Hoạt động đa dạng hóa huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Lạng Sơn

MỤC LỤC

Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua

Về kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh

Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về đổi mới và điều hành nguồn vốn, vận dụng vào điều kiện cụ thể trên địa bàn, Chi nhánh hết sức chú trọng đa dạng các hình thức huy động. Chi nhánh còn phát triển và đẩy mạnh hình thức huy động Kỳ phiếu trả lãi trước, trả lãi sau với nhiều loại kỳ hạn và lãi suất linh hoạt; Tăng cường huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển thông qua các đợt huy động Chứng chỉ tiền gửi, Trái phiếu Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam;.

Bảng 2: Tình hình biến động nguồn vốn huy động
Bảng 2: Tình hình biến động nguồn vốn huy động

Doanh nghiệp ngoài

Những mặt còn hạn chế trong hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần đây

    - Mỗi khi ngân hàng phát hành kỳ phiếu, trái phiếu có một sự di chuyển rất lớn từ tiết kiệm sang kỳ phiếu, trái phiếu làm nhiều khi tổng nguồn không tăng lên nhiều nhưng chi phí huy động cho lãi suất tăng nhanh. Trình độ cán bộ còn nhiều hạn chế, đặc biệt là trong nghiệp vụ tín dụng, phong cách giao dịch có nơi có lúc còn xảy ra hiện tượng phục vụ chưa tốt, để khách hàng phàn nàn.

    Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lạng Sơn

    • Đánh giá chung về kết quả hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lạng Sơn

