MỤC LỤC
Nghị định số 199/2004/NĐ – CP ban hành ngày 03 tháng 12 năm 2004, quy định “vốn huy động của doanh nghiệp” là số vốn doanh nghiệp Nhà nước huy động dưới hình thức: phát hành trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu doanh nghiệp; vay của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp, kể cả ở nước ngoài; vay vốn của người lao động và các hình thức huy động vốn khác để phục vụ kinh doanh nhưng không làm thay đổi hình thức sở hữu của doanh nghiệp tuy nhiên có sự phân cấp thẩm quyền quyết định hợp đồng vay vốn giữa đại diện chủ sở hữu và người điều hành doanh nghiệp, Giám đốc chỉ được quy định các hợp đồng vay vốn có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mức vốn điều lệ của doanh nghiệp. Tuy nhiên các Tổng công ty huy động vốn và phương pháp huy động vốn tuỳ thuộc vào vị trí pháp lý và uy tín của Tổng công ty trên cơ sở hành lang pháp lý của Nhà nước, chính sách huy động vốn phải phù hợp với điều kiện thực, nhu cầu phát triển trên cơ sở đã phát huy tối đa nguồn lực trong nội bộ Tổng công ty mới thực hiện huy động vốn từ bên ngoài, trong đó chú trọng huy động vốn từ các tổ chức tín dụng trong nước trước hết, nếu trong nước không đủ tài trợ mới huy động từ nguồn vốn ngoài nước, có như vậy mới tận dụng nội lực từ nền kinh tế một cách triệt để, sử dụng nguồn vốn huy động đúng mục đích, thực hiện nghiêm chỉnh chính sách quản lý tài chính tiền tệ của Nhà nước.
Trong quá trình thực hiện cơ chế huy động vốn trong các Tổng công ty Nhà nước, hầu hết các Tổng công ty hoạt động trong điều kiện thiếu vốn trầm trọng, nhu cầu về vốn cho đầu tư đổi mới công nghệ cần một lượng rất lớn, trong khi nguồn vốn trong nội bộ Tổng công ty chỉ đủ đảm bảo cho những dự án vay vốn ngắn hạn hoặc tài trợ cho các dự án vốn có khả năng thu hồi nhanh, một trong những nhân tố quan trọng đó là quá trình làm phân tán vốn trong nội bộ Tổng công ty, do cơ chế tổ chức quản lý có nhiều mâu thuẫn, các đơn vị hạch toán độc lập được quyền tự chủ hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư sau ki đã hoàn thành nghĩa vụ ngân sách và Tổng công ty, dẫn đến các đơn vị đầu tư phân tán thiếu nguồn lực tập trung cho những dự án có tính chất chiến lược chung cho Tổng công ty, khả năng huy động trong các đơn vị nội bộ thiếu thực thi… Đây chính là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến cơ chế huy động vốn của các Tổng công ty, điều dó đòi hỏi các Tổng công ty có chính sách thích hợp trong cơ chế huy động vốn để đạt hiệu quả cao. - Những yếu tố chung về môi trường bên ngoài doanh nghiệp: Đây là những đánh giá về rủi ro chung của thế giới (trạng thái nền kinh tế thế giới), rủi ro khu vực (trạng thái phát triển của khu vực nơi có lãnh thổ quốc gia mà doanh nghiệp đang hoạt động), rủi ro quốc gia (gồm rủi ro chính trị được xem xét dưới góc độ thể chế chính trị đảm bảo quyền lợi cho người đầu tư và rủi ro kinh tế).
- Thực hiện kinh doanh, dịch vụ về vận tải hàng không đối hành khách, hàng hoá ở trong nước và ngoài nước theo quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển ngành hàng không dân dụng của Nhà nước, cung ứng các dịch vụ thương mại kỹ thuật hàng không và các ngành có mối quan hệ gắn bó với nhau trong dây chuyền kinh doanh vận tải hàng không, xây dựng kế hoạch phát triển, đầu tư, xây dựng, tạo nguồn vốn, thuê và cho thuê, mua sắm tàu bay bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, phụ tùng, nguyên liệu, nhiên liệu cho ngành hàng không; liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật. Nhà chức trách hàng không dân dụng là cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành hàng không (Cục hàng không dân dụng Việt Nam), nhà chức trác hàng không quy định cơ chế hoạt động của thị trường hàng không như cho phép nhà vận chuyển hàng không nào được phép khai thác thị trường hàng không xác định, quy định đường bay, khối lượng vận chuyển, tần xuất bay, kiểm tra an ninh an toàn… giá cước, chất lượng vận chuyển, những quy định khác có liên quan.
