Các giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh cho ngành sản xuất, chế biến, xuất khẩu gạo Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

MỤC LỤC

HIỆP ĐỊNH NÔNG NGHIỆP TRONG WTO (AOA) VÀ NHỮNG CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM

- Quy chế đối xử quốc gia (Nation Treatment- NT): hàng nhập khẩu từ các nước thành viên WTO sau khi hoàn thành nghĩa vụ hải quan phải được đối xử bình đẳng như các hàng hóa sản xuất trong nước tức không dành cho sản phẩm nội địa những ưu đãi hơn so với sản phẩm nhập khẩu như những ưu đãi về thuế, các điều kiện vệ sinh, điều kiện kinh doanh…. Những hình thức trợ cấp cho doanh nghiệp thông qua các chương trình xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tìm hiểu thị trường nước ngoài, quảng bá thương hiệu và nông sản ở thị trường nước ngoài và trợ cước cho các doanh nghiệp xuất khẩu là những biện pháp có thể sử dụng khi Việt Nam gia nhập WTO.

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

- Xuất khẩu gạo góp phần ổn định công ăn việc làm, tăng tích luỹ và cải thiện đời sống cho người lao động trong khu vực sản xuất nông nghiệp, góp phần khai thông nhanh đầu ra cho sản phẩm lúa của nông dân, thu hút nhiều lao động nông thôn vào các khâu xay xát, chế biến, kho tàng, vận chuyển. Với cơ sở lý luận vững chắc và các mô hình đã được ứng dụng trên thực tế những năm qua, cùng với cơ sở khoa học thực tiễn của ngành lúa gạo Việt Nam và trên thế giới, chúng ta có thể dựa vào đó để chứng minh và ứng dụng mô hình để phân tích lợi thế cạnh tranh của ngành trong khu vực ĐBSCL.

Bảng 1.1. Tình hình sản xuất gạo trên Thế giới
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất gạo trên Thế giới

PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH NGÀNH SẢN XUẤT CHẾ BIẾN XUẤT KHẨU GẠO KHU VỰC ĐBSCL

PHÂN TÍCH CHU KỲ SỐNG CỦA GẠO TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI 1. Dự báo về nhu cầu và nguồn cung cấp gạo trong thời gian tới

Trong tương lai, nếu không có những biện pháp tăng sản lượng thì về lâu dài, với đà tăng dân số và những nguyên nhân tác động trên toàn cầu thì thế giới sẽ đứng trước thử thách to lớn về cung ứng nhu cầu lương thực. Thị trường này chịu nhiều yếu tố tác động như khả năng cung cầu, điều kiện tự nhiên về khí hậu và thời tiết, nhân tố thời vụ, tình hình chính trị xã hội của các nước xuất- nhập khẩu, tình hình viện trợ lương thực của cộng đồng quốc tế, khả năng ngoại tệ của các nước nhập khẩu gạo và chịu ảnh hưởng của thị trường nông sản. Do chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi, do diện tích đất nông nghiệp dần dần bị thu hẹp, do hiện tượng khí hậu trái đất nóng dần lên, do tình hình thiên tai, dịch bệnh xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới nên nguồn cung gạo sẽ bị giảm trong những năm tới.

Ở các thị trường có thu nhập cao, các thị trường khó tính như châu Âu, Nhật Bản… thì các loại gạo chất lượng cao, các loại gạo đặc sản, các loại gạo đảm bảo yêu cầu vệ sinh thực phẩm được tiêu thụ mạnh trên các thị trường này. Gạo là một loại hàng hóa đặc biệt, là mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống và là một loại hàng trong ngành nông nghiệp, nên chu kỳ sống của nó sẽ rất dài và nó đã tồn tại trên thị trường thế giới từ rất lâu rồi.

Bảng 3.2. Dự báo sản lượng gạo trên thế giới
Bảng 3.2. Dự báo sản lượng gạo trên thế giới

PHẢN ỨNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH KHI HỘI NHẬP KINH TẾ

    Đánh giá nhận thức của doanh nghiệp đối với hội nhập KTQT Theo kết quả điều tra cho thấy, rất ít doanh nghiệp hiểu biết thông tin hội nhập kinh tế quốc tế, hầu như không phân biệt được thế nào là khu vực thương mại tự do, thế nào là hiệp định thương mại BTA và tổ chức thương mại Thế giới WTO, chỉ khoảng 20% doanh nghiệp là biết rừ về thụng tin này. Thị trường xuất khẩu sẽ nhiều hơn, cơ hội tiếp cận công nghệ mới là được hơn 59% doanh nghiệp cũng hoàn toàn đồng ý, liên quan đến xuất khẩu là hạ tầng đường biển, có 53% doanh nghiệp đồng ý là vận tải quốc tế sẽ được cải thiện, bên cạnh đó thủ tục hải quan cũng sẽ được nhanh gọn và hợp lý hơn. Các cơ hội khác được đề cập đến đều được các doanh nghiệp công nhận lợi ích như là có nhiều thị trường trong nước, minh bạch hơn về thể chế chính sách, tăng vốn cho đầu tư, chi phí đầu vào thấp hơn, dễ xử lý tranh chấp quốc tế, dịch vụ tài chính cải thiện… Rất ít các doanh nghiệp phủ nhận lợi ích đạt được khi gia nhập WTO, điều này cũng là dấu hiệu đáng mừng vì các doanh nghiệp nhận thức khá tốt về hội nhập và không có tâm lý chịu thua trên sân nhà.