      Mặc dù đã đạt được kế hoạch đặt ra về tông rnguồn vốn huy động, nhưng do trong năm 2006, sức ép về việc tăng lãi suất đồng USD lớn (cục dự trữ liên bang Mĩ liên tục tăng lãi suất trong. kì), ngân hàng Đầu tư và Phát triển chậm trễ trong chính sách lãi suất đối với đồng đô la nên nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ không thay đổi so với năm 2005, vẫn còn thấp trên tiềm lực của địa bàn. - Bảo quản tốt hơn tại đơn vị - Chi tiêu thuận lợi (chuyển tiền). - Có được thêm một khoản thu từ lãi. Trong thời gian gần đây, Ngân hàng Đâù tư và Phát triển Lạng Sơn cũng giống như các ngân hàng thương mại khác rất quan tâm đến nguồn tiền gửi của các. tổ chức kinh tế, đặc biệt là các khoản tiền gửi không kì hạn. Điều này không phải là mới mẻ nếu so với ngân hàng ở các quôc gia trên thế giới. Các khoản tiền gửi không kì hạn của các tổ chức kinh tế tạo nên mối quan hệ giữa ngân hàng với tổ chức kinh tế. Khách hàng mở tài khoản tiền gửi không kì hạn chủ yếu nhằm mục đích thanh toán, chi trả dịch vụ… và do đó ngân hàng thu được phí, khách hàng thì có lợi là được đảm bảo an toàn cho tiền của mình, đồng thời khi cần giao dịch cũng dễ dàng được ngân hàng chấp nhận. Khả năng đáp ứng nhu cầu kinh doanh của nguồn vốn huy động Khả năng đáp ứng nhu cầu kinh doanh của nguồn vốn huy động cũng là một yếu tố cho thấy hiệu quả của hoạt động huy động vốn. Vì nếu như huy động được một khối lượng lớn mà không sử dụng thì dẫn đến ứ đọng vốn, thua lỗ do không có khoản thu về trong khi vẫn phải trả chi phí huy động vốn. Ngược lại, nếu như nhu cầu vốn cao mà khả năng huy động vốn của ngân hàng hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu vốn thì ngân hàng chắc chắn sẽ bị mất khách hàng và giảm uy tín hoặc tìm những khoản vay có lãi suất cao. Trong cả hai trường hợp thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng đều giảm xuống. Hoạt động của ngân hàng có hiệu quả hay không cần phải được xem xét dưới góc độ huy động vốn sử dụng. Mối quan hệ giữa huy động và trả vốn được thể hiện qua bảng số liệu sau:. Qua bảng số liệu ta thấy hệ số sử dụng vốn ngày càng giảm qua các năm. Sở dĩ như vậy là do dư nợ cho vay tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lạng Sơn qua các năm giảm dần. Tuy nhiên, đây là những mức hệ số cho thấy khả năng cho vay và đầu tư của ngân hàng là khá tốt so với các tổ chức tín dụng khác trên cùng địa bàn hoạt động. Phần vốn còn lại được chuyển sang nhiều chi nhánh khác của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Nguồn vốn này sẽ tiếp tục được sử dụng để cho vay và đầu tư vào các dự án, các doanh nghiệp trên phạm vi cả nước. Ngoài hệ số sử dụng vốn chúng ta có thể nghiên cứu về một số chỉ tiêu khác về hiệu quả sử dụng vốn qua bảng số liệu sau:. Như vậy ta có thể thấy ngân hàng có sự cải thiện đáng kể về chất lượng tín dụng. Khối lượng cho vay giảm là do ngân hàng đã thắt chặt quản lý vốn, không cho vay dàn trải, kém hiệu quả, luôn đề cao yêu cầu đảm bảo an toàn vốn cho vay, thực hiện giám sát, kiểm tra và thi hành nhiều biện pháp sử lí những sai phạm. Đánh giá chung về kết quả hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lạng Sơn. Những kết quả đạt được. Trong những năm qua, công tác huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lạng Sơn đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tổng nguốn vốn huy động liên tục gia tăng chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn. Trong cơ cấu nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn và tiền gửi khách hàng ngày càng tăng trưởng và ổn định. Vốn huy động của ngân hàng không những đáp ứng được toàn bộ nhu cầu cho vay trên địa bàn mà còn tham gia vào nguồn vốn chung của toàn ngành cho các dự án đầu tư và phát triển trọng điểm của cả nước. Công tác huy động vốn ngày càng chú trọng vào huy động trung và dài hạn, đặc biệt là thong qua hình thức trái phiếu làm cho cơ cấu kì hạn của nguồn vốn thay đổi theo hướng tích cực đã cải thiện đáng kể chênh lệch kì hạn giữa tài sản Nợ và Có, qua đó giảm tỉ lệ dùng nguồn ngắn hạn để cho vay dài hạn, giảm khả năng rủi ro kỳ hạn của ngân hàng. Chính sách lãi suất khá linh hoạt, kịp thời, phù hợp với biến động thị trường. Cơ cấu vốn huy động tiếp tục dịch chuyển theo hướng lãi suất đầu vào giảm. Các hình thức huy động vốn tương đối phong phú đã phần nào đó đáp ứng được nhu cầu của dân chúng. Qua các đợt bán kì phiếu, trái phiếu, uy tín của ngân. hàng được nõng lờn rừ rệt, số lượng khỏch hàng đến gửi tiền vào ngõn hàng ngày càng đông, kết quả là nguồn vốn huy động trong dân tiếp tục tăng trưởng vững chắc trên một nền vốn lớn. Thời gian giao dịch với một khách hàng giảm nhờ việc nâng cao công nghệ, cải tiến quy trình giao dịch, góp phần toạ điều kiện thuậnh lợi, nhanh chóng cho khách hàng. Những tồn tại và nguyên nhân. Mặc dù đã đạt được một số kết quả khả quan song đây mới chỉ là bước đầu, thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lạng Sơn vẫn còn một số hạn chế khác cần khắc phục là:. - Vốn huy động luôn luôn tăng trưởng nhưng so với tiềm năng trên địa bàn thì vẫn còn một lượng vốn lớn ngân hàng chưa thu hút được. - Mỗi khi ngân hàng phát hành