Các doanh nghiệp có quyền chủ động hơn trong huy động vốn, dưới góc độ pháp lý, hệ thống văn bản của Nhà nước quy định cơ chế quản lý tài chính, cơ chế huy động vốn đối với Tổng công ty, các doanh nghiệp có quyền huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh: vay vốn ngân hàng; các tổ chức tín dụng; cá doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; phát hành trái phiếu… Tuy nhiên, trên thực tế Tổng công ty hàng không vẫn bị ràng buộc bởi nhiều lý do chủ quan và khách quan tác động đến quá trình triển khai và thực hiện cơ chế huy động vốn. Nhưng thực tế do sự thay đổi thường xuyên của hệ thống văn bản của Nhà nước, sự triển khai hướng dẫn thực hiện theo hệ thống văn bản, thường hiểu theo một chiều, thậm trí trái ngược, tính định hướng của hệ thống pháp luật khụng rừ ràng, vận dụng tuỳ tiện, cơ quan hành phỏp nhiều khi khụng căn cứ vào hệ thống văn bản của Nhà nước, xử lý theo ý chủ quan, chính điều đó phần nào đã tác động đến chiến lược huy động vốn dài hạn của Tổng công ty, gây tâm lý bị động, ỷ lại, cản trở chính Tổng công ty không dám mạnh dạn trong hoạt động huy động vốn.
Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước quy định chặt chẽ các thể lệ, thủ tục pháp lý trong hoạt động huy động vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, đặc biệt là chế độ bảo lãnh, thế chấp, hạn mức tín dụng… Thực chất Nhà nước đã tạo ra một hành lang pháp lý, cho phép các doanh nghiệp được huy động vốn dưới nhiều hình thức nhằm phát huy tối đa nguồn của doanh nghiệp đơn vị trên cơ sở khung pháp lý đã được Nhà nước cho phép nhằm tránh những rủi ro cho Nhà nước và cho doanh nghiệp. Khi xây dựng cơ chế huy động vốn, một mặt Tổng công ty đã căn cứ vào cơ sở pháp lý của Nhà nước, mặt khác đã xuất phát từ thực tiến sản xuất kinh doanh, kinh nghiệm huy động vốn từ những năm trước và kinh nghiệm học hỏi được từ các Hãng hàng không thế giới, Tổng công ty hàng không cũng đã tạo dựng được cơ chế huy động vốn làm cơ sở động viên khuyến khích mọi đơn vị thành viên trong Tổng công ty tham gia việc thực hiện cơ chế huy động vốn đạt kết quả tốt, đáp ứng mọt phần nhu cầu vốn cho kinh doanh.
• Tổng lợi nhuận trước thuế: Nhịp tăng bình quân 15%/năm. Căn cứ vào những chỉ tiêu mang tính định hướng trên, Tổng công ty đã xây dựng kế hoạch dài hạn nhu cầu về vốn cho những năm tới như sau:. Cơ cấu vốn cố định / vốn lưu động. Von co dinh Von luu dong. Với tỷ lệ này phù hợp với đặc thù của ngành hàng không trong đó giá trị tài sản máy bay chiếm tỷ trọng 60% – 65%. Cơ cấu theo nguồn hình thành. Với phương châm tự lực tự cường, trong đó nguồn vốn nội lực là quyết định, vốn bên ngoài là quan trọng, xác định hợp lý cơ cấu nguồn vốn trên cơ sở định hướng giữ vững vai trò chủ đạo của Nhà nước, từng bước nâng cao tỷ lệ vốn chủ sở hữu của Nhà nước lên 60% trong tổng vốn, với hình thức: kết hợp cùng một lúc nhiều hình thức tài trợ tài chính trong mỗi một dự án, theo quan điểm, hiệu quả, đảm bảo thực thi và an toàn tài chính, duy trì tính linh hoạt cần thiết trong sản xuất kinh doanh. Cơ cấu theo nguồn hình thành. Đơn vị tính: Tỷ đồng. Von Nha nuoc Von tu bo sung von vay. Dự báo nhu cầu vốn trong chiến lược phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Để đạt được các chỉ tiêu trên, Tổng công ty đã đề ra hàng loạt các chính sách và giải pháp, trong đó giải pháp huy động vốn đầu tư được đặt biệt coi trọng, xem đây là chìa khoá để giải quyết thành công chiến lược phát triển của Tổng công ty. Với giải pháp tăng tiềm lực về tài chính bằng cách tăng thu, kiểm soát chặt chẽ chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược huy động vốn của Tổng công ty. Ngoài nguồn vốn đầu tư được huy động từ nội bộ Tổng công ty, cần phải huy động các nguồn vốn khác và hỗ trợ của Nhà nước mới cân đối được nhu cầu về vốn. Trong đó: Tổng công ty đề ra các phương án huy động vốn để lựa chọn phương án khả