MỤC LỤC
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1600mm rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, song lượng mưa phân bổ không đều 60 – 80% lượng mưa tập trung vào tháng 8 đến tháng 10. Có thể nói diện tích sản xuất nông nghiệp chiếm một phần không nhỏ trong tông diện tích đất tự nhiên, chiếm tới 55,58 % tổng diện tích đất tự nhiên của thôn. - Yên Định tương đối có lợi thế và tiềm năng về vị trí địa lý, đất đai, bờ biển, lao động cho phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là phát triển Nông nghiệp, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, gắn với nghề thương mại dịch vụ.
- Có đội ngũ cán bộ thôn năng động , nhiệt tình , luôn tâm huyết với phong trào, đặc biệt có tinh thần đoàn kết, sự thống nhất cao trong đảng và ngoài quần chúng, nhân dân luôn cần cù, chịu khó, và có tâm huyết cao. - Sản xuất nông nghiệp mới chỉ 1/3 diện tích nông nghiệp có hệ thống thuỷ lợi cung cấp nước tưới hợp lí, số diện tích còn lại phụ thuộc thời tiết, chưa có hệ thống thuỷ lợi cung cấp hệ thống nước tưới tiêu hợp lí, thường bị ảnh hưởng bão gió, nắng hạn. - Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội vẫn còn thấp, nhiều tuyến đường nông thôn đã bị xuống cấp, các tuyến đường liên thôn xây dựng chưa theo tiêu chuẩn phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” phát triển cầm chừng, chất lượng gia đình văn hoá chưa cao, mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân còn thấp.
- Sản xuất nông nghiệp còn manh mún nhỏ lẻ, chưa có mô hình nổi trội, chưa hình thành được vùng sản xuất hàng hoá tập trung, các ngành nghề khác đang còn phát triển tự phát, quy mô sản xuất của hộ còn nhỏ,. Năng suất, chất lượng, hiệu quả chưa cao, sản xuất chưa gắn với thị trường, khả năng cạnh tranh hàng hoá với nông sản còn thấp, việc chuyển giao , ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật còn hạn chế. Như vậy nhìn chung vụ Đông Xuân mang năng suất cao hơn vụ Hè Thu, nguyên nhân là do vụ Đông Xuân là vụ sản xuất chính, có điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự phát triển của cây lúa, nên diện tích, sản lượng cao hơn, vì thế năng suất của vụ Đông Xuân cũng cao hơn.
Có sự khác nhau như vậy là do hộ khá giàu có điều kiện về vốn, về kĩ thuật và phần lớn số hộ khá giàu là hộ chịu khó, siêng năng, nên đã thuê lại đất của những hộ nghèo mà không có điều kiện sản xuất. (Nguồn: số liệu điều tra) Hộ khá- giàu là những hộ có điều kiện sản xuất,vì vậy các trang bị kĩ thuật của nhóm hộ này khá đầy đủ, với trung bình là 1,21 con trâu bò, trong khi đó hộ nghèo chỉ là 0,87. Trong đó, tỷ lệ thu nhập của cây lúa chiếm hơn 40% tổng thu nhập, trong khi đó hộ khá- giàu chiếm 26,2%, ngoài làm lúa, hộ khá giàu và trung bình còn làm các công việc khác như buôn bán, thợ nề.
Song đối với người sản xuất nông nghiệp thì việc đầu tư bao nhiêu là hợp lí vẫn đang là một ẩn số bởi vì từ xưa tới nay người dân vẫn thường sản xuất theo kinh nghiệm và thói quen là chính. Do vậy vấn đề phải đặt ra là ngoài việc tiết kiệm, sử dụng hợp lý, đúng kỹ thuật các yếu tố đầu vào như phân thuốc, điều quan trọng nhất là phải làm thế nào để giảm được công lao động. Là một trong hai ngành sản xuất vật chất chính của nền kinh tế xã hội nhưng nông nghiệp lại mang lại hiệu quả kinh tế bấp bênh, đánh giá hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp chỉ mang tính tương đối vì vậy rất khó khăn để có cái nhìn đúng đắn đối với sản xuất nông nghiệp.
Một số bà con cho biết: Mặc dù lượng chi phí chúng tôi bỏ ra tương đương với chi phí của các hộ khá giàu và trung bình, nhưng do phải vay mượn để mua phân, thuốc… Điều này đã làm cho việc chậm trễ trong chăm sóc bón phân, phun thuốc…Kết quả là năng suất lúa của nhóm hộ không cao. Ngoài ra, theo lời kể của bà con là, vụ Hè Thu là vụ sản xuất trên đất xấu hơn vụ Đông Xuân, do kế tiếp vụ Đông Xuân mà các chất dinh dưỡng trong đất đã cung cấp cho cây lúa, lại phải làm đất vội nên chưa ngấm đất lâu, dinh dưỡng trong đất chưa kịp thời. Trước thực trạng này, yêu cầu đặt ra là, là phải mua sắm thêm tư liệu sản xuất, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, chọn các loại giống có phẩm chất tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt.
Kết quả mang lại thấp của các hộ không chỉ vì những nguyên nhân chủ quan trên mà còn do các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hạn hán thiếu nước ở vụ HT, sâu bệnh, lúa lỗ gặp rét dẫn đến mất mùa, làm giảm năng suất lúa; thậm chí có hộ giá trị tăng thêm (VA) âm tức là chi phí (IC) lớn hơn giá trị sản xuất (GO). Điều này cho thấy với diện tích đất canh tác lớn, thu nhập của các hộ này phụ thuộc vào việc sản xuất lúa nên đã có sự chú trọng đầu tư thâm canh sản xuất một cách hợp lí và hiệu quả từ đó giảm được chi phí làm cho VA bình quân cao nhất.
Tích cực bố trí các giống lúa lai có năng suất cao, tăng đầu tư thâm canh theo kỹ thuật mới. Tăng cường tìm kiếm đối tác để ký kết các hợp đồng bao tiêu sản phẩm lúa cho người dân để họ an tâm sản xuất.
– Khi chuyển giao các mô hình khoa học kỹ thuật mới đến nông dân, các cơ quan ban ngành cần có chính sách hỗ trợ về vật tư, kỹ thuật, giống, tiền mặt cho hộ nông dân thông qua ký hợp đồng. Đặc biệt về vấn đề vốn, các ngành có liên quan nên đầu tư vốn để xây mới hoặc nâng công suất của các lò sấy hiện tại để phục vụ cho nông dân trong việc dự trữ lúa khi giá lúa trên thị trường xuống thấp hoặc do trời mưa nông dân chưa bán được sau khi thu hoạch. – Cần lập các tổ hợp tác theo khu vực sản xuất (những nông dân có ruộng liền kề nhau) để làm công tác thăm dò thị trường, tìm đầu ra và ký hợp đồng với các nhà tiêu thụ nông sản để lúa bán được giá cao và ổn định hơn.
– Tạo mối quan hệ tốt và lâu dài giữa nông dân với các cơ sở thu mua nông sản, phát huy vai trò của Hợp tác xã nông nghiệp hiện có và thành lập các Hợp tác xã thu mua nông sản. – Khi xây dựng mô hình lúa – màu, ngoài việc xác định vùng đất thích hợp loại cây gì cũng cần phải quan tâm đến việc quy hoạch với diện tích bao nhiêu, đầu ra như thế nào, xác định nhu cầu của thị trường, tránh tình trạng nông dân thấy có hiệu quả nên sản xuất theo phong trào làm cho đầu ra bị ứ đọng ảnh hưởng đến giá cả sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả khi chuyển đổi. – Nâng cao nhận thức của nông dân về tầm quan trọng của thông tin thị trường, kiến thức về kỹ thuật sản xuất, giúp họ hiểu được tầm quan trọng của thông tin đối với đời sống và sản xuất.
Nguồn lao động có thể vận động từ những lao động của thôn nhưng đi làm ở nơi khác, ký hợp đồng hoặc thỏa thuận với những lao động này vào các tháng nào đó thì về địa phương làm công tác thu hoạch cho nông dân; nếu nguồn lao động này không đáp ứng được nhu cầu thì tìm từ những xã lân cận. – Hoàn thiện hệ thống thủy lợi, tập trung nạo vét các kênh thủy lợi nội đồng, đảm bảo tưới tiêu trong sản xuất, đặc biệt quan tâm, ưu tiên đối với những công trình thủy lợi nằm trong vùng có điều kiện khó khăn về nguồn nước. – Khi giới thiệu một mô hình mới, cán bộ khuyến nông cần cảnh báo cụ thể những rủi ro có thể xảy ra và biện pháp khắc phục để khi xảy ra những trường hợp xấu nông dân có khả năng tự giải quyết được.