MỤC LỤC
Hệ thống báo hiệu R2 là hệ thống báo hiệu kênh riêng, được thiết kế để phục vụ cho chức năng trao đổi thông tin giữa các tồng đài trong mạng viễn thông. Hệ thống báo hiệu này được sử dụng cho cả mạng quốc gia và mạng quốc tế. Hệ thống báo hiệu R2 cũng thích hợp cho các phương thức tự động và bán tự động.
Đồng thời nó có thể áp dụng cho các đường trung kế tương tự (Analog) hay trung kế số (Digital).
Tín hiệu được truyền liên tục dưới dạng mã đa tần từ bộ CS đến bộ CR. Bộ CR sau khi nhận được tín hiệu thứ nhất này sẽ ra lệnh cho thiết bị truyền của nó gửi về một tín hiệu điều khiển theo hướng ngược lại. Tín hiệu điều khiển dưới dạng mã đa tần được truyền từ bộ CR về bộ CS.
Bộ CS khi nhận được tín hiệu điều khiển sẽ ngừng truyền tín hiệu thứ nhất vì biết rằng CR đã nhận được tín hiệu này. Bộ CR nhận thấy bộ CS đã ngừng truyền tín hiệu thứ nhất, nó ra lệnh cho thiết bị truyền của nó ngừng truyền tín hiệu điều khiển vì biết rằng CS đã nhận được tín hiệu này. Bộ CS tiếp tục truyền tín hiệu thứ hai và quá trình trên lại được lặp lại.
Tại tổng đài bị gọi sau khi nhận được tín hiệu xoá thuận sẽ gửi về tổng đài gọi tín hiệu giải phóng hoàn toàn để xác định đã sẵn sàng phục vụ các khối chuyển mạch và tổng đài bị gọi hoàn toàn tự do, sẵn sàng phục vụ cho cuộc gọi khác. Tín hiệu này được gửi trên các mạch rỗi tới tổng đài gọi để gây nên trạng thái bận nhằm bảo vệ việc chiếm mạch tiếp theo. Các tín hiệu nhóm A được sử dụng để trả lời xác nhận cho các tín hiệu hướng đi nhóm I (trong một số trường hợp được dùng để trả lời cho các tín. hiệu hướng đi nhóm II) và thực hiện chức năng chuyển đưa các thông tin báo hiệu.
Đồng thời các tín hiệu này thực hiện chức năng chuyển đưa các thông tin về trạng thái thiết bị chuyển mạch hay trạng thái đường dây thuê bao bị gọi. Trong quá trình kết nối cuộc gọi từ tổng đài chủ gọi đến tổng đài bị gọi có thể có một số tổng đài khác tham gia kết nối. Với báo hiệu kiểu từng chặng, số hiệu của thuê bao bị gọi sẽ bị giảm dần qua mỗi tổng đài quá giang, từ đầy đủ cho đến khi chỉ còn một phần của số bị gọi.
- Khi sử dụng các tín hiệu thanh ghi hướng về thì thời gian chiếm các thanh ghi quá giang tăng lên do tất cả các thanh ghi trên một kết nối nhiều liên kết phải được kết nối để truyền về tín hiệu cuối cùng. Thanh ghi quá giang sẽ được giải phóng khỏi kết nối khi kết nối được phát triển lên phía trước từ tổng đài quá giang đó.
Một tổng đài điện thoại được xem như là một điểm báo hiệu SP thì phải là tổng đài được điều khiển bằng chương trình lưu sẵn, vì báo hiệu số 7 là dạng thông tin số liệu giữa các bộ xử lý. Tất cả các điểm báo hiệu trong hệ thống báo hiệu số 7 là dạng thông tin số liệu giữa các bộ vi xử lý. Điểm báo hiệu mà thông tin báo hiệu thu được trên một kênh báo hiệu và sau đó chuyển giao cho kênh khác (mà không xử lý nội dung tin báo) được gọi là điểm truyền báo hiệu.
Liên kết báo hiệu là một phương tiện truyền dẫn bao gồm một liên kết dữ liệu 64Kb/s và các chức năng điều khiển truyền. Để truyền các thông điệp từ một điểm báo hiệu này đến điểm báo hiệu khác người ta sử dụng liên kết báo hiệu. Đối với báo hiệu tương tự thì các liên kết analog có tốc độ truyền thấp hơn (cỡ 4,8Kb/s).
Vì thế để đảm bảo sự an toàn và tin cậy cho việc truyền tín hiệu báo hiệu, người ta sử dụng nhiều hơn một liên kết và do đó có được tập liên kết. Một tập liên kết có ít hơn 16 liên kết thì vẫn được phép nhưng gọi là tập liên kết không đầy đủ. Việc truyền thông tin báo hiệu từ điểm báo hiệu gốc OSP (Original Signalling Point) tới điểm báo hiệu đích (Destination Signalling Point) sẽ đi qua một số liên kết báo hiệu và một số điểm truyền báo hiệu tuỳ thuộc vào phương thức báo hiệu.
Với phương thức này thì tuyến thoại được nối trực tiếp giữa điểm báo hiệu gốc và điểm báo hiệu đích còn tín hiệu báo hiệu được truyền thông qua các liên kết báo hiệu và điểm truyền báo hiệu khác. Tuyến báo hiệu là một tuyến đường đã được xác định trước để các bản tin đi qua mạng báo hiệu giữa điểm báo hiệu nguồn và điểm báo hiệu đích. Tuyến báo hiệu bao gômg một chuỗi SP/STP và được đấu nối với nhau bằng các liên kết báo hiệu hay chùm liên kết báo hiệu.
Tất cả các tuyến báo hiệu có thể sử dụng để truyền các thông tin báo hiệu đi qua mạng báo hiệu giữa điểm báo hiệu nguồn và điểm báo hiệu đích thì được gọi là chùm tuyến báo hiệu ch mối quan hệ báo hiệu đó. + Trường 8 bit (K-D): xác định vùng địa lý hay mạng trong một khu vực địa lý cụ thể nào đó. Sự kết hợp các trường thứ nhất và trường thứ hai được gọi là mã khu vực/mạng báo hiệu SANC (Signalling Area/Network Code).