MỤC LỤC
Các nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế có rất nhiều trong đó phảI kể đến các nhân tố như: Nguồn vốn, nguồn lao động, thị trường, hệ thống chính sách Nhà nước, cơ sở hạ tầng, mối quan hệ đối ngoại, sự phát triển các khu công nghiệp và đô thị…. - Ngoài những nhân tố trên cần phải kể đến các nhân tố như sự phát triển của công nghiệp và đô thị, phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản giúp tiêu thụ sản phẩm hàng hoá dễ dàng hơn, làm tăng khối lượng sản phẩm, giảm hao hụt trong quá trình sản xuất, thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Nằm ở cưa ngừ đi vào, ra của tỉnh, giữa hai trung tõm kinh tế lớn: thành phố Thái Bình và thành phố Nam Định với quốc lộ 10 chạy qua trung tâm huyện lỵ, sông Hồng chảy theo ranh giới phía Tây Nam và sông Trà Lý chảy theo ranh giới phía Bắc, vị trí của huyện Vũ Thư có ưu thế trong giao lưu, trao đổi hàng hoá, tiếp thu khoa học công nghệ, nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Năm 2006, năm đầu tiên thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5năm (2006-2010) theo tinh thần nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIII, do đó được xác định là năm “Quy hoạch-công nghiệp-dịch vụ” nhằm tạo ra nền tảng vững chắc, tạo đà tăng trưởng cao và bền vững cho cả giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội theo tinh thần nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIII, và cùng với tác động cạnh tranh nền kinh tế hàng hoá sẽ là những nhân tố tích cực góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển của huyện. Thời gian qua, Vũ Thư đã có những cố gắng để khắc phục khó khăn, tìm mọi giải pháp tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học cùng với việc luôn nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên nhằm mục đích tạo ra một lực lượng trí thức có khả năng đưa nền kinh tế của huyện ngày càng phát triển.
Dân số tập trung chủ yếu ở nông thôn (chiếm 98,24%) lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp là chính (chiếm 74%), nên lao động ít chuyên sâu như trong ngành công nghiệp, hầu hết lao động mang tính chất thủ công, trình độ trang bị kỹ thuật còn thấp, do vậy nó ảnh hưởng lớn đến sự phát triển các ngành có giá trị kinh tế cao như công nghiệp xây dựng và dịch vụ đòi hỏi trình độ người lao động. Nếu đầu tư thích hợp vào con người, phát huy tốt khả năng lao động của con người thì với nguồn lao động dồi dào, phong phú như ở huyện hiện nay không những tạo ra sức mạnh để phát triển kinh tế, đồng thời còn giải quyết được những nội dung quan trọng của chính sách xã hội, cải thiện được đời sống của nhân dân.
Mặt khác, khi xây dựng đề án chuyển đổi hầu hết các xã, thị trấn quy hoạch chưa chọn vùng tập trung và công tác quy hoạch về thuỷ lợi, cấp thoát nước, giao thông… chưa phù hợp do đó gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện chuyển đổi ở một số xã chưa tốt nên một số hộ lợi dụng chính sách chuyển đổi để chuyển mục đích sử dụng đất không đúng quy định. Các HTX dịch vụ nông nghiệp hoạt động còn yếu, vai trò mờ nhạt, chậm đổi mới, kinh tế tư nhân, kinh tế trang trại, gia trại quy mô nhỏ, nguồn vốn hạn hẹp, trình độ tổ chức, trình độ quản lý còn hạn chế do đó việc mở rộng sản xuất gặp khó khăn chưa tạo ra sức mạnh tổng hợp thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Nguyên nhân khách quan: điều kiện thời tiết diễn ra hết sức phức tạp và khó lường, thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định, các dịch bệnh thường xuyên xảy ra nên các hộ chưa yên tâm đầu tư phát triển chăn nuôi đã trực tiếp ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội đặc biệt là trên mặt trận nông nghiệp, giá cả vật tư các mặt hàng chiến lược tăng cao, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế của Nhà nước còn thiếu và chưa đồng bộ do vậy một số chỉ tiêu kế hoạch chưa đạt kế hoạch đề ra.
