Phân tích và Đề xuất Hoàn thiện Hình thức Đãi ngộ Tài chính cho Nhân viên Khách sạn Vườn Thủ đô

MỤC LỤC

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ HÌNH THỨC ĐÃI NGỘ TÀI CHÍNH CHO NHÂN VIÊN

Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến hình thức đãi ngộ tài chính cho nhân viên Khách sạn Vườn Thủ đô

Khách sạn chủ yếu tiếp đón khách quốc tế và đã từng gặt hái được rất nhiều thành công, tập khách hàng trung thành là khách Nhật Bản (80% lượng khách hàng năm là người Nhật). Tuy nhiên, do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, mà sự đổi mới, đáp ứng yêu cầu thị trường của Khách sạn lại hạn chế, Khách sạn dần mất đi vị thế của mình, hiệu quả kinh doanh đi xuống. Hoạt động sản xuất kinh doanh gặp phải khó khăn, yếu kém cần điều chỉnh khắc phục nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. b) Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Khách sạn Vườn Thủ đô. (Nguồn: Phòng kế toán tài vụ Công ty Liên doanh Khách sạn Vườn Thủ đô) Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Khách sạn năm 2010 tốt hơn năm 2009. Đi sâu phân tích ta thấy:. Doanh thu tăng là do doanh thu dịch vụ ăn uống và dịch vụ khác tăng tương ứng là 8,4 tỷ và 92,5 triệu đồng. Chi phí tăng cao như trên là do năm 2010 Khách sạn đầu tư, bảo dưỡng mua mới một số trang thiết bị, máy móc. Trong khi đó, chi phí tiền. Đây là một dấu hiệu khả quan bởi mặc dù khủng hoảng kinh tế gây ảnh hưởng nhưng Khách sạn kinh doanh vẫn có lợi nhuận và bước sang năm 2010 thì lợi nhuận tiếp tục tăng. Như vậy hoạt động kinh doanh của Khách sạn có dấu hiệu đi lên. Tuy nhiên việc giảm nhân viên và chi phí tiền lương giảm là vấn đề cần quan tâm và xem xét. 2.2.2 Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến hình thức đãi ngộ tài chính cho nhân viên Khách sạn Vườn Thủ Đô. a) Các nhân tố khách quan. Như các doanh nghiệp nói chung, hình thức đãi ngộ tài chính cho nhân viên Khách sạn Vườn Thủ đô chịu tác động của các nhân tố. - Môi trường kinh tế, xã hội: nước ta là nước đang phát triển, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, dẫn tới mức thu nhập của lao động trong ngành cũng chưa cao, đây là một thực trạng chung đối với tất cả các Khách sạn, bên cạnh đó là các yếu tố giá cả, lạm phát, khủng hoảng…tác động, do đó mức lương, đãi ngộ đối với người lao động cũng chịu tác động. - Môi trường chính trị, pháp luật: Môi trường chính trị ổn định, tạo điều kiện cho Khách sạn hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó là các yếu tố pháp luật, các văn bản pháp lý về Luật lao động, Khách sạn cũng cần căn cứ vào đó để đưa ra hình thức đãi ngộ tài chính và mức đãi ngộ theo đúng quy định của pháp luật. - Sự phát triển của ngành: Ngành du lịch nước ta đang phát triển, được Đảng và Nhà nước quan tâm nhiều hơn, các Khách sạn mọc lên ngày càng nhiều thế nên thu nhập của người lao động trong Khách sạn theo đó cũng tăng lên so với trước đây. Cách đây 5 năm thì mức lương khởi điểm của nhân viên bộ phận buồng là 85 USD thì nay tăng lên 90 USD. Tuy nhiên mức tăng này không đáng kể. - Sự tác động của cung cầu trên thị trường lao động: thị trường lao động dịch vụ ngày càng lớn, lượng cầu lớn hơn cung. Ngành du lịch đang trong tình trạng thiếu nhân lực. Do đó Khách sạn cũng phải đưa ra mức đãi ngộ phù hợp với mức đãi ngộ của ngành nói chung. - Mức đãi ngộ của các Khách sạn khác: đặc biệt là các Khách sạn cùng hạng sao. Nếu như mức đãi ngộ của Khách sạn không bằng các Khách sạn khác thì có thể dẫn tới sự ra đi của nhân viên để tìm một nơi làm mới có mức thu nhập cao hơn. - Tính mùa vụ trong du lịch: điều này cũng làm cho nhân viên lúc thì làm không hết việc, lúc lại ko có việc mà làm, thế nên kéo theo mức chi trả cho nhân viên về lương,. thưởng…cũng bấp bênh. Có những giai đoạn vắng khách, nhân viên nghỉ việc không lương, ví dụ như có 2 nhân viên bộ phận buồng nghỉ việc không lương vào đợt cuối năm 2010. b) Các nhân tố chủ quan.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Khách sạn Vườn Bắc Thủ đô.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Khách sạn Vườn Bắc Thủ đô.

Kết quả phân tích dữ liệu thu thập về hình thức đãi ngộ tài chính cho nhân viên Khách sạn Vườn Thủ Đô

    (Nguồn: phòng nhân sự Khách sạn Vườn Thủ đô) Qua bảng về tinh hình sử dụng lao động trên, nhìn chung cơ cấu lao động trong Khách sạn là khá hợp lý, đảm bảo nguyên tắc tỷ lệ lao động trực tiếp và gián tiếp trong doanh nghiệp du lịch, tùy thuộc vào yêu cầu và đòi hỏi của từng công việc mà nhân viên được sắp xếp vào các bộ phận, vị trí riêng, phù hợp với năng lực chuyên môn của mình. Đồng thời bảng số liệu cho thấy số lượng lao động ở hầu hết các bộ phận nghiệp vụ đều bị cắt giảm, nhưng tỷ trọng về số lượng lao động tại hầu hết các bộ phận nghiệp vụ năm 2010 cao hơn năm 2009. Tuy nhiên tỷ lệ tăng không đáng kể. Năm 2010 có thêm lao động nước ngoài, đây là lao động trong bộ phận Marketing và buồng, do năm 2010 Khách sạn gặp phải những khó khăn, kiến nghị của khách hàng về chất lượng dịch vụ của Khách sạn, một số khách hàng trung thành như các tập đoàn của Nhật ít đặt phòng cho nhân viên tại khách sạn nữa, do vậy tại phòng Marketing có tuyển thêm nhân viên là người Nhật để giải quyết các vấn đề về marketing và các vấn đề liên quan đến khách Nhật. 2.3.2 Các hình thức đãi ngộ tài chính cho nhân viên Khách sạn Vườn Thủ Đô a) Đãi ngộ tài chính trực tiếp. Tiền lương giờ thực trả được xác định trên cơ sở tiền lương cơ bản của tháng mà người lao động làm thêm giờ cho số giờ thực tế làm việc trong tháng không kể số giờ làm thêm nhưng không quá 208 giờ (tương đương 26 ngày lao động). - Phụ cấp làm đêm: được áp dụng đối với nhân viên phải làm việc ca đêm. - Phụ cấp chức vụ: được áp dụng đối với những nhà quản trị cấp trung gian trở lên, tùy từng chức vụ mà mức phụ cấp khác nhau. Đối với các nhà quản trị cấp cao thì phụ cấp chức vụ được tính bằng 10% lương cơ bản, đối với nhà quản trị cấp trung gian, phụ cấp chức vụ này tính bằng 6% lương cơ bản. - Các chế độ phụ cấp khác được áp dụng theo Bộ luật lao động Việt Nam. * Tiền thưởng: Bên cạnh tiền lương nhân viên nhận hàng tháng, mỗi nhân viên trong Khách sạn còn có chế độ thưởng khác nhau, cụ thể:. - Tháng lương 13: Hàng năm, tất cả các nhân viên chính thức trong Khách sạn đều được thưởng tháng lương thứ 13, đó là tháng lương được lĩnh vào dịp cuối năm. Tháng lương thứ 13 được tính bằng tiền lương thực lĩnh mỗi nhân viên nhận được trong tháng kề trước đó. - Tiền thưởng cuối năm: Việc áp dụng hình thức thưởng cuối năm dựa vào doanh thu của Khách sạn. Khách sạn sẽ có tiền thưởng cho những cá nhân có thành tích và kết quả đặc biệt trong công tác và tổng giá trị tiền thưởng cũng phụ thuộc vào doanh thu của Khách sạn trong năm. - Thưởng thâm niên: Nhân viên làm việc tại Khách sạn có thâm niên năm thứ 5,10,15 sẽ được tặng một món đồ trang sức có giá trị, tất nhiên thâm niên cao hơn thì giá trị của món đồ cao hơn. Món quà thường là nhẫn, dây truyền. Đãi ngộ vật chất giúp nhân viên trang trải cho cuộc sống của mình, giúp họ tái sản xuất sức lao động và thỏa mãn các nhu cầu cuộc sống của họ. Trong điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều biến động của một đất nước đang phát triển như nước ta thì mức đãi ngộ tài chính thỏa đáng là một điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất trong quyết định lựa chọn doanh nghiệp của người lao động. b) Đãi ngộ tài chính gián tiếp.

    Bảng 2.2 Tình hình nhân lực tại Khách sạn Vườn Thủ đô
    Bảng 2.2 Tình hình nhân lực tại Khách sạn Vườn Thủ đô

    CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN HÌNH THỨC ĐÃI NGỘ TÀI CHÍNH CHO NHÂN VIÊN KHÁCH SẠN VƯỜN

    Các kết luận và phát hiện về hình thức đãi ngộ tài chính cho nhân viên Khách sạn Vườn Thủ Đô

    Bên cạnh đó, trong những thời kỳ kinh tế khó khăn, ví dụ như khủng hoảng kinh tế cuối năm 2008 đầu năm 2009, Khách sạn giảm lương của nhân viên, điều này có thể tạm chấp nhận coi như nhân viên chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp, tuy nhiên khi khủng hoảng qua đi, hoạt động kinh doanh trở lại bình thường thì mức lương lại không được khôi phục như cũ. NLĐ nữ được tính trợ cấp thai sản cho một lần sinh là 2 tháng lương theo mức quy định tối thiểu của Nhà nước (ở thời điểm được tính). Tuy nhiên, chế độ thai sản đối với nhân viên nữ lại có một phần chưa hợp lý, đó là mức lương mà người lao động nhận được khi nghỉ thai sản chỉ chiếm 75%. tiền lương bình quân. - Mức lương chưa xứng đáng với trình độ, khả năng và trách nhiệm công việc của nhân viên. Hiện tại trong Khách sạn vẫn còn những nhân viên có thâm niên công tác năm thứ 16 tuy nhiên mức lương họ nhận được là chưa thực sự thỏa đáng với những đóng góp và cống hiến và vị trí của họ. - Thưởng hàng năm vào các này quốc lễ không ổn định. - Mức lương cho nhân viên làm việc trong ngày nghỉ chưa được áp dụng triệt để. - Việc cắt giảm bớt những nhân viên làm việc lâu năm, có kinh nghiệm là một việc bắt buộc trong tình thế Khách sạn gặp khó khăn nhằm cắt giảm chi phí lao động. Tuy nhiên nếu xét về lâu dài thì đây là một phương án không triệt để. b) Nguyên nhân của những hạn chế trên.

    Các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện hình thức đãi ngộ tài chính cho nhân viên Khách sạn Vườn Thủ Đô

    Thực hiện các đào tạo như phương pháp kèm cặp (cho nhân viên có tay nghề cứng, có kinh nghiệm kèm cặp những nhân viên mới vào làm)…Đối với hoạt động kiểm tra giám sát cần nghiêm ngặt hơn, làm việc theo đúng quy trình kiểm tra, giám sát, nhân viên làm nhầm, sai xót cần nhắc nhân viên sửa ngay. Mỗi tuần cần có 1 cuộc họp tổng kết các hoạt động trong tuần nhằm nêu lên những thành tựu và hạn chế để kịp thời khắc phục. 3.2.2 Các kiến nghị nhằm hoàn thiện hình thức đãi ngộ tài chính cho nhân viên Khách sạn Vườn Thủ đô. Để hoàn thiện hình thức đãi ngộ tài chính cho nhân viên Khách sạn Vườn Thủ đô, ngoài nỗ lực của bản thân Khách sạn cần sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Nhà nước, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội. Em xin đưa ra một vài kiến nghị với các cơ quan, ban ngành có liên quan nhằm hoàn thiện hình thức đãi ngộ tài chính. a) Kiến nghị với Nhà nước. - Nhà nước cần quản lý và điều tiết giá cả, tỷ giá hối đoái ổn định, hợp lý, hạn chế lạm phát. - Tăng cường hợp tác quốc tế để có ngày càng nhiều khách công vụ đến Việt Nam, góp phần tạo điều kiện cho kinh doanh Khách sạn. - Đầu tư thích đáng cho phát triển nguồn nhân lực để ngành có đội ngũ lao động trí tuệ, có năng lực phẩm chất tham gia vào hội nhập quốc tế bằng cách nâng cao trình độ, tay nghề cho nhân viên trong ngành từ đó khi làm việc tại các doanh nghiệp du lịch, họ được hưởng mức đãi ngộ cao hơn. - Tích cực cải thiện, đơn giản hóa thủ tục hành chính , thủ tục hải quan tạo sự thuận lợi cho hoạt động xuất nhập cảnh của khách, và hoạt động của Khách sạn. - Thiết lập hệ thống tiền lương hợp lý hơn, tăng dần mức lương cơ bản. Hiện nay giá cả tăng cao nhưng tiền lương cơ bản thì không tăng, điều này làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của dân cư, khả năng chi trả kém. - Tổ chức các hội nghị chuyên đề hàng năm về đãi ngộ nhân sự giúp các nhà quản trị trao đổi kinh nghiệm, xác định khó khăn, biện pháp khắc phục để phát triển nguồn nhân lực trong ngành Khách sạn. - Ban hành chính sách hỗ trợ về vốn, trang thiết bị kỹ thuật…tạo điều kiện cho nhân viên làm việc tốt hơn, nhằm vừa tăng năng suất lao động, lại tiết kiệm chi phí. - Kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện các quy chế về kinh doanh Khách sạn, quy định về sử dụng lao động. - Giữ vững định hướng phát triển của ngành, tăng cường quản lý theo hướng đảm bảo quyền tự chủ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Khách sạn làm ăn hiệu quả, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc. Đồng thời xử lý nghiêm khắc các doanh nghiệp Khách sạn kinh doanh thiếu lành mạnh. - Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân về lợi ích nhiều mặt của du lịch, tạo môi trường xã hội thuận lợi cho Du lịch phá triển. b) Kiến nghị với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội. - Phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để xúc tiến các hoạt động du lịch, tuyên truyền với người dân cũng như khách du lịch về việc bảo tồn, phát huy các điểm hấp dẫn về du lịch, các di tích lịch sử, văn hóa, để ngày càng có nhiều khách du lịch, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch nội địa.