MỤC LỤC
Trong chuyên khảo “Tìm hiểu chế độ ruộng đất ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX”, dựa trên những bộ chính sử của triều Nguyễn, Vũ Huy Phúc đã hệ thống hoá những chính sách lớn về ruộng đất của nhà Nguyễn, thiết chế và kết cấu ruộng đất hình thành từ chính sách đó, cũng như tác động và hậu quả của nó đối với yêu cầu phát triển của lịch sử. Bên cạnh các cuốn sách và luận án nói trên còn có nhiều bài viết đề cập đến vấn đề này được đăng tải trên các tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Nghiên cứu kinh tế, Dân tộc học của các tác giả như Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm, Nguyễn Hồng Phong, Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Đức Nghinh, Phan Đại Doãn, Vũ Huy Phúc, Vũ Văn Quân - Nguyễn Quang Ngọc, Đào Tố Uyên,.
+ Nguồn tư liệu thực địa: Thực hiện đề tài này,chúng tôi đã tiến hành các đợt thực địa tại huyện Phú Bình, quan sát địa hình, cảnh quan, tổ chức hành chính, đời sống văn hóa, xã hội của nhân dân địa phương, tìm hiểu một số đình chùa ….ở huyện. Chúng tôi cũng đã sử dụng phương pháp liên ngành như điều tra, điền dã lịch sử; đồng thời so sánh, đối chiếu với các nguồn tư liệu khác có liên quan nhằm rút ra sự tương đồng hay khác biệt về sở hữu ruộng đất của địa bàn nghiên cứu qua các thời điểm cũng như giữa địa bàn với các nơi khác.
Là công trình đầu tiên phân tích một cách có hệ thống và đưa ra một số nhận xét về đặc điểm của tình hình sở hữu ruộng đất huyện Phú Bình trong sự so sánh với một số địa phương khác cùng giai đoạn lịch sử. Đề tài mong muốn được góp phần nhỏ bé vào việc khơi dậy niềm tự hào, lòng yêu quê hương, đất nước của đồng bào các dân tộc Phú Bình, thấy được trách nhiệm đối với việc bảo vệ và phát huy các giá trị truyền thống lịch sử cho các thế hệ huyện Phú Bình ngày nay.
Phú Bình được ví như chiếc cầu nối liền vùng đồng bằng châu thổ - nơi có những đô thị buôn bán sầm uất với miền núi non hiểm trở phía Bắc – nơi ngã ba con đường giao lưu của các tỉnh lân cận như Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội…Vị thế này rất thuận tiện cho Phú Bình giao lưu với các huyện xung quanh, với thành phố và một số địa phương khác. Tỉnh lộ 262 bắt đầu từ bến đò Hà Châu, qua các xã Hà Châu, Ngay My, Úc Kì lên xã Điềm Thụy chia làm hai nhánh, một nhánh nối với Quốc lộ 37 tại xã Điềm Thụy, một nhánh sang huyện Phổ Yên, lên huyện Đại Từ, nối với đoạn quốc lộ 37 từ ngã ba Bờ Đậu (xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) đi Tuyên Quang tại thị trấn Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên).
Sách “Cương mục” của Quốc sử quán triều Nguyễn và “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi - một trong những tác phẩm xưa nhất còn lại có giá trị trong nghiên cứu khoa học địa lý của Việt Nam ghi lại Tư Nông là một trong 8 huyện của phủ Phú Bình, thuộc thừa tuyên Ninh Sóc (tên gọi của tỉnh Thái Nguyên thời Lê Thánh Tông). Theo quyết định này, các xóm Nhân Minh, Ngọc Tâm (xã Thượng Đình), Hanh (xã Trần Phú – nay là xã Điềm Thụy), Ngân, Na Hàng, Tiến Bộ, Phú Thái, lương Thịnh, Tân Trung (xã Lương Sơn) được tách khỏi huyện Phú Bình, sáp nhập về thành phố Thái Nguyên.
Ngày 6/11/1966, trong kì họp thứ 10 Quốc hội khoá IX, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra quyết định tách tỉnh Bắc Thái để tái lập hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. Các xã, thị trấn là: Thị trấn Hương Sơn, xã Đồng Liên, Bàn Đạt, Đào Xá, Thượng Đình, Điềm Thụy, Nhã Lộng, Bảo Lý, Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, Tân Hoà, Tân Đức, Lương Phú, Dương Thành, Thanh Ninh, Kha Sơn, Xuân Phương, Úc Kì, Nga My, Hà Châu.
Phú Bình trong những năm gần đây chuyển đổi nhanh cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển kinh tế hàng hoá gắn với thị trường, giữ vững diện tích trồng lúa, đẩy mạnh thâm canh, thực hiện chương trình cao sản, đưa năng suất lúa từ 39,4 tạ/ha năm 2001 lên 45tạ/ha năm 2005. Ngày nay, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao được phát triển từ huyện đến các cơ sở, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân các dân tộc trong huyện, tạo môi trường văn hoá lành mạnh, đậm đà bản sắc dân tộc cho thế hệ trẻ.
