MỤC LỤC
Thứ ba, dự án được ngân hàng thẩm định trong một thời gian ngắn với chi phí thấp nhất cho TCT, tạo điều kiện thuận lợi để TCT có thể đưa dự án đi vào hoạt động, đây là nhân tố có tác động tích cực đến thành công của dự án khi dự án đi vào hoạt động. Đối với những dự án vượt khỏi quyền phán quyết, các chi nhánh phải gửi lên Phòng Đầu tư Dự án Trung ương để tái thẩm định, trong trường hợp đó bộ phận tái thẩm định không gặp gỡ trực tiếp với khách hàng mà họ lấy thông tin được Chi nhánh gửi lên cộng với việc thu thập thông tin từ các nguồn khác để làm cơ sở cho công tác tái thẩm định. Trong các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính dự án, ngoài các chỉ tiêu truyền thống được áp dụng như: khả năng thanh toán, mức lợi nhuận của dự án.., VCB đã áp dụng những chỉ tiêu tiên tiến được các tổ chức tín dụng trên thế giới đã áp dụng từ rất lâu như: NPV, IRR, chỉ tiêu phản ánh độ nhạy của các yếu tố nội tại.
Tuy các chỉ tiêu này đã được các nước trên thế giới áp dụng từ rất lâu nhưng trước đây các chỉ tiêu đó còn chưa được biết đến ở Việt Nam, tuy nhiên hiện nay các chỉ tiêu này đã được Ngân hàng Ngoại thương áp dụng và đã có tác động một cách tích cực tới tính chính xác và khách quan của công tác thẩm định. Về vấn đề trang thiết bị thông tin, Ngân hàng Ngoại thương là một trong những ngân hàng Việt Nam đi đầu trong việc đầu tư đổi mới và nâng cao chất lượng cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động tác nghiệp nói chung và hoạt động thẩm định tài chính dự án nói riêng. Tận dụng những tác động tích cực đó, công việc thẩm định dự án được thực hiện một cách nhanh chóng, giảm được khoảng thời gian thẩm định, chẳng những giúp lãnh đạo đưa ra được quyết định nhanh chóng, mà vẫn đảm bảo tính chính xác tuyệt đối từ đó nâng cao tính cạnh tranh của ngân hàng.
Tuy đã đạt được những thành công đáng kể, chất lượng thẩm định tài chính dự án đạt mức khá cao, nhưng trong khi công tác, cán bộ thẩm định không tránh khỏi những tác động của các nguyên nhân cả chủ quan cũng như khách quan dẫn tới còn có những hạn chế nhất định. Những hạn chế về chất lượng thẩm định tài chính dự án có thể được đưa ra là: Công tác thẩm định tài chính nhiều khi không được thể hiện vai trò quyết định của nó trong khi ra quyết định tài trợ dẫn tới chất lượng của các khoản vay là không cao, hoặc bỏ lỡ cơ hội đầu tư của ngân hàng. Hoạt động tín dụng của NHNT còn có một số điểm yếu như số lượng khách hàng ít (chỉ có khoảng 15 - 20 khách hàng/ chi nhánh có số dư nợ thường xuyên), tập trung vào một vài lĩnh vực (viễn thông, gạo, thủy sản, cà. phê, than..) và thành phần kinh tế quốc doanh là chủ yếu.
Điều này không phải là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp phi nhà nước không có các dự án hấp dẫn mà theo đánh giá của VCB, các doanh nghiệp thuộc loại như thế có rất ít cơ sở tài sản đảm bảo hay không có chủ thể bảo lãnh khi có trường hợp rủi ro phát sinh, hơn thế nữa qua một số vụ án kinh tế lớn đã khiến cho Ngân hàng có tâm lý không an tâm khi cho vay các đối tượng mà khả năng đảm bảo thấp. Vì vậy, có thể cho thấy Ngân hàng chú trọng đến khả năng đảm bảo tiền vay hơn là chú trọng đến tính hiệu quả tài chính của dự án, mặc dù khả năng đảm bảo trả được nợ, đảm bảo tiền vay của dự án được quyết định ở tính khả thi và kết quả tài chính dự án, còn đối với các tài sản thế chấp nhiều khi chỉ mang tính chất an toàn về tâm lí cho ngân hàng, bởi thực tế đã chỉ ra rằng nhiều dự án có tài sản theo đúng giá trị của nó hoặc là không thu được tài sản đảm bảo. Ngoài ra, do việc tính toán doanh thu và chi phí dựa rất nhiều vào dự tính về công suất huy động được nên đối với nhiều dự án ngân hàng dự tính không chính xác mức huy động công suất thiết kế dẫn tới sự không chính xác về các mức doanh thu và chi phí do đó các tính toán có sự khác biệt với thực tế.
Hiện nay, trong khi tính toán các chỉ tiêu tài chính để xác định hiệu quả tài chính của dự án, ngân hàng chưa xây dựng được mọt hệ thống các chỉ tiêu tiêu chuẩn đối với từng ngành nghề với mục đích dùng các chỉ tiêu đó để so sánh tính hiệu quả và an toàn tài chính của dự án. Do đối tượng vay vốn của Ngân hàng Ngoại thương chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước, mà theo quy chế về quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước, phần lợi nhuận sau thuế phải được phân bổ vào nhiều khoản khác nhau như: trích lập các quỹ (khen thưởng, phúc lợi, đầu tư phát triển..) và các khoản khác. Khi trình hồ sơ xin vay vốn điểm thường thấy là chủ dự án không cung cấp đầy đủ thông tin ngay từ đầu, thậm chí việc giấu diếm thông tin được coi là một trong vô vàn mẹo của họ, do đó làm cho thời gian thẩm định kéo dài, cộng với thông tin đó không chính xác có thể gây những kết luận tài trợ thiếu đúng đắn.
Ngoài ra, đối với những dự án là khả thi như do năng lực điều hành sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư kém, việc sử dụng vốn vay sai mục đích dẫn đến hậu quả là có những dự án được đánh giá là có hiệu quả nhưng khi thực hiện lại không thành công. Hoạt động thẩm định nói riêng và hoạt động tín dụng nói chung liên quan rất chặt chẽ với các quy định của pháp luật trên nhiều khía cạnh khác nhau, mà hiện nay các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động tín dụng đang trong quá trình xây dựng nên còn nhiều bất cập, chồng chéo nhau gây rất nhiều khó khăn trong công tác thẩm định của Ngân hàng, mà chưa đề cập đến các văn bản quy phạm pháp luật trong những lĩnh vực khác.