MỤC LỤC
Chẳng hạn, khi xem xét việc sử dụng kiểu câu, độ dài ngắn của câu trên các báo hiện nay, so sánh với cách diễn đạt của câu trên các báo thời kì đầu, ta sẽ có một cỏi nhỡn rừ hơn về về tớnh chớnh xỏc, ngắn gọn của thụng tin trờn bỏo. - Phương pháp phân tích ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng: đây là phương pháp đặc trưng rất quan trọng trong việc miêu tả đối tượng trên các bình diện để xác định đặc điểm của ngôn ngữ báo chí, trong việc phân tích các mô hình diễn đạt mang tính khuôn mẫu, trong việc giải thích cấu trúc của các kiểu thể loại văn bản trên báo hiện nay.
- Số lượng các tờ báo làm nguồn ngữ liệu chính, danh mục tài liệu tham khảo và một số hình ảnh, bài báo,… được chúng tôi liệt kê chi tiết ở phụ lục.
Theo Lê Quang Thiêm, trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XX đã xuất hiện một số lượng đáng kể những từ ngữ thể hiện những biến chuyển lớn lao của đời sống chính trị xã hội ở nước ta: "Trong lịch sử ngôn từ Việt Nam lần đầu trên văn bản quốc ngữ tiếng Việt có một số lượng đáng kể từ ngữ xã hội chính trị mới với nội dung mới hợp thời đại, được giới thiệu một cách có hệ thống, có hình thức cấu tạo hợp với cấu trúc tiếng Việt, có nhiều sáng tạo, ngắn gọn, dễ hiểu, gần gũi với quần chúng. Có thể nói, về mặt thực tiễn khoa học, với sự ra đời của Tự điển Hán Việt (1932) của Đào Duy Anh, Danh từ khoa học (1942) của Hoàng Xuân Hãn, và sau này, về mặt quan điểm lý luận, với sự ra đời của Đề cương văn hóa Việt Nam (1943) do Trường Chinh biên soạn cùng với chính sách đưa tiếng Việt vào dạy học, thi cử trong nhà trường phổ thông (một tuần sau ngày Tuyên bố độc lập 2/9/1945), thì PCNNKH của tiếng Việt đã được hình thành.
Người đọc sẽ khó chịu trước những thông tin quan trọng mà thời gian, địa điểm lại chung chung, không cụ thể, không đo lường được kiểu như: Hôm qua, tại Thành phố Hồ Chí Minh… Theo thông báo của cơ quan công an… Theo lời một quan chức cao cấp… Đặc biệt là với các số liệu, những cách viết theo kiểu ước chừng như: Bắt hàng trăm ký thuốc tây giả… Khoảng 40 triệu tấn hàng hóa có nguy cơ bị đình đốn. Trong nhiều công trình phân tích diễn ngôn về sau, quan điểm này được thừa nhận và triển khai: "Thực sự thì ai cũng biết rằng mối quan hệ hàng ngày của con người phần lớn được mô tả qua việc sử dụng ngôn ngữ có tính liên nhân hơn là liên giao" [14, tr.18]; "Ngôn ngữ được sử dụng với các đặc trưng trước hết của cách nhìn liên nhân chứ không phải với đặc trưng của cách nhìn giao dịch" [11, tr.23] v.v.
