Giải pháp kinh tế chủ yếu để chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội sang nông nghiệp sinh thái

MỤC LỤC

NHỮNG ĐểNG GểP CỦA LUẬN ÁN

Ngoài ra, để bổ xung các thông tin về việc hình thành và phát triển diện tích các vùng sản xuất tập trung, tình hình xây dựng các khu nông nghiệp-du lịch sinh thái và việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp ở các huyện, tác giả cũng gặp gỡ, phỏng vấn và thu thập số liệu từ các cán bộ phòng Kế hoạch Kinh tế và Phát triển Nông thôn của 5 huyện ngoại thành. - Phương pháp xử lýý số liệu: Nhằm tổng hợp các số liệu thu thập được trong quỏ trỡnh nghiờn cứu để tiến hành phõn tớch so sỏnh, làm rừ cỏc vấn đề thuộc về bản chất của hiện tượng, luận án sử dụng phần mềm thống kê SPSS và sự trợ giúp của bảng tính Excel để phân tích và xử lýý số liệu.

TÊN VÀ KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

Những vấn đề cơ bản về nông nghiệp sinh thái .1 Sơ lược về các nền nông nghiệp trong lịch sử

Từ khái niệm trên, hệ sinh thái nông nghiệp được hiểu là hệ sinh thái tạo thành từ hệ thống sản xuất nông nghiệp (tức là đã có sự tác động của con người và yếu tố thể chế) (sơ đồ 1), nó phản ánh cấu trúc và mối quan hệ tổng thể giữa các tổ chức của cơ thể sống cây trồng, vật nuôi với các yếu tố môi trường vật chất (đất, nước, thời tiết, năng lượng.) kinh tế, chính trị và xã hội xung quanh chúng. Kết quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sinh thái sẽ cho phép tạo lập một cấu trúc cân bằng, bền vững của hệ sinh thái nông nghiệp, trong đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành sẽ tác động đến đặc trưng về cơ cấu sản phẩm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng sẽ đáp ứng đặc trưng về bố trí sản xuất, và chuyển dịch cơ cấu kỹ thuật sẽ hình thành nên đặc trưng về công nghệ và phương thức sản xuất của nền nông nghiệp sinh thái.

Sơ đồ 1: Hệ sinh thái  nông nghiệp
Sơ đồ 1: Hệ sinh thái nông nghiệp

Khái quát chung về nông nghiệp sinh thái ven đô .1 Khái niệm nông nghiệp sinh thái ven đô

- Nông nghiệp sinh thái ven đô có điều kiện thuận lợi hơn nhiều so với nông nghiệp ở các vùng nông thôn trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học- kỹ thuật trong nông nghiệp: Vì có vị trí dễ tiếp cận các trung tâm chính trị, khoa học-công nghệ, giáo dục, các trường đại học và các viện nghiên cứu, nông nghiệp ven đô có lợi thế cao trong việc tiếp thu, chuyển giao và ứng dụng các khoa học- công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực sản xuất và chế biến sản phẩm, đặc biệt sẽ là những nơi đi đầu trong áp dụng các tiến bộ mới về công nghệ vi sinh, sinh học, công nghệ gen để giảm tác hại môi trường, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và nâng cao năng suất, chất lượng, đa dạng của sản phẩm, thoả mãn nhu cầu thị trường. Như vậy, ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến quy mô, tốc độ phát triển của nông nghiệp sinh thái ven đô, đồng thời nó cũng là một lý do cần thiết để nông nghiệp sinh thái ven đô được thực sự phát triển, làm tốt vai trò của nó trong hạn chế những tác động tiêu cực về ô nhiễm, tạo dựng lại một môi trường đô thị trong sạch, một hệ sinh thái cân bằng bền vững giữa đất, nước, nhiệt độ, độ ẩm.

CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH THEO HƯỚNG SINH THÁI

    Nhờ tăng năng suất, nhu cầu nông sản của xã hội, trước hết là lương thực được đáp ứng, từ đó nông nghiệp có thể rút bớt các điều kiện sang sản xuất các ngành trồng trọt giá trị kinh tế cao và đáp ứng yêu cầu môi trường sinh thái (sản xuất cây ăn quả, hoa, sinh vật cảnh, cây dược liệu.), các ngành chăn nuôi, thuỷ đặc sản (lợn nạc, bò. sữa, gà thịt, trứng, cá, tôm thuỷ sản có giá trị cao), các loại cây lâm nghiệp có tác dụng kinh tế và môi trường, cũng như các dịch vụ du lịch sinh thái trong các vùng nông thôn ngoại thành. Giai đoạn 1991-2000 Thành uỷ có Chương trình 06 Ctr-TU (5/5/1992) về 10 năm phát triển kinh tế ngoại thành và xây dựng nông thôn mới trong đó có những khâu đột phá về chính sách đất đai như giao đất cho hộ nông dân, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất, quy hoạch thành phố, thu hồi đất…Chương trình này quy định việc bố trí lại cơ cấu sản xuất theo hướng chuyển dần sang nông nghiệp sản xuất hàng hoá, ổn định diện tích lương thực, tăng diện tích rau quả và đổi mới cơ cấu chủng loại rau, tăng rau cao cấp, phát triển sản phẩm chăn nuôi có giá trị kinh tế cao, nâng tỷ lệ chăn nuôi lên 30%, tiểu thủ công nghiệp dịch vụ là 20% và giảm trồng trọt còn 50%. Ví dụ tỷ lệ diện tích sản xuất rau an toàn so với tổng diện tích đất sản xuất rau, tỷ lệ diện tích đất phát triển cây ăn quả hoặc trang trại du lịch sinh thái so với tổng diện tích đất trồng trọt, tỷ lệ diện tích các vùng sản xuất sinh thái tập trung, đặc biệt các vùng sử dụng các mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp và các kỹ thuật canh tác truyền thống luân canh, xen canh, gối vụ, tỷ lệ diện tích sử dụng phân bón hữu cơ, vi sinh hoặc phương pháp phòng trừ sâu bệnh không dùng hoá chất, tỷ lệ giống mới áp dụng công nghệ gen, tỷ lệ đàn gia súc, gia cầm được chăn nuôi theo phương thức chăn thả …Vì chúng liên quan đến tỷ lệ các yếu tố đầu vào mang tính sinh thái hoặc không sinh thái nên các chỉ tiêu này thể hiện cơ cấu kỹ thuật của sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng phản ánh cơ cấu kinh tế ngành (ví dụ cơ cấu diện tích đất trồng trọt) và cơ cấu vùng (ví dụ tỷ lệ diện tích các vùng sản xuất sinh thái tập trung).

    Chỉ tiêu kết quả chuyển dịch gián tiếp là những tiêu chí phản ánh kết quả đạt được của nền nông nghiệp trong tương lai sau khi đã đạt được các chỉ tiêu kết quả chuyển dịch trực tiếp, ví dụ như chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng sản xuất nông nghiệp, hoặc tình hình thu nhập, việc làm của lao động nông nghiệp, phản ánh sự cải thiện đời sống kinh tế xã hội ở nông thôn…Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tích cực, chủ động, hợp quy luật sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và phát triển bộ mặt kinh tế - xã hội nông thôn, do đó có mối liên hệ nhân quả giữa chỉ tiêu kết quả chuyển dịch trực tiếp và chỉ tiêu kết quả chuyển dịch gián tiếp.

    ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CHỦ YẾU CỦA NGOẠI THÀNH HÀ NỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU

      Những công trình nghiên cứu về nước Hà Nội gần đây cho thấy nước sông hồ đang bị nhiễm bẩn nặng tới mức báo động, do sử dụng bừa bãi các hoá chất độc hại và các chất thải công nghiệp là mối nguy cơ to lớn đối với vấn đề an toàn thực phẩm, sức khoẻ người lao động cũng như hạn chế nguồn tưới tiêu cho cây trồng. Hà Nội có điều kiện để phát triển đa dạng các loại cây trồng ngắn ngày, dài ngày, cho năng suất và giá trị kinh tế cao như cam Canh, bưởi Diễn, hồng xiêm Xuân Đỉnh và gần đây đã thử nghiệm thành công một số loại giống cây trồng nhập nội như giống đu đủ sai quả Đài Loan, giống khế ngọt, giống xoài lùn, và khá nhiều giống hoa nhập nội khác như hoa hồng, hoa cúc có chất lượng cao…Hà Nội không còn rừng tự nhiên, nhưng có diện tích rừng trồng, phân bố chủ yếu trên địa bàn huyện Sóc Sơn.

      THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP NGOẠI THÀNH HÀ NỘI THEO HƯỚNG NÔNG NGHIỆP

        Bước vào giai đoạn đầu thực hiện chương trình 06 Ctr-TU của Thành uỷ về 10 năm phát triển kinh tế ngoại thành và xây dựng nông thôn mới (1991-2000), với những đột phá về chính sách và công nghệ (giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất cho hộ, chính sách quy hoạch và bố trí lại cơ cấu sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh, sử dụng cơ giới, hoá chất …), nông nghiệp Hà Nội đã dần có được các đặc trưng của nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá với phương thức sản xuất hữu cơ cải tiến, có năng suất cao hơn, cơ cấu, chủng loại sản phẩm đa dạng hơn nhưng vấn đề ô nhiễm môi trường và không an toàn thực phẩm lại xuất hiện ngày càng phổ biến. Xem xét thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng để thấy thực tế việc hình thành và chuyển đổi các ngành và nội ngành trong nông nghiệp cũng như việc hình thành cơ cấu sản phẩm trong nông nghiệp ngoại thành diễn ra theo hướng đô thị, sinh thái như thế nào, từ đó ảnh hưởng thế nào đến việc đạt được cấu trúc cân bằng của hệ sinh thái nông nghiệp trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.