Dự án kiểm soát lũ khu vực Bắc Vàm Nao

MỤC LỤC

Lúa

  • THỂ CHẾ-CHÍNH SÁCH 1 Chính sách kiểm soát lũ
    • THỊ TRƯỜNG 1 Lúa Gạo

      Ban quản trị nên: (i) là những người nhiệt tình và sáng tạo; (ii) có trình độ giáo dục cao (ít nhất tốt nghiệp trung học) để có khả năng ứng dụng luật HTX mới và xây dựng các mối liên kết với các cơ quan chức năng hỗ trợ; (iii) sẵn sàng hỗ trợ người nghèo và các nhóm dân tộc thiểu số để họ có cơ hội trở thành thành viên của HTX; (iv) ứng dụng tiến trình và sự tham giam dân chủ; và (v) nên tôn trọng khả năng cá nhân để có khả năng phát triển liên thông với các tác nhân khác cho việc phát triển HTX. Sau cùng các xã viên đạt được lợi ích từ (i) đảm bảo sản phẩm của họ đáp ứng được yêu cầu thị trường và có được giá bán cao hơn (ii) tiếp cận tốt hơn đối với tín dụng chính thức từ các hệ thống Ngân hàng thương mại hoặc tín dụng từ các nhà cung ứng hay nhà chế biến (iii) mua được những vật tư nông nghiệp đầu vào có chất lượng tin cậy hơn, đặc biệt đối với giống lúa và giống thuỷ sản; (iv) tiếp cận được chương trình hỗ trợ của chính phủ về phát triển HTX và (v) được hỗ trợ kỹ thuật và tập huấn từ các tổ chức đối tác trong kênh thị trường.

      Hệ thống canh tác lấy lúa làm nền

      Buớc đầu thử nghiệm khoảng 3 nhóm hộ nông dân hợp tác trong mùa xã lũ năm đầu. Phòng NN & PT NT huyện, Khuyến ngư huyện, Ban quản lý công trình xã lũ sẽ hổ trợ thực hiện mô hình này.

      Chế biến thực phẩm truyền thống: Các mặt hàng chế biến thực phẩm truyền thống như nuớcmắm đậu nành, đậu hủ, chao, tương sẽ cải tiến phương pháp chế biến, kỹ thuật tồn trử, và mở rộng thị

      Thị Trường

      Phát triển kinh tế của vùng dự án sẽ được thúc đẩy bởi việc đẩy mạnh sự nối kết giữa nông dân với thị trường nhằm để cải thiện môi trường kinh doanh cho vùng nông thôn. Gia tăng sự cạnh tranh trong các kênh thị trường sẽ tập trung vào việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) để cho nông dân có nhiều cơ hội hơn trong việc mua các sản phẩm đầu vào và bán các sản phẩm đầu ra. Những tổ chức nông dân sẽ được phát triển bằng việc nâng cao khả năng của họ trong quan hệ kinh doanh với các thương lái, các doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp.

      Việc thu thập, phân tích và cung cấp thông tin thị trường sẽ làm cải thiện môi trường kinh doanh, và do vậy những người mua và người bán có thể tạo ra nhiều quyết định hơn và công bằng hơn. • Hệ thống hoá những nguồn thông tin thị trường – Nhân viên của bộ phận thông tin thị trường của DARD sẽ được huấn luyện về phương pháp thu thập, dự trữ và phân tích số liệu, phương pháp dự báo và truyền bá thông tin thị trường. • Sở NN & PTNT liên kết với Sở Thương Mại và Du Lịch, Phòng thương mại huyện, Đại Học An Giang & Đại Học Cần Thơ để đánh giá nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.

      Việc phát triển những cơ hội thị trường cho những sản phẩm này dính líu đến việc cần phải tiến hành đánh giá nhu cầu và những tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, thiết lập những hiệp hội thương mại và thực hiện thương mại hoá sản phẩm. Hiệp hội thương mại nghề cá, nếp và chăn nuôi gia súc, gia cầm nên được thành lập, cũng như nên xem xét việc xây dựng thương hiệu cho những sản phẩm này. Những hoạt động này sẽ được thực hiện bởi DARD, kết hợp với những sở, ban ngành của tỉnh và UBND hai huyện của vùng dự án, dưới sự hỗ trợ của các viện, trường có liên quan.

      Phát triển dịch vụ tài chính nông thôn

      Điều này dính líu đến việc mở các lớp tập huấn ngắn hạn cho các SME về quản lý kinh doanh, luật thương mại, quản lý chất lượng và thông tin thị trường. Những sản phẩm chiến lược là những sản phẩm mà vùng dự án có lợi thế cạnh tranh, có tiềm năng cải thiện giá cả và làm giảm biến động thị trường. • Đơn giản hoá thủ tục cho vay trong hệ thống tín dụng chính thức và phát triển hệ thống chi nhánh tín dụng nông thôn để tạo cơ hội cho nông dân tiếp cận vốn vay tốt hơn.

