vào công trình đó từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành. Nợ TK154-Thùy Dương Plaza: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Sổ chi tiết tài khoản 154: Sẽ tập hợp chi phí phát sinh liên quan đến công trình, giá vốn công trình, giá trị sản phẩm dở dang còn lại cuối quý của từng công trình. Sổ cái tài khoản 154: phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh, giá vốn, giá trị còn lại của tất cả các công trình đang thi công của Công ty. Sổ chi tiết tài khoản và công trình TK154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Căn cứ vào sổ chi tiết TK 154 và sổ cái tài khoản 154, Kế toán lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất thực tế cho từng công trình.
Sau khi tính được giá thành công trình hoàn thành bàn giao trong kỳ, kế toán kết chuyển sang TK 632 “ giá vốn hàng bán”.