Giá trị nội dung các văn khắc Hán Nôm tại xã Thuỷ Dương, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế

MỤC LỤC

Giá trị nội dung

Ca ngợi phong cảnh cuộc sống quê hương

Nhà văn Ilyaeren Bua đã từng nói: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất, yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị chua chát của trái lê mùa thu hay mùa thảo nguyên có hơi rượi mạnh…”. Theo quan niệm về phong thủy thì núi cao là biểu hiện của sự vững chãi lâu dài, là thế “tụ” tức hun đúc khí tinh anh của trời đất vạn vật; còn nước sâu là biểu tượng của sự lưu chảy vận động của tự nhiên, là thế “tán” tức thổi vào khí lành và xua đi khí độc. Cột đứng trước sân, như thế cái bút in xuống nước thành một dải Biểu ở ngoài án, như ngôi sao văn học treo lơ lửng giữa mặt trăng mặt trời.

Nổi bật hơn hết đó chính là những ngọn núi cao nhô lên như hình cây bút, rồi ngôi sao văn học… chúng đều là những biểu tượng của tri thức và truyền thống hiếu học trong mỗi dòng họ ở làng xã. Tinh thần hiếu học như vậy chính xuất phát từ những con người xuất thân từ nơi thôn dã, muốn có cái chữ để sau này ra đời học hỏi về xây dựng quê hương thêm xinh tươi, giàu đẹp. (nhà thờ họ Lê Bá Thúc Trọng Quý) Câu đối trên đặt hai hình ảnh biểu trưng cho sự gắn bó bền chặt của nếp sống làng xã ngày xưa: ngôi đình tượng trưng cho toàn bộ làng xã, là cái chung; ngôi nhà tượng trưng cho gia đình, là cái riêng.

Tác giả dân gian đã dùng điển tích vua Nghiêu vua Thuấn, đó là hai ông vua sáng bên Tàu thời cổ đại đã xây dựng nên một thời đại và xã hội thanh bình bậc nhất trong lịch sử nhằm nói lên cái thịnh vượng yên bình đó trên chính đất nước quê hương mình. Tuệ nhật chiếu trường không, thảo mộc sơn hà thành tú lệ Từ phong xuy tịnh địa, Sĩ Nông Công Cổ cộng thanh lương Mặt trời trí tuệ chiếu khắp không gian, cây cỏ nước non nên đẹp đẽ. (Chùa Hoa Nghiêm) Câu đối trên khắc ở tam quan chùa Hoa Nghiêm như nhắn nhủ về sự che chở và độ trì của hồn thiêng sông núi và của Phật pháp.

Cảnh tượng hiền hòa yên vui trên quê hương ngày càng đổi mới, cảnh sắc đậm tình cùng với những con người chân quê lam lũ được thể hiện qua những câu chữ chứa đựng nhiều ý nghĩa càng làm cho tình yêu quê hương đất nước trong mỗi chúng ta ngày càng sâu xa, đằm thắm.

Ca tụng công đức của các bậc Thánh thần, Phật pháp và ca ngợi công ơn của Tổ tiên

Nhờ vậy mà dân chúng trong chòm xóm được mãi mãi an khang (miếu thôn hai) Câu đối trên được khắc tại miếu thôn hai, đó là một ngôi miếu nằm trên một khoảng đất bằng phẳng, sạch sẽ, miếu mạo uy nghiêm. (Đình Thanh Thủy Thượng) Câu đối được khắc ở tiền đường nhà truyền thống của đình Thanh Thủy Thươ ̣ng (Trước đây là Văn Thánh của làng) cho ta thấy được nếp sống tốt đẹp của người dân ở bản xã nói riêng và con người Việt Nam nói chung, đó là mến chuộng đạo đức, yêu thích văn học và tự hào về văn hoá. Nhân y pháp, pháp y nhân, đốn diệu tùy cơ văn diệu hiện Phật tức tâm, tâm tức Phật, cổ kim bất dị hợp chân tông Phật là tâm, tâm là Phật, xưa nay chẳng khác hợp với chân tông Người và pháp nương tựa nhau, tinh diệu tuỳ cơ mà thấy diệu hiện ra.

Các triều đại phong kiến ở Trung Hoa cũng như ở Việt Nam tuỳ từng lúc có những chính sách khác nhau đối với Phật giáo nhưng trên hết vẫn công nhận Phật giáo với đạo pháp và giáo lý của mình luôn là cái đức nghĩa để bình ổn thiên hạ. Người Việt chúng ta đến với Phật giáo đâu chỉ với sự mong muốn được giải thoát và tìm về với cừi niết bàn tịch diệt mà chỳng ta đến với Phật giỏo vỡ đõy là tụn giỏo phự hợp với truyền thống đạo đức và văn hoá của dân tộc. Dân tộc ta xưa nay vốn đề cao truyền thống "Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ quả trồng cây", luôn luôn biết ơn những bậc tiên tổ đã có công lao mở mang khai hoá cho dòng họ và quê hương.