      Các dịch vụ tài chính nông thôn sẽ được mở rộng phát triển và tạo nhiều cơ hội tiếp cận vốn tốt hơn cho nông dân và doanh nghiệp vừa và nhỏ để phát triển các hoạt động thương mại. • Cạnh tranh mãnh liệt của các tổ chức dịch vụ tài chính chính thức và phi chính thức tạo ra cơ hội lãi suất cho vay thấp và thủ tục cho vay đơn giản hơn. Hiện tại lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng còn tương đối cao, điều này ảnh hưởng đến chi phí hành chính cao của những món vay nhỏ và rủi ro cao trong việc cho vay đến nông hộ.

      Những tổ chức cho vay cần tăng cường kiểm tra để bảo đảm nguồn vốn vay được sử dụng đúng mục đích, và hỗ trợ nông dân trong lĩnh vực khuyến nông và marketing để duy trì nguồn tài chính đã tài trợ. Để tiếp cận vốn vay, nông dân nói chung và người nghèo nói riêng nên tham gia vào các tổ chức sản xuất như CLB nông dân, tổ hợp tác SX, hội phụ nữ, hội nông dân hoặc HTX. Những tổ chức như vậy, đặc biệt là HTX cần được quan tâm phát triển để đóng vai trò nồng cốt trong việc kết hợp các thành viên trong thị trường tài chính một cách hiệu quả.

      Định chế tổ chức và chính sách

      Để tạo cơ hội thúc đẩy các đề xuất về đa dạng hoá sản xuất, phát triển thị trường, tài chính và sự đầu tư, thì vấn đề tăng cường thể chế và chính sách cần được quan tâm nhiều hơn. • Tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận nguồn vốn đầu tư từ nguồn quỹ hỗ trợ phát triển HTX, nguồn vốn đóng góp vốn từ các xã viên, doanh thu bán hàng hoặc các cổ phần đóng góp từ các doanh nghiệp kinh doanh công-nông nghiệp. • HTX Tân Mỹ Hưng cũng nên liên kết với ba nhà còn lại trong liên kết “bốn nhà”, ở đó: (i) nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho việc miễn giảm thuế, hỗ trợ phí đầu tư, nâng cao năng lực, tài chính, luật thưoơg mại, thông tin thị trường, hệ thống khuyến nông và tiếp cận mạng Internet; (ii) các công ty thực hiện hợp đồng tiêu thụ sản phẩm bao gồm cung cấp tín dụng và dịch vụ khuyến nông; và (iii) nhà khoa học cung cấp sự hỗ trợ kỹ thuật cần thiết và các dịch vụ thông tin.

      Sự phát triển của HTX Tân Mỹ Hưng như được nếu trên có thể được thực hiện như là một mô hình trình diễn do Sở NN&PTN đứng ra làm chủ trì và liên kết với lãnh đạo phía huyện, các doanh nghiệp liên quan, và các nhà tư vấn. Trung tâm khuyến nông tỉnh sẽ liên kết với các viện nghiên cứu và trường Đại học để phát triển kỹ thuật và phương pháp khuyến nông mới, vận dụng phương thức phát triển kỹ thuật có sự tham gia để nhằm đảm bảo tiến trình phát triển và chuyển giao công nghệ phù hợp với những nhu cầu thực tế. • Chính quyền địa phương cần hỗ trợ nhiều hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông nông tham gia vào hoạt động chế biến và thực hiện marketing đối với sản phẩm nông nghiệp, việc hỗ trợ này bao gồm việc cung cấp đất, giảm thuế và tạo cơ hội kinh doanh.

      • Thực hiện quyết định 80 về hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nên được thực hiện nhiều hơn nữa để các đối tác tham gia nhóm nông dân và các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ cùng có lợi, đảm bảo thông tin thị trường và chất lượng sản phẩm. • Xỏc định rừ sự cạnh tranh thụng qua kờnh thị trường tiờu thụ dựa trờn năng lực của cỏc tỏc nhõn tham gia trong thị trường và thực hiện kinh doanh, đồng thời đánh giá hàng năm đối với thực trạng thị trường. Phát triển môi trường và cơ sở hạ tầng trước tiên nên quan tâm đến thực hiện hoàn thành việc kiểm soát lũ và hỗ trợ cơ sở hạ tầng vùng BVN, tăng cường những qui định bảo vệ môi trường chống lại sự ô nhiễm nguồn nước và đất cùng với sự kết hợp hệ thống canh tác đang phổ biến ở khắp vùng dự án.

      - Nước: Bị ô nhiễm (dư lượng phân thuốc BVTV. chất thải con người. cơ sở TTCN. nuôi thuỷ sản lồng bè với mật độ dày gia tăng tù đọng hệ thống kinh rạch cạn kiệt mùa khô. nước thảy nuôi cá ao công nghiệp do thay nước). - Nước: 3G-3T; VACB; Cầu tiêu tự hoại tại cụm tuyến dân cư và nâng cao ý thức cộng đồng; Xử lý nước công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản thâm cạnh; Vận hành cóng hợp lý để tháo rửa định kỳ.

      Bảng 1: Thống kê nông nghiệp huyện Phú Tân, huyện Chợ Mới và tỉnh An Giang
      Bảng 1: Thống kê nông nghiệp huyện Phú Tân, huyện Chợ Mới và tỉnh An Giang