thi nhất, phù hợp với thực tế kinh doanh và có tính đến những biến động. Đơn vị tính: Tỷ đồng. Noi bo Ben ngoai Nha nuoc. Tập trung nguồn vốn huy động nội bộ vào việc phát triển kinh doanh như bổ sung vốn lưu động, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tích luỹ 40% - 50%. nguồn lợi nhuận kết hợp với nguồn khấu hao cơ bản tích luỹ hàng năm để tạo vốn mua máy bay. Nguồn vốn này đáp ứng 15% giá trị các hợp đồng mua máy bay và thiết bị đồng bộ. Khai thông các nguồn vốn huy động từ bên ngoài chủ yếu là đầu tư mua máy bay, chú trọng nguồn vốn Nhà nước bảo trợ cấp vốn cho Tổng công ty thông qua các dự án mua máy bay. Nguồn vốn huy động từ bên ngoài thông qua Nhà nước vay vốn ODA với lãi suất thấp, Tổng công ty sử dụng nguồn vốn này vào đầu tư cơ sở hạ tầng, mua máy bay và các thiết bị đồng bộ khác. Nhà nước hỗ trợ vốn thông qua chính sách thuế; Nhà nước cho phép Tổng công ty được để lại 100% lợi nhuận hàng năm và cấp một phần vốn để đầu tư xây dựng cơ bản nguồn vốn này ghi vào mục vốn ngân sách Nhà nước. Các phương án trên được cụ thể hoá như sau:. Một số chỉ tiêu chiến lược về huy động vốn đến năm 2020. Huy động từ nội bộ:. Trong đó: Lợi nhuận Khấu hao. Huy động từ bên ngoài:. Trong đó: Huy động từ bên ngoài Nhà nước hỗ trợ. Nhà nước cấp nguồn từ ngân sách hoặc tài trợ vay vốn ODA). - Chính sách điều chuyển vốn nội bộ: Cơ chế này cho phép huy động vốn nhàn rỗi trong nội bộ và chủ yếu dựa vào nhu cầu sử dụng vốn của từng đơn vị thành viên, trên cơ sở phương án xin bổ sung cấp vốn của các đơn vị, nguồn vốn huy động trong cơ chế này là loại vốn không cần dùng, vốn nhàn rỗi, vật tư tồn kho chưa dùng, dựa trên cơ sở kế hoạch đầu năm và cân đối các nguồn lực toàn Tổng công ty, Chủ tịch hội đồng quản trị thay mặt chủ sở hữu vốn là người quyết định cuối cùng điều động vốn không hoàn trả, hoặc hoàn trả giữa các đơn vị, một bên là đơn vị cần vốn, một bên là đơn vị khác xét thấy chừng mực nào đó có thể dư vốn.
Nhà nước bằng nhiều hình thức khác nhau tác động tích cực đến quá trình hội nhập hoạt động huy động vốn của các Tổng công ty Nhà nước trên thị trường vốn quốc tế đặc biệt là khai thông quan hệ trực tiếp với các đối tác cung ứng vốn trên thị trường thế giới, cho phéo Tổng công ty Nhà nước thực hiện đa dạng các hình thức huy động vốn, linh hoạt các hình thức hoàn trả bằng cách giảm thuế, tăng mức trích khấu hao cơ bản, giảm thuế thu nhập… có như vậy hiệu quả của cơ chế huy động vốn của Tổng công ty mới phát huy tác dụng tích cực trong việc khai. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn huy động là tiền đề để thực hiện thành công cơ chế huy động vốn, cơ chế huy động vốn có thực hiện hay không là phụ thuộc vào việc sử dụng các nguồn vốn huy động vào phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động thực chất là giảm chi phí tới mức thấp nhất các loại chi phí vốn như giảm chi phí lãi vay, chi phí bảo lãnh thế chấp, các chi phí káhc liên quan đến quá trình đàm phán huy động vốn… đồng thời tổ chức tốt việc lựa chọn đối tác cung ứng vốn đảm bảo chi phí vốn thấp nhất.
Tổ chức bộ máy quản lý và điều hành huy động vốn xuất phát từ thực tế tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với mục tiêu chiến lược chung của Tổng công ty, bộ máy quản lý đòi hỏi phải gọn nhẹ, tinh thông nghiệp vụ, thống nhất chỉ huy và điều hành từ trên xuống đến cơ sở, đồng thời nờn cú cỏn bộ chuyờn trỏch theo dừi, kiểm tra giỏm sỏt tỡnh hỡnh thực hiện huy động vốn với kinh nghiệm và bản lĩnh trong việc tổ chức đàm phán ký kết hợp đồng huy động vốn. Đối với ngành ngân hàng: Đa dạng hoá các loại hình tín dụng, chú trọng tới các hình thức tín dụng với khối lượng lớn, thời hạn dài, áp dụng các hình thức ưu đãi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Tổng công ty Hàng không tiệp cận với nguồn vốn của các ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng thương mại trong nước.