MỤC LỤC
* Giá trị sản xuất nông nghiệp (GO): Toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được sáng tạo ra trong nông nghiệp trong một thời gian nhất định thường là 1 năm. * Chi phí trung gian (IC): Là một bộ phận cấu thành của sản xuất bao gồm những chi phí vật chất và dịch vụ cho sản xuất (kể cả khấu hao) sản phẩm nông nghiệp. Chi phí trung gian trong hoạt động sản xuất bao gồm chi phí vật chất trực tiếp và chi phí dịch vụ thuê.
Chi phí trung gian (IC) = chi phí vật chất + chi phí dịch vụ (mua hoặc thuê ngoài). * Giá trị tăng thêm hay giá trị gia tăng (VA): Là chỉ tiêu phản ánh những phần giá trị do lao động sáng tạo ra trong một thời kì nhất định. Đó chính là một bộ phận của giá trị sản xuất còn lại sau khi trừ đi chi phí trung gian.
* VA/IC: (hiệu suất chi phí trung gian theo giá trị gia tăng) chỉ tiêu này mang tính tổng hợp cho biết việc bỏ ra một đồng chi phí trung gian thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng. Đây là chỉ tiêu quan trọng để lựa chọn phương án đầu tư tốt nhất trong giới hạn nguồn lực chi phí. * GO/IC: Chỉ tiêu cho biết việc bỏ ra một đồng chi phí trung gian thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
* VA/GO: Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng giá trị sản xuất ta tích luỹ được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng, đây là nguồn thu thực tế trong quá trình đầu tư sản xuất. * GO/LĐ: Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp trên tổng số ngày công lao động trên một đơn vị diện tích. Cho biết một ngày công lao động tạo ra bao nhiêu giá trị sản xuất.
* VA/LĐ: Giá trị gia tăng trên số ngày công lao động của một đơn vị diện tích phản ánh được một ngày công lao động tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
- Đầu tư đa ngành và hỗ trợ từ Chính phủ, khu vực tư nhân và xã hội để đáp ứng nhu cầu cần được hỗ trợ ở địa phương. - Phối hợp và hợp tác giữa các tổ chức Chính phủ, khu vực tư nhân, xã hội và các nhà tài trợ. Dự án đã đầu tư nhiều lớp tập huấn kĩ thuật trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi.
Đặc biệt là đầu tư cho hoạt động đào ao, cải tạo ruộng lúa để nhằm mục tiêu thực hiện việc kết hợp trồng lúa nuôi cá, mô hình “lúa - cá”. Đây là hoạt động thực hiện phù hợp với sự thay đổi cơ cấu cây trồng từ những vùng đất trũng sản xuất lúa năng suất thấp sang nuôi cá lúa kết hợp, thu được kết quả cao, và tạo được việc làm cho người lao động. Sau khi được đầu tư về kĩ thuật nuôi cá và được tham quan mô hình nuôi cá kết hợp trồng lúa, hay kết hợp nuôi lợn nhiều hộ đã áp dụng tốt mô hình này và đã phát huy được hiệu quả, tạo được thu nhập cao.
Từ năm 2004, huyện đã có chủ trương chuyển diện tích ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang cấy lúa kết hợp với nuôi cá, bước đầu xây dựng mô hình ở xã Yên Thắng, sau đó nhân rộng ra các xã đồng chiêm trũng trên địa bàn huyện. Giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tớch cao gấp 1,5 lần so với chuyờn canh lỳa trong khi chi phớ sản xuất giảm rừ rệt. Nhờ phát triển các trang trại “lúa - cá” mà đời sống của nhiều hộ nông dân trong huyện được cải thiện đáng kể.
Ông cha ta đã có câu: “tấc đất, tấc vàng”, cho đến hôm nay câu nói đó vẫn còn nguyên giá trị. Khoa học này càng phát triển, trình độ con người ngày một nâng cao, dù đất có bạc màu, có khô cằn mấy đi chăng nữa thì con người sẽ tìm ra các biện pháp và cách thức cải tạo đất cũng như các biện pháp thâm canh để dựa vào đất tìm ra cách phục vụ đới sống con người; đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái.
Ở đây không hoặc ít có sự chênh lệch về nhiệt độ theo độ cao chỉ có sự chênh lệch nhiệt độ theo mùa. Trong thời gian chuyển tiếp từ nóng sang lạnh và ngược lại có hoạt động của gió chuyển mùa từ bắc bán cầu gây ra mưa phùn. Mức biên đới nhiệt độ từ các tháng cuối mùa nóng sang đầu mùa lạnh khoảng 40C, sau đó giảm ít đi.
Trong mùa lạnh có nhiệt độ <150C thường gây ảnh hưởng không tốt đến cây trồng. Tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều, phần lớn tập trung từ tháng 9 đến tháng 12 chiếm khoảng 64 - 70% tổng lượng mưa hàng năm. Cường độ mưa tương đối lớn, cường độ mưa trong 24 giờ lớn nhất khoảng 419,5mm, trong khi đó lớp thực vật che phủ không còn nhiều nên hiện tượng xói mòn xảy ra mạnh.
Xã Vĩnh Chấp nói riêng và tỉnh Quảng Trị nói chung mùa mưa là mùa lạnh , mùa nóng là mùa khô. Lượng bốc hơi trung bình năm tại xã Vĩnh Chấp vào khoảng 1000-1200mm, lượng bay hơi lớn nhất 24 giờ khoảng 22mm và thường xảy ra vào mùa hạ, trong những ngày có gió tây nam khô nóng mạnh. Trong các tháng mùa đông lượng bay lượng bay hơi thường nhỏ, ngược lại mùa hè (tháng 5- tháng 9) lượng bay hơi chiếm 70-75% tổng lượng bay hơi cả năm.
Mùa bão thường là mùa mưa, khi có bão mưa càng lớn, nước từ thượng nguồn các con sông suối đổ về đồng thời nước biển dâng lên gây lụt lội. Mạng lưới sống suối, hồ đập ở xã Vĩnh Chấp khá dày đặc, hệ thống thủy văn tương đối dồi dào. Nguồn nước cung cấp bởi một số nhánh sông như sông Trường Lương, sông Bắc Phú và một số các hồ đập như hồ Khiến, đập Bảo Đài, đập Hà, đập Trằm Trưởi, đạp Khe Nánh, hồ Chụt Tình, đập Ú… Đặc biệt đập Bảo Đài có trữ lượng nước lớn, là nguồn cung cấp nước cho việc tưới tiêu của xã Vĩnh Chấp và một số vùng của xã, vùng lân cận.
Mặc dù chưa có tài liệu điều tra chính thức nhưng qua khảo sát thăm dò sơ bộ xã Vĩnh Chấp có nguồn nước ngầm tương đối dồi dào và chất lượng tốt, có thể đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt và bổ sung một phần cho sản xuất. - Nhóm đất sỏi vàng: Đây là nhóm đất phổ biến và chiếm chủ yếu diện tích của xã (3/4 tổng diện tích tự nhiên của toàn xã). - Nhóm đất phù sa được bồi đắp hàng năm chiếm diện tích nhỏ, chủ yếu tập trung ở dọc 2 con sông (sông Trường Lương và sông Bắc phú).