Quy trình xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy Quy chế II - Công ty Cổ phần Kinh doanh thiết bị công nghiệp

MỤC LỤC

Vị trí của kế hoạch sản xuất trong kế hoạch sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp

Khái niệm kế hoạch sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp

Nhiệm vụ của doanh nghiệp là sản xuất ra các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng và thoả mãn những nhu cầu thị trường. Công cụ quản lý hữu hiệu doanh nghiệp sử dụng để hoàn thành nhiệm vụ của mình đó chính là kế hoạch sản xuất kinh doanh ( trước đây được gọi là kế hoạch sản xuất – kỹ thuật – tài chính ). Kế hoạch sản xuất - kinh doanh là hệ thống kế hoạch hàng năm của doanh nghiệp, là hệ thống các chỉ tiêu, nhiệm vụ, chương trình cụ thể triển khai toàn bộ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với các nguồn lực và biện pháp bảo đảm thực hiện.

Các bộ phận của kế hoạch sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp Hệ thống kế hoạch sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các bộ

- Khái niệm : Kế hoạch khoa học công nghệ phản ánh khả năng nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ, phát huy cải tiến kỹ thuật vào thực tế sản xuất của đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp nhằm nâng cao năng suất lao động ; rút ngắn chu kỳ sản xuất ; nâng cao chất lượng sản phẩm; tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu ; cải tiến, phát triển sản phẩm mới ; khả năng đảm bảo sản xuất liên tục của doanh nghiệp .v.v. - Nội dung chủ yếu của kế hoạch khoa học và công nghệ được thể hiện trong các lĩnh vực công tác : Tổ chức nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật , phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật vào quá trình sản xuất ; nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới; tổ chức xây dựng ,giám sát, thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn đo lường, chất lượng , quy trình, quy phạm kỹ thuật đảm bảo chất lượng sản phẩm trong toàn doanh nghiệp; tổ chức công tác duy tu , bảo dưỡng trang thiết bị và quản lý hồ sơ tài liệu kỹ thuật. - Vai trò của kế hoạch lao động – tiền lương : Kế hoạch lao động tiền lương đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ không những của kế hoạch sản xuất – kinh doanh năm mà còn kế hoạch trung và dài hạn của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có khả năng chủ động đối phó với những biến động của thị trường , nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Vai trò của kế hoạch giá thành : Kế hoạch giá thành giúp cho doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả các yếu tố của quá trình sản xuất như vật tư, nguyên vật liệu, lao động, trang thiết bị .v.v qua đó tiết kiệm được chi phí , hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường , hiệu quả sản xuất kinh doanh và chất lượng quản lý của doanh nghiệp được nâng lên. Mặt khác, kế hoạch tài chính xác định các nhu cầu sử dụng nguồn lực tài chính , nguồn và cơ cấu vốn giúp lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra các quyết định về việc thu hút nguồn tài chính từ bên ngoài , xây dựng cơ chế phân bổ nguồn tài chính một cách hợp lý cho các nhu cầu trong doanh nghiệp đồng thời xác định các mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các đơn vị bên ngoài : Ngân sách Nhà nước, các cơ quan quản lý, khách hàng, nhà cung cấp, ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.

Vị trí của kế hoạch sản xuất

Trong ngắn hạn, với khoảng thời gian một năm và dưới một năm thì một kế hoạch tiêu thụ sản phẩm đúng đắn của doanh nghiệp luôn là cơ sở để xây dựng một kế hoạch sản xuất khả thi và ngược lại, nếu kế hoạch tiêu thụ sản phẩm không phù hợp với tiến trình phát triển của thị trường sẽ tác động trực tiếp tới tính khả thi của kế hoạch sản xuất, sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được sẽ làm tăng chi phí, ứ đọng dẫn đến thua lỗ thậm chí phá sản doanh nghiệp. Ví dụ như để xác định các chỉ tiêu tiêu thụ cần căn cứ vào năng lực sản xuất đối với doanh nghiệp sản xuất; năng lực sản xuất và năng lực phục vụ khách hàng đối với những doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ hoặc để tiêu thụ những sản phẩm mới có chất lượng cao cần căn cứ vào khả năng chế tạo, tiến độ sản xuất , giá thành sản phẩm .v.v. Vì vậy, khi xây dựng kế hoạch sản xuất và đưa ra các quyết định sản xuất phải căn cứ vào các chỉ tiêu và tình hình tiêu thụ sản phẩm để có những biện pháp tránh tổn thất cho doanh nghiệp và để đạt được kết quả tốt cần có có sự trợ giúp của các chương trình máy tính để tìm ra được phương án tối ưu nhất thoả mãn các mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, tăng khả năng cạnh tranh, tận dụng năng lực sản xuất, giảm chi phí kinh doanh và giá thành sản xuất.

Khi kế hoạch khoa học và công nghệ được thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp có thể đưa ra thị trường nhiều sản phẩm mới, chi phí hoạt động không tải của doanh nghiệp giảm làm hạ giá thành sản phẩm , điều này trực tiếp ảnh hưởng tới lượng sản phẩm tiêu thụ và ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. - Mối quan hệ giữa kế hoạch sản xuất và kế hoạch cung ứng vật tư : Kế hoạch cung ứng vật tư đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất thông qua công tác cung ứng vật tư đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục, giảm thời gian chờ, giảm chi phí tồn kho hạ giá thành sản phẩm làm tăng lượng tiêu thụ sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới kế hoạch sản xuất.

Quy trình và phương pháp xây dựng kế hoạch sản xuất

Quy trình xây dựng kế hoạch sản xuất hàng năm

- Dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm được thực hiện thông qua việc đánh giá, phân tích : Dự báo nhu cầu thị trường; kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp; hợp đồng đặt hàng của khách hàng; kế hoạch phát triển sản phẩm của doanh nghiệp; những chỉ tiêu của kế hoạch sản xuất trung hạn mà doanh nghiệp cần đạt được trong kỳ kế hoạch. - Phân tích số lượng sản phẩm tồn kho, sản phẩm dở dang, năng lực sản xuất của từng bộ phận và toàn doanh nghiệp, số lượng nhân công có thể huy động , chi phí sản xuất, chi phí tồn kho sản phẩm, nguyên vật liệu , chi phí phạt do chậm giao hàng, khả năng gia công, thuê ngoài .v.v. Các chỉ tiêu chính của kế hoạch sản xuất năm cần xác định trong bước 2 : Trên cơ sở kết quả phân tích tổng hợp của bước 1, các chỉ tiêu chính của kế hoạch sản xuất được xác định trong bước 2 là tổng số lượng từng chủng loại sản phẩm được sản xuất ở từng bộ phận sản xuất và trong toàn doanh nghiệp; số lượng lao động cần huy động; mức tồn kho cuối kỳ của từng loại thành phẩm, bán thành phẩm , vật tư.

Trong phạm vi kế hoạch sản xuất hàng năm thì năng lực sản xuất là yếu tố không thể thay đổi được, thông thường năng lực sản xuất của hệ thống sản xuất do khả năng sản xuất của khâu yếu nhất hay còn gọi là nút cổ chai quyết định. Vì vậy, các công việc chủ yếu của hoạch định kế hoạch năng lực sản xuất là : Xác định bảng nguồn lực sản phẩm ; tiến hành dự tính phụ tải đối với thiết bị sản xuất chủ chốt hay còn gọi là nút cổ chai; tiến hành cân đối phụ tải thông qua việc xây dựng đường cong phụ tải của máy móc trang thiết bị.

Một số phương pháp xây dựng kế hoạch sản xuất Phương pháp dự báo nhu cầu

Tham gia vào phương pháp này gồm có ba nhóm đối tượng : những người ra quyết định là các chuyên gia ; nhân viên là những người giúp việc cho các chuyên gia ; những người quan sát là những người đưa ra đánh giá để các chuyên gia tham khảo trước khi đưa ra các kết quả dự báo cuối cùng. Vì vậy, để đạt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, doanh phải tiến hành xây dựng phương án sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế tại doanh nghiệp với mục tiêu là giao hàng đúng kỳ hạn, đảm bảo chất lượng và chi phí kinh doanh là nhỏ nhất. Khái niệm : Trong thực tế khi xây dựng kế hoạch sản xuất , doanh nghiệp có thể lựa chọn sản xuất những loại sản phẩm khác nhau với những chi phí nguồn lực khác nhau và những giới hạn đó là mức sản xuất sản phẩm, giới hạn về nguồn lực.

Với sự trợ giúp của các chương trình máy tính MRP ngày càng được hoàn thiện và trở thành một công cụ hết sức hiệu quả đặc biệt là các doanh nghiệp là đối với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có kết cấu phức tạp bao gồm nhiều bộ phận , chi tiết, linh kiện hợp thành trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất. MRP là một phương pháp tính toán theo chiều ngược với chiều của quy trình công nghệ để tính nhu cầu nguyên vật liệu, MRP bắt đầu từ số lượng và thời hạn yêu cầu cho những sản phẩm cuối cùng đã được xác định trong kế hoạch tác nghiệp sản xuất để xác định nhu cầu các chi tiết, bộ phận cần có để đáp ứng kế hoạch tiến độ sản xuất.

Hình 1.1 Đường xu thế cầu
Hình 1.1 Đường xu thế cầu