Tình hình phát triển và mở cửa hội nhập của Bưu điện Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ Viễn thông

MỤC LỤC

Xu hướng toàn cầu hoá, tự do hoá, mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông ở mức quốc gia, khu vực và quốc tế

Hiện nay trong hiệp định chung về thương mại dịch vụ (Ganeral Agreement on trade in servies - GATS) của WTO, các dịch vụ Viễn thông được chia làm hai loại - đó là các dịch vụ cơ bản và các dịch vụ giá trị gia tăng trong đó các dịch vụ cơ bản đóng vai trò quan trọng hơn xét từ góc độ kinh tế, kỹ thuật cũng như chủ quyền an ninh quốc gia. Nói chung trong thời gian tới việc tự do hoá, mở cửa thị trường Viễn thông ở các quốc gia, các tổ chức khu vực đều dựa trên nguyên tắc của WTO về dịch vụ Viễn thông trong hiệp định chung về thương mại dịch vụ.

Các dịch vụ giá trị gia tăng

    Tóm lại, xu hướng cải cách mạnh mẽ ngành Viễn thông theo hướng khuyến khích cạnh tranh và khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân trong khai thác dịch vụ Viễn thông ngày càng phổ biến gần như toàn bộ các nước trên thế giới với mục tiêu tăng cường hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng về thông tin Viễn thông của xã hội và người sử dụng. Trong dự thảo này, Mỹ yêu cầu Việt Nam phải mở cửa và tự do hoá tất cả các loại hình dịch vụ Viễn thông bao gồm cả dịch vụ giá trị gia tăng và dịch vụ giá trị cơ bản, yêu cầu Việt Nam đưa ra phụ lục nêu rừ cỏc quy định của Việt Nam về truy nhập thị trường, đói ngộ tối huệ quốc (Most Favored Nation - MFN), đãi ngộ quốc gia (National treatment - NT), và ngoài các hạn chế đó thì Việt Nam sẽ phải mở cửa hoàn toàn cho các dịch vụ và công ty khai thác dịch vụ của Mỹ tham gia vào thị trường dịch vụ Viễn thông của Việt Nam.

    Kinh nghiệm và lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông các nước trong khu vực và trên thế giới

      "chế độ có đi có lại" lại giữ vị trí rất quan trọng trong đàm phán song phương, trong dó các nước này đều cam kết mở cửa, cạnh tranh toàn bộ trên thị trường Viễn thông đối với tất cả các loại hình dịch vụ Viễn thông cơ bản từ nội hạt, đường dài đến quốc tế để ép buộc các nước khác phải mở cửa thị trường khi, biết rằng các công ty của nước đó khó có khả năng thâm nhập vào thị trường của họ. Tuy nhiên chình phủ đang tiến hành xoá bỏ tình trạng độc quyền trong hệ thống dịch vụ Viễn thông đường dài bằng các biện pháp tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho nhiều hãng Viễn thông mới ra đời cùng tham gia thị trường để nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm giá thành; cho phép cạnh tranh 2 dịch vụ thoại và tryền số liệu thông qua hình thức hiện diện thương mại đối với các dịch vụ công cộng đòi hỏi sở hữu mạng lưới.

      I - Vị trí và vai trò của Viễn thông

      Đối với các công ty nước ngoài khi đầu tư, đặt quan hệ làm ăn với các nước đang phát triển thì vấn đề quan tâm trước tiên của họ là kết cấu hạ tầng của nền kinh tế, trong đó có giao thông, điện, thông tin liên lạc, coi đó là những điều kiện tối thiểu cho những quyết định làm ăn lâu dài. Sáu là, đối với các quốc gia đang phát triển, phát triển mạng lưới Viễn thông sẽ có điều kiện tiếp xúc với kỹ thuật mới, học tập, làm quen với những phương thức kinh doanh mới, những kinh nghiệm và thành tựu của nhân loại trên các mặt, tận dụng được lợi thế của nước đi sau để phát triển kinh tế.