Song với sự lãnh đạo của tỉnh uỷ, HĐND,UBND tỉnh, sự chỉ đạo sau sắc của huyện uỷ,HĐND,UBND huyện sự phối kết hợp giúp đỡ của các ban ngành từ tỉnh đến cơ sở,Đảng bộ và nhân dân Vũ Thư đã nỗ lực phấn đấu đạt được những thành tựu quan trọng trên hầu hết các lĩnh vực phát triển kinh tế – xã hội, tăng trưởng kinh tế cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp để phù hợp với chiến lược phát triển kih tế của tỉnh cũng như của huyện trong thời kỳ hội nhập. Phấn đấu phát triển kinh tế với tốc độ cao, bền vững, tích cực chuyển dịch nền kinh tế sang sản xuất hàng hoá với cơ cấu lao động, cơ cấu đầu tư hợp lý để nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh và tính năng động của nền kinh tế gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu KH công nghệ trong hoạt động kinh tế xã hội. Tiếp tục thực hiện xoá đói giảm nghèo, cải thiện mức sống dân cư với phương trâm phát triển kinh tế xã hội là: đảm bảo an ninh lương thực, đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ thương mại, ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, kiên quyết loại bỏ các bức xúc xã hội: nạn ma tuý, cờ bạc, tai nạn giao thông, thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản.
Phấn đấu đưa giá trị sản xuất công nghiệp toàn huyện 5 năm 2006-2010 bình quân mỗi năm tăng 20% trở lên, phát triển các ngành nghề có thế mạnh (như : thêu, VLXD, chế biến lương thực, mây tre đan…) các ngành thu hút nhiều lao động, các ngành có thời gian lao động ổn định, tập trung ở một số vùng trọng điểm, đáp ứng sự phát triển kinh tế công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, tạo thu nhập cho người lao động trong công nghiệp, TTCN đến năm 2010 bình quân 1 lao động đạt 800 USD/năm, phấn đấu mỗi năm kế hoạch có thêm 1-2 xã nghề, 5-6 làng nghề. Tham mưu cho cấp uỷ xây dựng các cơ chế chính sách trên các lĩnh vực triển khai các cơ chế chính sách đảm bảo dân chủ, công khai, có kế hoạch đầu tư, huy động tối đa mọi nguồn lực tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến mời gọi đầu tư, hoàn thiện cơ chế chính sách rà soát tháo gỡ khó khăn tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư đăng ký và sớm triển khai thực hiện.
Để đưa nhanh tiến độ KHCN vào sản xuất thì phải tiếp tục đẩy mạnh liên kết các viện nghiên cứu, các trường Đại học… đến năm 2010 phải xây dựng KCN công nghệ cao, tăng cường năng lực sản xuất, chủ động phục vụ yêu cầu, quá trình chuyển đổi, phấn đấu sản xuất ra sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao phục vụ nhu cầu tại chỗ và hướng tới xuất khẩu. Đa dạng hoá hình thức và thời gian đào tạo, nâng cao chất lượng cũng như các thiết bị đào tạo, tuyển chọn những cán bộ có năng lực chuyên môn tới các cơ sở để giảng dạy…. Hộ gia đình chuyên canh trồng hoa, trồng rau quả, hộ gia đình đánh bắt, chế biến thuỷ sản, hộ gia đình chăn nuôi, hộ gia đình khai thác kiêm nghề tiểu thủ công nghiệp….
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng hướng và có hiệu quả là một việc làm rất khó khăn và phức tạp, đòi hỏi sự nỗ lực đồng bộ của tất cả các ban ngành đoàn thể cùng với các giải pháp, các chính sách cụ thể có tác động trực tiếp, lâu dài đối với sự phát triển nền kinh tế. - Huyện cần có các giải pháp để nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động như: đầu tư mở các trường dạy nghề, sử dụng đội ngũ cán bộ có trình độ để tuyên truyền, hướng dẫn người dân về áp dụng những thành tựu KHKT vào trong sản xuất. - Phải vận dụng các chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế một cách hài hoà, tạo ra môi trường thuận lợi, cạnh tranh lành mạnh cho các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện.