MỤC LỤC
Trong khi đó, các DN tham gia vào hoạt động kinh doanh ngày càng nhiều tất yếu sẽ nảy sinh cạnh tranh, thị trường được chia sẻ cho nhiều DN. Có mở rộng và phát triển thị trường mới giúp DN tăng doanh thu, lợi nhuận để từ đó có khả năng đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh và nâng cao uy tín của DN trên thị trường. Vì vậy, mở rộng và phát triển trị trường là con đường duy nhất để DN tồn tại và phát triển một cách bền vững trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt.
Là việc đưa thêm ngày càng nhiều sản phẩm, hàng hoá dịch vụ phục vụ khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu muôn màu muôn vẻ của thị trường. Nó xuất phát từ quy luật thứ nhất của kinh tế thị trường đó là: Ai có sản phẩm mới, dịch vụ mới mà tung ra thị trường đầu tiên thì người đó được quyền thu được lợi nhuận lớn nhất trong kinh doanh. Phát triển thị trường về phạm vi địa lý là mở rộng và phát triển thị trường theo lãnh thổ bằng các biện pháp khác nhau.Mở rộng mạng lưới bán hàng của DN: mạng lưới bán hàng là hệ thống các đại lý, cửa hàng, quầy hàng, điểm bán… của DN được bố trí, sắp xếp liên kết với nhau trong hệ thống nhằm tiêu thụ hàng hoá của DN.Tại đầu mối giao thông nơi tập trung.
Thị trường của DN thường là tập hợp các khách hàng rất đa dạng và phong phú, khác nhau về lứa tuổi, giới tính, thu nhập, … và nhu cầu của họ cũng rất đa dạng. Do đó để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng DN cần phân chia họ thành những nhóm khác nhau có những nét đặc trưng riêng. - Căn cứ vào phạm vi địa lý: khách hàng mua trong nước và khách hàng mua ngoài nước, khách hàng trong tỉnh và khách hàng ngoài tỉnh, ….
Thứ nhất, phát triển khách hàng về mặt số lượng: tìm cách thu hút khách hàng mới bằng marketing mạnh mẽ hơn nhằm lôi kéo khách hàng từ các đối thủ cạnh tranh. Thứ hai, phát triển khách hàng về mặt chất lượng: bằng cách tăng sức mua của khách hàng thông qua tăng tần suất mua hàng và khối lượng mỗi. * Phát triển thị trường theo chiều rộng: tức là việc mở rộng thị trường theo phạm vi địa lý, tăng quy mô sản xuất kinh doanh, thêm nhiều chủng loại sản phẩm, tăng số lượng khách hàng.
- Thâm nhập sâu vào thị trường: là việc DN tìm cách tăng việc tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ hiện tại trên các thị trường hiện tại. - Mở rộng thị trường: là tìm cách tăng mức tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ mà DN đang kinh doanh bằng con đường thâm nhập vào những thị trường mới. - Cải tiến hàng hoá: là tìm cách tăng mức tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ bằng cách tạo ra những hàng hoá mới hay đã được cải tiến cho thị trường hiện tại của DN.
Việc lựa chọn phương thức tiêu thụ phù hợp sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình tiêu thụ hàng hóa, tăng nhanh vòng quay của vốn và ngược lại. - Phương thức phân phối trực tiếp: là phương thức phân phối mà sản phẩm đi trực tiếp từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng mà không qua bất kỳ nhà trung gian nào. Ưu điểm: DN có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, đồng thời nắm được các thông tin về thị trường, giá cả hàng hóa, đối thủ cạnh tranh,..Có những phương thức, dịch vụ trước trong và sau bán phù hợp.
Tuy nhiên phương thức này vẫn tồn tại một số nhược điểm nhất định là việc tiêu thụ sản phẩm sẽ chậm hơn do DN đảm nhận từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ mọi vấn đề phát sinh đều do DN tự giải quyết. - Phương thức phân phối gián tiếp: là phương thức phân phối mà sản phẩm của DN muốn đến tay người tiêu dùng phải qua nhiều khâu trung gian. Chiến lược sản phẩm là những quan điểm, phương hướng và những chính sách lớn, phương thức sản xuất kinh doanh có hiệu quả trên cơ sở thỏa mãn nhu cầu thị trường, thị hiếu khách hàng trong thời gian nhất định.
Vấn đề quan trọng của chiến lược sản phẩm là sản xuất những sản phẩm phù hợp với thị hiếu khách hàng, được thị trường chấp nhận. Việc xây dựng chiến lược sản phẩm phải đặc biệt tới chiến lược về giá cả sản phẩm, đảm bảo đủ bù đắp chi phí, có lãi, và có tính cạnh tranh với sản phẩm hàng hóa của đối thủ cạnh tranh. Những biện pháp hỗ trợ tiêu thụ có vai trò quan trọng trong việc mở rộng và thắt chặt quan hệ với khách hàng, giúp DN mau chóng mở rộng thị trường và phát triển hoạt động kinh doanh.
- Khuyến mại: là hoạt động xúc tiến thương mại nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Có nhiều hình thức khuyến mại như: dùng thử, tặng hàng hóa cho khách, cung ứng dịch vụ không thu tiền, tổ chức cho khách hàng tham gia chương trình văn hóa nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích giải trí. - Tham gia hội chợ triển lãm: hội chợ triển lãm là hoạt động được thực hiện tạp trung trong một thời gian và địa điểm nhất đinh để thương nhân trưng bày, giới thiệu hàng hóa, nhằm thúc đẩy tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ.
- Tham gia các hiệp hội kinh doanh: Một DN không thể hoạt động trên thị trường mà cần có sự phối hợp với các DN khác để tránh hàng giả, hàng nhái và tạo sự cạnh tranh trên thị trường với các đối thủ nước ngoài. - Thiết lập cửa hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm: sẽ làm tăng chi phí nhưng đồng thời nó làm tăng doanh thu, do đó DN cần phải xem xét kỹ lưỡng địa điểm quy mô. Do đó đòi hỏi DN cần có nhận thức đứng đắn về tầm quan trọng của việc phát triển thương hiệu để có biện pháp phát triển phù hợp.