Định nghĩa này chỉ ra thuộc tính vật chất của văn bản (sản phẩm ngôn ngữ), dạng thức tồn tại của văn bản (văn bản nói, văn bản viết với nhiều thể loại khác nhau) và chức năng của văn bản (dùng trong các phạm vi giao tiếp). Theo đó, ví dụ, một chữ “Tâm” trên bức hoành phi treo ở phòng khách, một. chữ “Mưa!” trong tình huống phát ngôn của nó cũng được xem là văn bản;. ngược lại, một ngữ đoạn có độ lớn đến đâu cũng không thể xem là văn bản nếu không thực hiện được chức năng giao tiếp. Thuộc tính của văn bản. a) Đề tài và chủ đề của văn bản: Văn bản có thể chứa nhiều đề tài, nhiều chủ đề xác định tùy theo dung lượng của văn bản. Đây là thuộc tính chứng tỏ văn bản có tính thống nhất trọn vẹn về nội dung ý nghĩa và đương nhiên văn bản mới có thể thực hiện các chức năng giao tiếp trong xã hội. b) Cấu trúc của văn bản: Cấu trúc nội dung và hình thức được tổ chức bằng chuỗi hình tuyến của một hoặc nhiều đơn vị (câu, đoạn), được phân đoạn theo một bố cục chung (phần mở, phần thân, phần kết) và theo đặc trưng riêng của từng thể loại thuộc các phạm vi giao tiếp khác nhau. c) Mạch lạc và liên kết trong văn bản: Mạch lạc và liên kết là hai yếu tố làm cho cỏc phần của văn bản cựng hướng đến làm rừ chủ đề. Gần đây, trong nỗ lực tìm đến một định nghĩa đơn giản, thiết thực cho thực tiễn phân tích văn bản, Diệp Quang Ban (2009) đã chỉ ra đối tượng và phương pháp của phân tích diễn ngôn: "Phân tích diễn ngôn là đường hướng tiếp cận tài liệu ngôn ngữ nói và viết bậc trên câu (diễn ngôn/văn bản) từ tính đa diện hiện thực của nó, bao gồm các mặt ngôn từ và ngữ cảnh tình huống, với các mặt hữu quan thể hiện trong khái niệm ngôn vực (register) mà nội dung hết sức phong phú và đa dạng (gồm các hiện tượng thuộc thể loại và phong cách chức năng, phong cách cá nhân, cho đến các hiện tượng xã hội, văn hóa, dân tộc)" [11, tr.158].
Đó là việc xem xét các đặc trưng của NNBC đã chi phối như thế nào đến việc chọn lựa từ ngữ, tổ chức câu (Chương 2), tổ chức văn bản (Chương 3); đó là sự vận dụng đặc điểm thể loại, những đường hướng phân tích văn bản vào việc khảo sát một số thể loại trên báo chí hiện nay (Chương 3). Đóng góp của luận án ở Chương 1 là: đề xuất một cách phân chia các phong cách chức năng tiếng Việt bao gồm 7 loại; chỉ ra những đặc trưng của ngôn ngữ báo chí (tính sự kiện, tính ngắn gọn và tính công luận); đưa ra một hệ thống phân chia các thể loại báo chí theo mô hình hạt nhân sự kiện.
Mặc dù chữ quốc ngữ được hình thành từ thế kỷ XVII, một số từ điển tiếng Việt cũng ra đời khá sớm như: Từ điển Việt - Bồ - La (A. Taberd, 1838), Đại Nam Quấc âm tự vị (Hùinh Tịnh Của, 1895), nhưng như đã nói cho đến nửa đầu thế kỷ XX, tiếng Việt chỉ được truyền bá theo con đường tự phát, phải đến năm 1945 trở về sau mới được chính thức đưa vào chương trình giáo dục trong nhà trường. Theo chúng tôi sở dĩ có hiện tượng trên là vì, ở thời kỳ này, giao tiếp truyền thông đại chúng duy nhất là báo viết cho nên độc giả không có nhiều hình thức để lựa chọn; trong khi hiện nay một thông tin nào đó có thể được phổ biến trên nhiều phương tiện khác nhau vì thế việc viết tắt rất dễ được nhận dạng.
Tuy nhiên, do yêu cầu chuẩn hóa ngôn ngữ trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay, báo viết cần chọn lựa những biến thể hướng đến sự thống nhất của tiếng Việt toàn dân, bởi vì về bản chất mà nói, để thực hiện được chức năng thông tin của báo chí, ngôn ngữ sử dụng chỉ có thể là ngôn ngữ toàn dân. Chính khả năng nhạy cảm của lớp từ ngữ này đã khiến chúng thật thích hợp với mảnh đất báo chí: “Quy luật cho thấy trong một xã hội thuộc thời đại nhất định, những từ ngữ thuộc phạm vi xã hội chính trị xét về công năng và tác động xã hội, về hiệu lực hành ngôn và sự phản ánh thực tại, chúng bao giờ cũng nằm ở trung tâm chú ý của nhận thức và vận dụng xã hội” [156, tr.102].