    Tiếp cận cộng nghệ mới Viễn thông được cải thiện Dịch vụ tài chính cải thiện Nhiều thị trường XK hơn Hải quan cải thiện Vận tải quốc tế được cải thiện Dễ xử lý tranh chấp quốc tế Chi phí đầu vào thấp hơn Tăng vốn cho đầu tư Minh bạch hơn về thể chế, chính sách Có nhiều thị trường trong nước. Các biện pháp có thể có của DN khi hội nhập Nguoàn: Soỏ lieọu ủieàu tra naờm 2008 Các biện pháp mà các doanh nghiệp đưa ra trước những cơ hội và thách thức của tình hình mới này, có hơn 60% doanh nghiệp cho rằng tiếp cận thông tin và đầu tư công nghệ là rất quan trọng, và hiện tại các doanh nghiệp này đang tích cực đầu tư cho lĩnh vực này.

    Bảng 3.8. Các biến sử dụng phân tích DEA
    Bảng 3.8. Các biến sử dụng phân tích DEA

    MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH SẢN XUẤT

    MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2010 CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP

    Trong đó có 1,3 triệu ha ( ĐBSCL 1 triệu ha và ĐB sông Hồng 0,3 triệu ha) lúa hàng hóa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu và một phần tiêu thụ trong nước. Mức sản lượng ổn định khoảng 33 triệu tấn/năm trong đó lúa gạo để ăn và dự trữ khoảng 25 triệu tấn/năm, giảm hao hụt sau thu hoạch còn khoảng 9-10%.

    GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO NGÀNH 1. Giải pháp chung cho ngành nông nghiệp

    Tăng cường đầu tư cho đào tạo và đào tạo lại, trang bị kiến thức khoa học kỹ thuật và quản lý kinh tế cho lực lượng cán bộ trong ngành, phối hợp với các hoạt động truyền thông đại chúng của nhà nước, địa phương với các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ngắn ngày kết hợp các hoạt động văn hóa, văn nghệ nhằm phổ cập các kiến thức về hội nhập, các cam kết của Việt Nam đã ký trong lĩnh vực nông nghiệp, nâng cao nhận thức về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, về kinh doanh, về thị trường,. Chuỗi giá trị gạo là một chuỗi giá trị rất lớn trong phạm vi toàn quốc không chỉ liên quan đến những người nông dân trồng lúa mà còn liên quan đến hệ thống dịch vụ, cung cấp các dịch vụ cho phân bón, thuốc trừ sâu các nhà phân phối, hệ thống, cơ sở hạ tầng, năng lực hoạt động của các hiệp hội liên quan đến người nông dân trồng lúa, nhà chế biến, nhà xuất khẩu. - Chương trình sản xuất 20.000 ha lúa gạo chất lượng cao phục vụ xuất khẩu từ vụ đông xuân 2006-2007 và sẽ nhân rộng ra toàn bộ diện tích 1 triệu ha lúa xuất khẩu đã được quy hoạch (7 tỉnh trong vùng quy hoạch là Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng và TP Cần Thơ).

    (Kiên Giang nên tập trung phát triển du lịch biển và công nghiệp vật liệu xây dựng, từ Sóc Trăng đến Cà Mau phát triển ngành nuôi trồng thủy sản tôm, vùng Vĩnh Long, Bến Tre là vùng cây ăn trái, TP Cần Thơ là thành phố công nghiệp của vùng, thay vào đó là tỉnh Hậu Giang vừa chia cắt…). - Khâu dự báo là quan trọng cho nhu cầu đầu ra của sản phẩm, dự báo tốt sẽ có kế hoạch tốt, từ đó có sản lượng sản xuất tốt, tránh tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt sản phẩm, tránh tình trạng bị ép giá dẫn đến tình trạng đầu cơ tích trữ, hoặc bán tháo bán thúc và không đạt hiệu quả kinh tế cao.

    CÁC KIẾN NGHỊ ĐỂ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP 1. Đối với nhà nước

    - Quy hoạch những vùng sản xuất trọng điểm phù hợp với điều kiện của từng vùng với những bộ giống thích hợp tạo ra sản lượng nông sản lớn với chất lượng cao, đồng nhất đáp ứng cho việc xuất khẩu với sản lượng lớn. - Nếu được có thể cung cấp tín dụng cho người sản xuất, một mặt giúp cho người sản xuất đầu tư đúng mức cho sản xuất, mặc khác cũng đảm bảo được nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. - Các doanh nghiệp và nhà máy sớm hoàn thiện hệ thống quản lý sản xuất, chất lượng theo hướng hiện đại đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phù hợp với hội nhập kinh tế quốc tế.

    - Cần chủ động phối hợp với các cơ quan khoa học kỹ thuật để chuyển giao công nghệ, phương thức sản xuất mới, khuyến nông, dạy nghề để phát triển sản xuất tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, giá thành thấp. Giải pháp được đề xuất trong chương là xây dựng một chuỗi giá trị gạo theo quy mô nhỏ đó là một kênh phân phối khép kín cho vùng chuyên canh sản xuất, xuất khẩu gạo chất lượng cao dựa trên các cơ sở thực tế của ngành hàng và đặc điểm hiện tại của khu vực.