MỤC LỤC
“Chí tổng quát cả những điều rơi sót lại, tới thiên văn, địa lý, điển chương của các quốc gia triều chính, người hiển đạt, kẻ ẩn dật, hết thảy đều thâu tóm không thể mất, đó có lẽ là sở trường của chí vậy.”(2) Như vậy chúng ta có thể thấy được những ưu điểm mang tính khái quát cao của thể loại này. Trần Văn Giáp có đánh giá và nhận xét về sự biên soạn tác phẩm “ Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú rằng : “ Tác giả sách này tuy chép sách theo lối chí của Trung quốc nhưng không dập theo đúng hẳn một bộ sử một triều đại nào.
Khi chép về tiểu chuyện các bậc vua chúa, các danh nhân, những người có công lao xây dựng các triều đại, những tướng lĩnh có danh, những trí thức có đức nghiệp, tác giả còn thể hiện những tư tưởng tình cảm, cùng lòng tự hào dân tộc, ông chú ý đến những anh hùng chống giặc ngoại xâm, những người nhà văn hóa lớn, những nhân vật có đức độ, ông đặc biệt dừng lại ở những vị vua sáng có công lớn trong việc chống giặc ngoại xâm hoặc có công xây dựng đất nước, bởi họ là những tấm gương sáng cho tất cả mọi người noi theo. Lễ nghi chí (quyển 20- quyển 25) chép về các điển lễ thuộc triều nghi như chế độ ỏo mũ xe kiệu, của vua chỳa, chế độ phẩm phục, vừng kiệu của quan lại, lễ thờ cúng tang ma lễ sách phong tế cáo…Phan Huy Chú không dừng lại ở sự liệt kê các nghi lễ được đặt ra và qui định với từng đối tượng mà ông còn có những nhận xét thể hiện những quan điểm riêng của mình trước những cái còn dườm rà, phức tạp, hay ca ngợi những những nghi lễ phù hợp và đúng với luân thường, đạo lý…Với Binh chế chí ông cho rằng mất nước cũng do binh, có được nước cũng do binh chủ yếu là do người đứng đầu khéo cầm cương thì kẻ gian tham cũng cũng dùng được, nếu lỏng tay cầm thì ngay quân túc vệ cũng chía lìa, việc làm thành hay bại đều do ở đấy, cho nên đưa tầm quan trọng của việc dùng binh:”.
Trong bối cảnh đời sống văn hóa xã hội cuối 18 đầu 19 có nhiều biến đổi, dẫn đến sự đan xen nhiều luồng tư tưởng khác nhau cùng với sự pha chộn nét văn hóa trong gia đình đã tác động không ít đến tác giả, hơn nữa bằng chính nội lực bên trong của mình, Phan Huy Chú đã khẳng định được tài năng lẫn những tư tưởng rất mới của ông trong quá trình biên soạn và khảo cứu tác phẩm, với một tư duy khoa học, có hệ thống ông đã làm nên một tác phẩm mang tầm vóc thế kỉ. Hay cụ thể hơn so với Nghệ văn chí trong Đại Việt Thông Sử của Lê Quý Đôn, thì thực sự ông đã có bước tiến nổi trội, cách phân loại của ông cụ thể và có phần hợp lý hơn, gần hơn với cách phân loại của chúng ta hiện nay, tiếp theo là ông không dừng lại ở tên tác gia tác phẩm và niên đại như Lê Quý Đôn mà ông còn thêm vào rất nhiều những yếu tố khác xoay quanh tác phẩm như lời tựa hay cụ thể hơn các thông tin về tác phẩm tác giả, có lời nhận xét, đánh giá, chép thêm những bài thơ hay, tiêu biểu cho một tập thơ của một tác giả nào đó…Sơ qua như vậy cũng phần nào làm sáng tỏ thêm nội dung mà chúng ta muốn trình bày ở đây.
Nhà nghiên cứu sử học Lê Văn Lan có nhận xét rằng: “Nếu chỉ tích lũy công phu, sưu tầm kỹ lưỡng tập hợp đầy đủ, sắp xếp chất chồng thì nhiều lắm Phan Huy Chú cũng chỉ thành một Lê Quý Đôn thế kỷ thứ 19 hoặc có thể tự hào là đã ngang sức mà thay thế được cả một nhóm lớn soạn giả quốc sử quán đời Tự Đức mấy chục năm sau khi họ làm bộ Đại nam nhất thống chí” và ông cũng khẳng định rằng cái để mà Phan Huy Chú hơn hẳn đó chính là ông đã “Tạo ra được một chất lượng khoa học khác, làm nên giá trị lớn của một hiện tượng mang tên ông đó là một khuynh hướng tư tưởng duy lý , một phương pháp tư duy lý tính, mà từ sự phân tích phân loại đến cách tập hợp tổng hợp của ông đều thể hiện nhất quán, nổi bật thành tính hệ thống hợp lý trong công trình chủ yếu của đời ông.” [ Nhiều tác giả. Một điều nữa đó là Phan Huy Chú biên chép tương đối đầy đủ những tác phẩm cùng thời và những tác phẩm được làm ở giai đoạn sau Lê Quý Đôn : Sứ hoa học bộ thi tập, Trịnh Xuân Thụ soạn , Nguyễn Thám hoa thi tập Nguyễn Huy Oánh soạn, Liên châu thi tập, Quế đường thi tập, Quế đường văn tập do Lê Quý Đôn soạn, Tuyết trai thi tập, Nam trình liên vịnh do Ngô Thì Ức soạn, Càn Nguyên thi tập gồm thơ của Trịnh Doanh và Trịnh Sâm… Cũng trong loại thi văn ông đã biên chép một số tác phẩm là những tập thơ của các tác giả như Ngô Thì Sĩ ( Anh ngôn thi tập, Ngọ phong văn tập ) Hay Nghệ An thi tập của Bùi Huy Bích và ông cũng có tuyển lục biên chép các bài ngự chế của các đời chia làm sáu quyển gọi là Lịch triều thi sao, Dao đình sứ tập của Hồ Sĩ Đống, Đại nam lịch khoa hội phú tuyển do Lý Trần Quán biên tập.