kì phiếu, trái phiếu, có một sự di chuyển rất lớn từ tiết kiệm sang kì phiếu, trái phiếu làm nhiều khi tổng nguồn vốn không tăng lên nhiều nhưng chi phí cho lãi suất huy động tăng nhanh. - Việc huy động vốn trung và dài hạn chủ yếu thông qua việc phát hành trái phiếu, chưa có hình thức huy động trung và dài hạn. - Công nghệ còn đơn giản, quá trình thực hiện một nghiệp vụ còn rườm rà. Mặt khác, chi nhánh còn thiếu những cuộc nghiên cứu nâng cao hiệu quả năng suất lao động thông qua áp dụng những công nghệ mới. - Hoạt động Marketing của chi nhánh thật sự là một yếu điểm chưa thể khắc phục được trong thời gian ngắn. Hoạt động Marketing còn đơn điệu, chưa được coi trọng đúng mức nên có hiệu quả thấp. Công tác Marketing mới chỉ dừng lại ở hình thức các bài viết giới thiệu, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng khi chi nhánh muốn thông báo về một sự kiện nào đó như tăng lãi suất, phát hành kì phiếu, trái phiếu… mà chưa được thực hiện liên tục, đồng bộ. - Các hình thức huy động vốn chưa thực sự đa dạng để đáp ứng nhu cầu của mọi tầng lớp dân chúng. Các sản phẩm huy động còn dừng ở sản phẩm truyền thống, chưa phát triển được nhiều sản phẩm mới, tính tiện ích chưa cao. - Trình độ nghiệp vụ và kĩ thuật của một bộ phận nhỏ cán bộ, công nhân viên chi nhánh còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh và hội nhập. Cơ sở vật chất của chi nhánh còn nhiều hạn chế, chưa thực sự tương xứng với một chi nhánh có truyền thống lâu năm như Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lạng Sơn. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lạng Sơn. Những hạn chế nói trên của Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lạng Sơn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả những nguyên nhân khách quan của môi trường kinh tế lẫn nguyên nhân chủ quan đến từ bản thân chi nhánh. a) Nguyên nhân khách quan.  Những nguyên nhân thuộc về môi trường vĩ mô. - Môi trường kinh tế còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ổn định : Môi trường kinh tế được xem là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới công tác huy động vốn của ngân hàng. Hiện nay nền kinh tế nước ta tuy đã thoát khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực song sự ổn định trở lại vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gõy hậu quả khú lường. Căn bệnh giảm phỏt với triệu chứng rừ nhất là tốc độ lưu thông hàng hoá trong nước bị chững lại, sản xuất không phát triển, tốc độ chu chuyển vốn chậm… khủng hoảng thừa xuất hiện và kéo dài. Chính vì thế ảnh hưởng xấu đến công tác huy động vốn của ngân hàng. - Môi trường pháp lí chưa hoàn thiện : Sự ra đời của Luật Ngân hàng và Luật các tổ chức tín dụng đã tạo một môi trường pháp lí đồng bộ hơn cho hoạt động ngân hàng nói chung và công tác huy động vốn nói riêng. Song trong quá trình thực hiện còn thấy có nhiều điều chưa phù hợp cần được sửa đổi và hoàn thiện. Hệ thống pháp. luật Kinh tế của Việt Nam hiện nay còn thiếu, các bộ luật cơ bản cần thiết trong quan hệ kinh tế cần liên tục được sửa đổi. - Sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng và một số tổ chức khác : Hoạt động trong cơ chế thị trường, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lạng Sơn phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh, trên một địa bàn nhỏ ngoài Ngân hàng Công thương và Ngân hàng Nông nghiệp có cơ sở vật chất đủ mạnh và đều tăng cường mở rộng phạm vi và mạng lưới hoạt động còn có các công ty bảo hiểm đang tích cực triển khai nhiều hình thức bảo hiểm mới để thu hút vốn trong dân cư, còn có hình thức tiết kiệm bưu điện với nhiều ưu điểm như lãi suất cao, thời gian giao dịch dài. Rừ ràng là Chi nhỏnh Ngõn hàng Đầu tư và Phỏt triển Lạng Sơn ngày càng phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh. Để đứng vững, tồn tại và phát triển ngân hàng cần có những bước đi thích hợp.  Những nguyên nhân thuộc về khách hàng. - Thu nhập bình quân tỉ lệ tiết kiệm của dân chúng còn thấp : Thu nhập của khách hàng có ảnh hưởng lớn đến công tác huy động vốn của Ngân hàng. Thu nhập của người dân nước ta còn thấp, Lạng Sơn lại là một tỉnh nghèo, kinh tế chậm phát triển, nhiều hộ chỉ đủ tiêu mà không có tiền tích luỹ, mặt khác một bộ phận không nhỏ dân cư có sự tiêu dùng vượt quá mức cần thiết, do đó số tiền tiết kiệm được là không nhiều. - Chưa quen với các hoạt động ngân hàng cũng như sử dụng các tiện ích của ngân hàng: Tâm lí ưa thích thanh toán bằng tiền mặt hiện nay vẫn còn phổ biến trong dân cư, thậm chí trong cả một bộ phận doanh nghiệp, một phần là do sự thiếu hiểu biết của khách hàng về các tiện ích và dịch vụ của ngân hàng. - Sợ đồng tiền mất giá : Tâm lí của nhiều người luôn sợ đồng tiền mất giá nên họ tích trữ các khoản tiền nhàn rỗi dưới dạng vàng, ngoại tệ hoặc mua sắm nhà đất và các tài sản có giá trị khác mà không gửi tiền vào ngân hàng. Việc lôi kéo các khoản. tiền “chết” ở nhiều hộ gia đình hiện nay đưa vào lưu thông trên thị trường tiền tệ không phải là điều đơn giản. b) Những nguyên nhân chính thuộc về ngân hàng.

      Bảng 4 : Tình hình biến động nguồn vốn huy động
      Bảng 4 : Tình hình biến động nguồn vốn huy động