(Chùa Nam Sơn) Mong muốn có một xã hội tốt đẹp với cha từ con hiếu nền nếp gia phong, với vua sáng tôi hiền cùng nhau xây dựng nên đất nước thái bình thịnh trị luôn là khát khao cháy bỏng từ xưa. Đặc biệt đây được xem là thứ chữ thánh hiền cao quý, chuyển tải cái đạo học sâu xa uyên bác nên chữ Hán là thứ chữ được coi là thứ văn tự chính thức không thể thay thế được trong nền văn hoá phương đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Đối với công trình kiến trúc văn hoá truyền thống, ngay khi đi đến tam quan ta đã thấy những bức hoành phi đại tự to được đặt ở chính giữa, phía dưới là đôi câu đối đặt dọc, ở hai bên cổng phụ cũng tương tự như vậy.

Bên dưới các hoành phi là cặp câu đối, bên cạnh những chữ Hán vẫn là những dòng chữ lạc khoản hoặc đôi khi được tạc thêm hình hoa lá uốn lượn trên mỗi góc làm tăng thêm tính cân đối, hài hoà cho cả câu đối.

Hình thức nghệ thuật của câu đối

Chính vì vậy phần văn chuông và văn bia tại xã Thuỷ Dương đều không nổi bật về giá trị nghệ thuật cả về trang trí lẫn văn học mà chỉ cú phần cõu đối mới thể hiện được rừ ràng và đầy đủ nhất. Do đặc điểm cấu trúc ngôn ngữ nên ở ba nước đồng văn với Trung Quốc chỉ có Việt Nam là có thể dùng tiếng nói của dân tộc mình sáng tác câu đối còn Nhật Bản và Triều Tiên chỉ sáng tác được câu đối bằng chữ Hán. Bởi vậy nên khi sáng tác câu đối người ta rất chú ý đến việc sử dụng các biện pháp tu từ từ chương học để làm cho câu đối trở nên sinh động, bóng bẩy và mang hiệu quả nghệ thuật cao.

Vế trên, chữ cuối ở đoạn đầu là tiếng bằng và chữ cuối câu là tiếng trắc thì vế dưới ngược lại, chữ cuối ở đoạn đầu là tiếng trắc còn chữ cuối câu là tiếng bằng. Như đã trình bày, một câu đối hay không chỉ cân chuẩn về thanh mà còn phải cân chuẩn về loại để câu đối thêm sắc sảo về ý nghĩa và đạt hiệu quả nghệ thuật cao. Do câu đối là loại văn cô đọng và súc tích nhưng chứa đựng một nội dung và ý nghĩa rộng lớn nên việc sử dụng tu từ cũng rất đa dạng và phong phú, đảm bảo sự chuẩn xác, cân xứng trong câu đối.

Diệu nghĩa Như Lai quảng hàm tàng, hành thâm liễu ngộ năng thể liễu Viên tu chính huyền giới định tuệ, tức phàm tâm hóa tác Thánh tâm Có thể đặt chữ ở đầu hoặc ở cuối, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp lệch đi chút ít vẫn được chấp nhận. Đặc biệt hơn nữa là kiểu chơi chữ hay còn gọi là chiết tự, tức là ghép hay chia các chữ ra thành những chữ mới, vừa có ý nghĩa về câu vừa có sự thú vị về chữ. Dù câu đối được sáng tác theo kiểu nào và sử dụng biện pháp tu từ nào đi chăng nữa thì mục đích cuối cùng vẫn là chuyển tải những thông điệp mang ý nghĩa sâu xa mà người viết kí thác vào đó.

Câu đối ở xã Thuỷ Dương cũng chứa đựng nhiều giá trị nội dung và nghệ thuật rất phong phú, thể hiện tài năng sáng tạo, sự thông minh nhanh nhạy và tinh thần mến chuộng văn chương.

KẾT LUẬN

Đối với nền văn hoá cổ truyền của dân tộc Việt Nam ta, không thể không nhắc tới câu đối. Dù ở thời gian nào không gian nào cũng đều có sự hiện diện của câu đối, nó là một nét đặc trưng của văn hoá làng xã Việt Nam. Qua đú, ta lại được thấy rừ nột hơn về đời sống tõm hồn và thế giới quan, nhân sinh quan của bản xã nói riêng và cả đất nước nói chung.

Đây là những di sản rất có giá trị cần bảo tồn và phát huy hơn nữa nhằm giữ gìn truyền thống và bản sắc văn hoá của dân tộc. Câu đối tuy chỉ có hai vế với lượng chữ có hạn nhưng chừng ấy cũng đã đủ để thể hiện những quan điểm một cỏch đầy đủ và mang một ý nghĩa vụ cựng rừ ràng sắc nột.