Có thể nói trong thời kỳ trung đại tư duy lý thuyết chưa thực sự phát triển, những luận điểm lý luận cũng chưa thực sự phát triển, do vậy những luận điểm lý luận thường được bộc lộ qua việc phê bình cụ thể, điều đó giải thích tại sao để tìm hiểu quan niệm văn học của một cá nhân nào đó trong giai đoạn này chúng ta phải quan tâm và tìm hiểu đến những bài tựa, bài bạt, bài dẫn, hay những lời phát biểu được xen kẻ trong các tác phẩm của họ.Do vậy để hiểu thêm về quan niệm văn chương của Phan Huy Chú chúng tôi cũng không loại trừ yếu tố này. Khi làm công việc trước thuật thì điều quan trọng đầu tiên đó là cô đọng, sâu suốt, bao quát, xa rộng , cốt ở tính mực thước và hệ thống, điều này đó được thể hiện rừ trong cụng việc khảo cứu sưu tầm và biện soạn của ông.” Khảo xét dấu tích đời xưa mà không dám nói, thêm tên phân tích mọi việc bằng lý để để tìm ra lẽ phải, có thể tường tận mà không đến nổi rườm, có chỗ sơ lược mà nắm được cốt yếu, khiến cho cụng việc chế tỏc cỏc đời được rừ rệt đủ làm bằng chứng đều ở trong sách này.” Hơn nữa trong cách biên soạn, đánh giá từng loại cũng rất rừ ràng, ghi chộp sự việc đầy đủ hay thiếu sút, chớnh xỏc hay bịa đặt, đỏnh giỏ đỳng hay sai … Tất cả được ụng thể rừ nột trong quỏ trỡnh “trước tỏc”.
Tuy nhiên chúng ta cũng phải xét đến tính hiện thực khách quan như trên thực tế chứng minh thì không phải gia phả nào cũng chép đúng y nguyên sự thật bởi trong quá trình sao chép và lưu giữ có nhiều biến cố xảy ra, cũng có thể là do sao chép có sự nhầm lẫn cũng có thể là do quá trình bảo quản bị mất mát một phần nào đó…Riêng dòng họ Phan đã có tới 4 bản gia phả khác nhau do vậy mà nội dung của từng bản tuy có những nét tương đồng nhưng vẫn không trãnh khỏi những điểm khác nhau. Như vậy có thể thấy rằng Phan Huy Chú là người thực sự có trách nhiệm với nền văn hiến của dân tộc, ông đã không quản ngại mọi gian khó trong việc tìm tòi tư liệu : biết rằng sách vở điển chương của dân tộc một là mất mát, hai là ghi chép thì không đầy đủ, thiếu sót sai lầm, trước những thực tế ấy, ông đã khẳng định trách nhiệm của một nhà biên chép lịch sử : phân biệt những điều mắt thấy tai nghe, phân biệt các loại thành ra các loại mục, để sớm soạn một bộ sách chép thành điển chương, chẳng phải là việc cần thiết của nhà cổ học du?.
Nay được đến tận nơi, tầm mắt mở rộng, tinh thần sảng khoái bất giác nảy ra thơ ca miêu tả những điều mắt thấy cũng chỉ cốt gửi gắm tình hoài, ngợi ca cảnh trí chưa từng dùng sức vào câu chữ âm điệu làm gì.” Ở đây chúng ta có thể hiểu rằng với Phan Huy Chú trước nhất là ông ghi lại những điều mắt thấy tai nghe bằng cảm xúc của chính mình mà không bị gò bó vào câu chữ hay, và cũng không phải gắng sức nặn nọt, gọt rũa ra những vần thơ, mà là tình cảm thực được xuất phát từ trong lòng của thi nhân. Trong bài thơ cái nền của phong cảnh nổi lên là một ngày thu muộn, nói đến mùa thu là nói đến một vẻ đẹp nhưng là vẻ đẹp mang hơi hướng của nổi buồn man mát mà thi nhân bao đời đã từng viết thành thơ, nhưng ở đây cái buồn này không còn là nổi buồn man mát ấy nữa mà trở thành một nổi buồn ra riết, nổi buồn sâu thẳm từ trong tâm can của thi nhân, bởi nó không phải là một chiều hoàng hôn hay là một buổi sáng se se lạnh mà nó là một đêm mưa, trong cái đêm mưa vắng lạnh ấy lại có một người khách không ngủ được” quán trống không” một mình đối mặt với “ngọn đèn xanh” và những tiếng mưa rơi, với tiếng những con côn trùng kêu lạc trong đêm, khiến cho tâm hồn nhà thơ lắng lại, trở thêm những nổi niềm ưu tư của cuộc sống trở về, “Sự việc mười năm chăng nói ra” Dù chẳng nói ra, và chúng ta cũng không thể lý giải được tất cả nhưng chúng ta có thể hiểu rằng trong mười năm đó cái vui ít hơn cái buồn, cái vất vả mệt nhọc nhiều hơn cái thanh nhàn, thư thái…Thêm vào những cảm xúc của kẻ xa quê một mình ruổi vó ngựa nhưng không phương hướng chỉ là “loanh quanh” cho đỡ buồn thôi.