Năm 1942, Phú Bình cùng Phổ Yên và Hiệp Hoà (Bắc Giang) được Trung Ương chọn làm An toàn khu II (gọi tắt là ATKII) các cơ quan TW xứ uỷ Bắc Kỳ như binh vận, tuyên truyền cổ động, cơ sở in báo “Cờ giải phóng”, trạm giao liên, nơi tổ chức huấn luyện chính trị, quân sự, nơi dừng chân của cán bộ…đã lấy Phú Bình là nơi bí mật hoạt động, giúp TW, xứ uỷ chỉ đạo phong trào cách mạng cả nước cho đến tổng khởi nghĩa. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Phú Bình đã có 11.816 người trực tiếp cầm súng đánh giặc, 1.340 người đã anh dũng hi sinh, 813 người bị thương, trong đó có nhiều thương binh nặng, 125 gia đình có công với nước, 36 lão thành cách mạng, 6 cán bộ hoạt động tiền khởi nghĩa đã được Nhà nước khen thưởng, 15.339 Huân huy chương các loại; huyện Phú Bình, 2 xã Lương Phú, Kha Sơn, và đồng chí Phạm Thanh Ngân được phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 24 bà mẹ được phong tặng danh hiệu “Bà Mẹ Việt Nam anh hùng”.
Do vậy, quỹ đất của huyện cũng được giành một phần cho các đền chùa này mà sau này, trong địa bạ triều Nguyễn, loại đất này được ghi rất rừ là đất Thần từ phật tự. Như vậy, có thể nói, trước thế kỷ XIX, tình hình ruộng đất ở Phú Bình là sự thắng thế của sở hữu tư nhân, mặc dù tỉ lệ ruộng đất chia cho từng nhân khẩu không cao do dân cư đông đúc.
Vào thời điểm này, vấn đề ruộng đất hoang đã trở nên khẩn cấp đến mức trong chiếu khuyến nông của Quang Trung năm 1789 đã viết: “Từ lúc trải qua loạn lạc đến nay, binh lửa liên miên, bận rộn, lại thêm đói kém, nhân khẩu lưu tán, đồng ruộng bỏ hoang số đinh điền thực trưng. Nhiều xã những người có ruộng đất nhiều nhất nhì trong xã đều tham gia vào hàng ngũ chức sắc như: Dương Đình Liên ở xã Xuân Nồng; Bùi Đăng Huyên ở xã Chỉ Mê; Nguyễn Đình Liệu ở xã Vân Dương….Nhưng xét qui mô sở hữu của cả huyện thì ruộng đất mà hàng ngũ chức sắc sở hữu không nhiều, chỉ chiếm 10,48%.
Những số liệu tổng quát và đặc điểm của chế độ sở hữu ruộng đất ở. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, năm 1840, ruộng đất huyện Phú Bình vẫn hoàn toàn không có công điền, công thổ.
Cũng như địa bạ Gia Long 4 (1805), chúng tôi thống kê quy mô sở hữu của các nhóm họ chỉ dựa vào danh sách chủ sở hữu ruộng đất và tên đầu của họ. Tuy nhiên, trên thực tế chỉ có 5 nhóm họ (Dương, Hoàng, Ngô, Nguyễn, Trần) là có số người trên chỉ số trung bình đó. Riêng nhóm họ Dương – nhóm họ có số chủ đông nhất trong toàn huyện, cũng có diện tích sở hữu lớn nhất và chiếm tới hơn 1/3 diện tích toàn huyện = 36,30%.
Cũng giống như ở địa bạ Gia Long, đến thời Minh Mạng vẫn xuất hiện hiện tượng chức sắc không có ruộng đất.
Để thấy được sự tăng giảm về diện tích và số chủ của các nhóm họ chúng tôi lập bảng thống kê về số chủ và mức độ sở hữu diện tích của các chủ ở các nhóm họ qua hai thời điểm 1804 và 1840. Bên cạnh một số nhóm họ mất đi như nhóm họ Điền, Kiều, Đàm, Như, Hứa, Lăng, Lê thì còn xuất hiện thêm một số nhóm họ mới như Bùi, Đào, Hồ, Hoa, Ngưu, Nông, Phương nhưng mỗi nhóm họ cũng chỉ có thêm 1 chủ. Tình trạng sở hữu ruộng đất nhỏ, manh mún, và dàn trải trên một số đông chủ sở hữu là đặc điểm nổi bật của chế độ ruộng đất ở huyện Phú Bình ở cả hai thời điểm.
Hiện tượng này có thể giải thích bằng việc: Những người này mặc dù đảm nhận chức vụ nhưng vẫn chưa trở thành người chủ sở hữu của gia đình vì chưa tách riêng khỏi cộng đồng chung của Bố mẹ, hoặc có thể đây là những trường hợp đi ở rể [44,95].