MỤC LỤC
Tách nhỏ tập đoàn EVN: EVN không nên tiếp tục là một công ty điện.
Thời gian qua có nhiều ý kiến cho rằng cần phải cải tổ ngành điện nhanh hơn để nần cao hiệu quả tuy nhiên thực tế cho thấy chưa có một hành lang pháp lý hoàn thiện thì thị trường điện sẽ không thể vận hành trơn tru được và có thể dẫn đến rủi ro thất bại, vì vậy nhiệm vụ xây dựng một hành lang pháp lý là quan trọng hàng đầu nếu như muốn tiến tới thị trường hóa ngành điện. Giá điện thấp không đủ hấp dẫn nhà đầu tư vì mức tỉ suất lợi nhuận thấp, việc EVN bị lỗ khi mua từ các nguồn bên ngoài do giá bán điện là không tăng trong khi giá mua điện cao hơn là một điều bất hợp lý vì dẫn đến tình trạng EVN sẽ không mua điện từ các nguồn này nữa và điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính ôn định trong môi trường đầu tư ngành điện, việc EVN khụng mua điện vỡ sợ lỗ rừ ràng là điều rất bỡnh thường vì trong hoàn cảnh tương tự doanh nghiệp nào cũng sẽ phải hành động như vậy. Tuy nhiên việc tăng giá điện có ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân, đến mức độ cạnh tranh của hang hóa VN vì giá điện được coi là chi phí của doanh nghiệp, vì vậy việc tăng giá phải cú lộ trỡnh rừ ràng được tớnh toỏn trờn cơ sở khoa học, và khụng thể thay đổi ngay được trong ngắn hạn, việc tiến tới giá thị trường trên cơ sở hạch toán hết được các chi phí để sản xuất ra một KWh điện sẽ nâng cao hiệu quả 3 khâu phát điện- truyền tải- phân phối từ đú chỉ rừ khõu nào cũn yếu kộm nhằm nõng cao hiệu quả trong khõu đú, khi giỏ điện tiệm cận được với giá thị trường thì giá sẽ thay đổi theo các yếu tố đầu vào nhưng về dài hạn là giá sẽ phải giảm xuống chứ không tăng liên tục như hiện nay.
Thời gian qua FDI trong ngành sản xuất ồ ạt vào VN mà không cần một chương trình xúc tiến đầu tư rầm rộ nào, tuy nhiên ngành điện nói riêng và đầu tư vào cơ sở hạ tầng nói chung ít hấp dẫn các nhà đầu tư hơn so với công nghiệp chế tạo sản xuất do đặc điểm đầu tư trong ngành này là đũi hỏi vốn lớn, thời gian thu hồi vốn dài, độ rủi ro cao, vỡ vậy rừ ràng để thu hút nhà đầu tư, công tác xúc tiến đầu tư trong ngành phải tích cực, chủ động hơn so với ngành sản xuất, một quan chức trong ngành điện cũng cho rằng việc có ít nhà ĐTNN tham gia vào ngành này nguyên nhân trước tiên là do trong khâu xúc tiến đầu tư của VN chưa thực sự hiệu quả, việc đưa ra một danh sách các công trình kêu gọi đầu tư bên ngoài phải càng cụ thể chi tiết càng tốt, phải thể hiện được sự cam kết của Chính phủ trong việc hợp tác và hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện dự án đặc biệt là các dự án BOT, phải có bộ phận chăm sóc nhà đầu tư khi họ bắt đầu có ý định tham gia vào ngành điện nhằm cung cấp đầy đủ thông tin có liên quan trong ngành, việc chậm trễ cung cấp thông tin có thể làm nản lòng các nhà đầu tư ngay từ đầu. Trong các dự án nhà máy điện, các hợp đồng PPA thường có thời gian kéo dài 20 năm, trong khoảng thời gian đó nhiều rủi ro tiềm ẩn có thể xẩy ra gây thiệt hại hoặc cho EVN hoặc cho phía nhà đầu tư hoặc cả hai bên, phía nhà đầu tư biết rằng rủi ro có thể là dự báo nhu cầu phụ tải quá lạc quan dẫn đến tình trạng công suất nhà máy không được huy động hết, rủi ro về thanh toán khi bên EVN vì lý do nào đó không có khả năng thanh toán như trường hợp đồng VN bị mất giá,vv… trong những trường hợp như vậy nhà đầu tư cần sự bảo lãnh của chính phủ, như trường hợp của 2 dự án BOT Phú mỹ được chính phủ bảo lãnh, vì vậy các nhà đầu tư chuẩn bị tham gia vào thị trường điện cũng kì vọng chính phủ bảo lãnh như vậy. Trong một thị trường điện cạnh tranh, tiềm lực tài chính của các bên mua điện chính là cơ sở để nhà đầu tư kí kết các hợp đồng, tuy nhiên ở VN lộ trình thị trường hóa ngành điện mới đang bắt đầu khởi động, việc chính phủ tuyên bố gần đây rằng sẽ rút khỏi các hợp đồng bảo lãnh khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại vì tiềm lực tài chính của EVN chưa đủ đảm bảo và tin cậy cho nhà đầu tư.