      II - Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng Viễn thông Việt Nam trong thời gian qua

      Về cơ cấu mạng Viễn thông chưa hình thành mạng quốc gia thống nhất

      Bên cạnh mạng lưới đang hoạt động của ngành Bưu điện, còn tồn tại nhiều mạng riêng của các Bộ, các Ngành (Bộ Nội vụ, Quân đội, Đường sắt..), các mạng này chiếm một phần cơ sở vật chất khá lớn của Viễn thông. Trong điều kiện chưa hình thành mạng quốc gia thống nhất, việc liên kết các mạng này trong một tổng thể, nhằm phát huy cao khả năng của chúng để tiết kiệm nguồn đầu tư cho Nhà nước tuy được đề cập đến, nhưng chưa có những quyết định và giải pháp triệt để.

      Về tình trạng trang thiết bị

      Tiếp đến là Đại hội lần thứ VII của Đảng cùng các Nghị quyết của Trung ương, công cuộc đổi mới được triển khai mạnh mẽ trên khắp cả nước với mô hình kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó, Viễn thông Việt Nam tìm mọi cách đổi mới công nghệ trang thiết bị, đi thẳng vào công nghệ hiện đại theo hướng số hoá, tự động hoá và đa dịch vụ để đáp ứng kịp thời các nhu cầu phát triển về thông tin liên lạc của thời kỳ đổi mới.

      Mạng Viễn thông quốc tế

      Tính đến cuối năm 1998 Viễn thông Việt Nam đã hoà mạng trực tiếp với 36 quốc gia trên thế giới và quá giang đi tất cả các quốc gia còn lại trên thế giới. Giờ đây, trên đất nước Việt Nam, ở bất kỳ một địa điểm nào có điện thoại đều có thể liên lạc qua điện thoại tự động với người nước ngoài một cách dễ dàng nhanh chóng.

      Mạng Viễn thông trong nước

      Trên các tuyến thông tin của các vùng địa bàn kinh tế trọng điểm có lưu lượng lớn như: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hoà - Vũng Tàu.., ngoài các tuyến vi ba số còn đang được trang bị thêm song song bằng các tuyến cáp quang 622 Mb/s công nghệ đồng bộ sô SDH, góp phần phục vụ đắc lực cho việc phát triển kinh tế xã hội của các vùng trọng điểm kinh tế đầy năng động này. Hệ thống chuyển mạch quá giang liên tỉnh trước đây được trang bị 2 tổng đài TANDEMTDX - 10 của Hàn Quốc tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, năm 1995 đã được trang bị bổ sung thêm hai tổng đài trung chuyển - TOLL AXE - 10 của Thuỵ Điển có trang bị tín hiệu 7 làm nhiệm vụ lưu thoát lưu lượng liên tỉnh cho khu vực và các tuyến trục, chuẩn bị cho việc xây dựng xa lộ thông tin và đưa các dịch vụ băng rộng vào phục vụ.

      Các dịch vụ Viễn thông được cung cấp

      + Fax Thuê bao: Fax thuê bao còn gọi là tele fax là thiết bị fax của tổ chức, cơ quan, công dân Việt Nam hoặc tổ chức người nước ngoài được hoạt động tại Việt Nam, được đặt trụ sở hoặc nhà riêng và được đấu trực tiếp vào hệ thống tổng đài điện tử của Bưu điện để liên lạc với các thiết bị Fax thông qua mạng lưới Viễn thông. Ngoài loại dịch vụ chủ yếu kể trên thì hiện tại Viễn thông Việt Nam còn cung cấp nhiều loại dịch vụ Viễn thông khác như dịch vụ điện thoại thấy hình, hội nghị truyền hình, truyền số liệu, chuyển tiền điện tử, dịch vụ điện thoại HCD (Home country Direct), điện thoại ảo, thuê kênh thông tin.

      Tổ chức quản lý và môi trường pháp lý

        Trước những năm 1990, vốn hoạt động của ngành Bưu điện (vì trước năm 1990 chưa thành lập Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông) chủ yếu dựa vốn ngân sách Nhà nước.Năm 1991,vốn ngân sách chiếm 17,7% so với tổng số nguồn vốn.Nhưng bắt đầu từ năm 1992, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông không còn hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn vốn ngân sách nhà nước, công ty đã thực hiện tự chủ trong việc thu hút vốn, đa dạng hoá các nguồn vốn. Vốn tự bổ sung và huy động (tỷ. Nguồn vốn từ hợp đồng hợp tác kinh doanh. Dịch vụ Viễn thông là một ngành hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trên thế giới. Nhưng hiện nay, để đảm bảo an ninh, quốc phòng, ổn định chính trị, chủ trương của Nhà nước Việt Nam chỉ cho phép các công ty, cá nhân nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ Viễn thông dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh. Đây là một hình thức. đầu tư trực tiếp nước ngoài trong đó các bên quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh mà không thành lập một pháp nhân mới. Hình thức này được đánh giá là thành công trong chính sách huy động vốn nước ngoài của ngành Bưu điện trong lĩnh vực dịch vụ Viễn thông trong thời gian qua. Thời gian hoạt động là 10 năm kể từ ngày cấp giấy phép. Địa điểm hoạt động là trên phạm vi toàn quốc. Cho đến nay nước ngoài tham gia 8 dự án đầu tư dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh với số vốn cam kết góp khoảng trên1 tỷ USD).

        Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức của Tổng cục Bưu điện
        Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức của Tổng cục Bưu điện

        Cam kết II: Dự thảo cam kết về dịch vụ Viễn thông trong Hiệp định thương mại Việt Mỹ

          Các dịch vụ công ích chủ yếu mà Tổng công ty cung cấp là: Bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ sự chỉ đạo của các cơ quan Đảng và Nhà nước, phục vụ an ninh, quốc phòng, ngoại giao, các đơn vị hành chính sự nghiệp; Phát triển mạng lưới và cung cấp các dịch vụ Viễn thông ở các vùng sâu, vùng xa là những nơi mà việc kinh doanh hầu như không có lãi, hoạt động chủ yếu mang tính chất phục vụ nhằm đáp ứng các mục tiêu chính trị của Nhà nước là phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội ở các vùng sâu, vùng xa. Sau khi phân tích các xu hướng phát triển Viễn thông trên thế giới, hiện trạng Viễn thông trong nước, kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới cũng như yêu cầu mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông Việt Nam của các tổ chức thương mại quốc tế và khu vực, trong chương này sẽ đi vào tìm hiểu chiến lược tự do hoá và mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông Việt Nam trong thời gian tới.

          I - Mục tiêu phát triển của ngành Viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

            Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Cuối năm 1997, chủ trương hội nhập lại được thể hiện một lần nữa tại Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khoá VII: Chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cán bộ, luật pháp và nhất là về những sản phẩm mà chúng ta có khả năng cạnh tranh để hội nhập thị trường khu vực và thị trường quốc tế.

            II - Các quan điểm về việc mở cửa và hội nhập quốc tế về dịch vụ Viễn thông

            Mặc dù xu hướng tự do hoá và mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông diễn ra hầu như tất cả các quốc gia trên thế giới nhưng lợi ích thu được lớn nhất vẫn là các quốc gia phát triển và công nghệ mới, còn đối với các quốc gia đang phát triển đều nhận thấy rằng tự do hoá và mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông mang lại nhiều nguy cơ hơn là ích lợi. Tạo ra sự mất cân đối trong phát triển mạng lưới Viễn thông, các mạng lưới Viễn thông ở các vùng sâu, vùng xa sẽ không phát triển và ảnh hưởng đến việc thực hiện phổ cập các dịch vụ cơ bản tới mọi người dân như điện thoại gọi số, điện thoại dùng thẻ.., ảnh hưởng tới phát triển kinh tế, xã hội, ngày càng tạo ra sự bất bình đẳng về mức sống, trình độ phát triển giữa thành thị và nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

            III - Chiến lược tự do hoá và mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông Việt Nam

              Trong thời gian tới, quá trình cổ phần hoá tiếp tục được đẩy mạnh được thể hiện trong chiến lược thông qua việc cho phép các thành khác trong nước và quốc tế nâng dần mức vốn trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và tiến tới năm 2020 có thể sở hữu không hạn chế trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, ngoại trừ các doanh nghiệp chủ đạo mà Nhà nước câng giữ cổ phần chi phối và cổ phần đặc biệt. Song song với quá trình cổ phần hoá là quá trình sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp cho phù hợp với cơ cấu sản xuất kinh doanh mới theo chỉ thị số 20/1998/CT- TTg ngày 21/4/1998 về đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước; góp phần nhất định cho quá trình thực hiện chiến lược, đặc biệt là trong việc cổ phần hoá các doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông (VNPT) là công ty hiện có 102 đơn vị trực thuộc, trong đó có 68 đơn vị hạch toán phụ thuộc.