(250) Tiến sĩ Ngô Thanh Nhàn - thành viên ban lãnh đạo Chiến dịch trách nhiệm và cứu trợ nạn nhân chất độc da cam VN (VAORRC), một tổ chức những người bạn Mỹ đang vận động ủng hộ nạn nhân da cam/dioxin VN - cho rằng với các chứng cứ và lập luận pháp lý được bổ sung có sức thuyết phục của đoàn luật sư bên nguyên, nhiều khả năng tòa án kháng lưu động đồng ý khởi động lại vụ kiện, bác bỏ phán quyết của chánh án Weinstein và chuyển vụ kiện về Tòa án liên bang tại. “Cùng một câu nói (với cùng một cấu trúc cú pháp và từ vựng – ngữ nghĩa như nhau) nhưng tùy ý định của người nói (người viết) trong những tình huống giao tiếp cụ thể mà câu nói đó thực hiện những nhiệm vụ thông báo khác nhau” [145, tr31]; “Cùng một cấu trúc cú pháp, tùy tình huống sử dụng mà câu nói có thể có cấu trúc phân đoạn thực tại khác nhau” [66, tr.246] v.v.
Về mặt thực tiễn, những kiến giải trong Chương 2 về một số hiện tượng ngôn ngữ trên báo như: dùng nhiều từ ngữ thuần Việt, dùng kiểu câu đơn với độ dài vừa phải, ưu tiên các kiểu câu đặc trưng của ngôn ngữ báo chí, câu tường thuật chiếm số lượng tuyệt đối trong các bản tin,… có giá trị tham khảo giúp cho việc tạo ngôn trong giao tiếp báo chí đạt hiệu quả cao hơn. Các câu còn lại triển khai cụ thể ý đã nêu ở câu chủ đề: về tính chất (là cụm công nghiệp. khí áp thấp đầu tiên cả nước), về chức năng (dẫn ga trực tiếp từ Côn Sơn về làm năng lượng phục vụ các ngành công nghiệp), về quy mô (giai đoạn đầu 30 ha, sau đó mở rộng thêm 180 ha), về tiến độ thực hiện (đang khẩn trương thi công, một số doanh nghiệp đã đăng kí thuê đất).
Theo Trần Ngọc Thêm, “Nếu coi nội dung của văn bản cũng cấu tạo từ hai phần chủ đề - thuật đề và nêu - báo thì liên kết chủ đề là một sợi dây xuyên suốt, xâu chuỗi các chủ đề và phần nêu bộ phận lại với nhau, còn liên kết lôgic là một sợi dây khác xâu chuỗi các phần thuật đề và phần báo bộ phận lại với nhau. Hay như các công trình xây dựng chỉ cố gắng làm sao hoàn tất trước thời hạn và chỉ tiêu được giao mà không chú trọng đến chất lượng… Rồi cứ thế, dựa trên những thành tích đã đạt được người ta lại đặt ra những chỉ tiêu mới cao hơn mà không biết rằng những thành tích đó chẳng là gì ngoài những con số.
Những thông tin bổ sung này được gắn kết với phần chủ đề theo một hoặc nhiều mối liên hệ để tạo được sự thống nhất trong cách triển khai chủ đề, thường theo những cách như: phân đoạn văn bản, tạo dựng bối cảnh (không gian hoặc thời gian), dùng các từ ngữ liên kết, các yếu tố chỉ xuất, những chủ ngữ đồng sở chỉ, hoặc chuỗi hành động có cùng chủ thể trong các câu. Ở đây, tùy vào vấn đề đặt ra mà người viết sẽ lần lượt nêu lên và bày tỏ quan điểm của mình theo một trong các hướng: đứng hẳn về một bên, tán đồng, biểu dương và bác bỏ điều mình cho là sai; hoặc kết hợp những phần đúng, loại bỏ những phần còn hạn chế của mỗi bên; hoặc đưa ra cách đánh giá của riêng mình sau khi đã phân tích các khía cạnh của sự kiện.
Đây không chỉ đơn thuần là sự xuất hiện trước sau của các phần, ở đây có một mối liên hệ duy trì và phát triển chủ đề: tiêu đề và phần mở có giá trị giới thiệu vấn đề, lôi cuốn, hấp dẫn người đọc, phần thân là phần triển khai vấn đề, tiếp tục tạo hứng thú cho người đọc và phần kết có giá trị kết thúc vấn đề, nâng cao nhận thức thẩm mỹ cho người đọc. Về mặt nội dung, văn bản thường được tổ chức theo hai quan hệ: quan hệ đẳng lập (giữa các nội dung bộ phận mang cấu trúc móc xích hoặc song hành) và quan hệ chính phụ (giữa các nội dung phụ thuộc mang cấu trúc diễn dịch hoặc quy nạp).