Việc chính phủ rút khỏi bảo lãnh nhằm một mặt tăng cường vai trò trách nhiệm của EVN và mặt khác chính phủ sẽ không phải chịu áp lực tài chính, điều đó đúng nhưng chưa thực sự phù hợp, chính phủ nên có lộ trình rút khỏi bảo lãnh như lộ trình thị trường hóa ngành điện, nếu bây giở chính phủ không đẩm bảo các khoản bảo lãnh này sẽ có ít nhà đầu tư tham gia vào thị trường điện hơn nữa, việc chính phủ rút dần bảo lãnh nên được công bố công khai và trong thời hạn bao nhiêu năm để cho các bên nắm được thông tin cho các hoạt động kinh doanh của mình. Những IPP này cung cấp điện cho một khu vực cụ thể thường là các KCN-KCX hoặc các khu dân cư biệt lập nào đó, giá bán điện vân phải chịu sự điều tiết của Chính phủ, nếu thừa công suất sẽ bán cho EVN trên thị trường giao ngay, một trong những IPP điển hình loại này là IPP Hiệp Phước của nhà đầu tư Đài Loan cung cấp điện cho khu chế xuất Tân thuận và khu đô thị Phú mỹ hưng, việc cung cấp điện ổn định cho khách hành trong khu chế xuất là một trong những điều tạo nên mức độ thành công của khu chế xuất này ( KCX Tân thuận được xây dựng đầu tiên ở VN trong những năm 1990, được đánh giá mô hình thành công nhất tại TP.Hồ chí minh), tuy nhiên chính phủ không khuyến khích loại hình này vì cho rằng điện mang tính hệ thống, việc các nhà máy điện được xây dựng thêm phải nằm trong tổng sơ đồ quy hoạch ngành điện và phải được đấu nối vào hệ thống điện quốc gia để đạt mục tiêu lâu dài là ổn định điện cho cả nền kinh tế. Việc tổ chức chấm thầu Viện năng lượng sẽ là đơn vị có đủ năng lực vì bản quy hoạch tổng thể ngành điện do Viện xây dựng nên, tuy nhiên cần phải giám sát chặt chẽ do hiện tại Viện năng lượng là một đơn vị trong EVN nên có thể sẽ ưu tiên cho các nhà thầu trong EVN, cũng chính vì điều này mà có nhiều ý kiến cho rằng tách Viện năng lượng ra khỏi EVN càng sớm càng tốt nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch và khách quan trong việc chấm thầu.
Đầu tư trong ngành điện có một số đặc điểm là vốn đầu tư lớn, công nghệ phức tạp, thời gian vận hành đầu tư kéo dài và tiềm ẩn rủi ro trong quá trình đầu tư, đó là những rào cản tự nhiên nếu chưa nói đến các rào cản về chính sách và hành lang pháp lý khiến dòng vốn FDI chưa đổ vào nhiều, nếu không tính các dự án nhiệt điện IPP có công suất nhỏ chủ yếu phục vụ cho các KCN-KCX thì đến nay dòng vốn FDI mới có 2 dự án nhiệt điện BOT và sắp tới là 2 dự án nhiệt điện than BOT nữa, tuy nhiên 4 dự án này có vốn đầu tư rất lớn từ 480 triệu USD đến 1,6 tỷ USD góp phần đáng kể vào tăng công suất cho hệ thống. Để thu hút dòng vốn FDI thuận lợi hơn nữa trong bài chuyên đề tốt nghiệp này các giải pháp đưa ra bao gồm 2 nhóm giải pháp lớn: giải pháp mang tính dài hạn gắn liền với quá trình thị trường hóa ngành điện hay các giải pháp nhằm xây dựng một khuân khổ thị trường và nhóm các giải pháp vận hành hay giải pháp mang tính ngắn hạn vì nhóm giải pháp này có thể tháo gỡ ngay được những khó khăn mà nhà đầu tư đang gặp phải.