MỤC LỤC
Căn cứ vào kế hoạch đầu tư, mua sắm do Giám đốc công ty quyết định, phòng Cơ giới tư vấn cho Giám đốc việc lựa chọn thiết bị đảm bảo đúng tính năng theo yêu cầu công việc, đảm bảo chất lượng. Để đổi mới xe máy đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị, khi những xe máy, thiết bị đang sử dụng còn khấu hao hoặc đã hết khấu hao mà xét thấy không còn phù hợp công nghệ thi công, hoạt động không có hiệu quả thì Công ty phải báo cáo về Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty bằng văn bản và thực hiện việc thanh lý khi có quyết định của Hội đồng quản trị Tổng công ty.
Kho phải cú sổ theo dừi, biờn bản vào ra, phiếu nhập xuất các phụ tùng rời.
Những hư hỏng và sửa chữa lớn xe máy, thiết bị (Đại tu- trung tu- thay thế tổng thành- thay thế cụm chi tiết hoặc hệ thống công tác) cần yêu cầu kỹ thuật cao, phức tạp, quy mô lớn sẽ do phòng Cơ giới tổ chức thực hiện. Đối với những xe máy đặc chủng như: máy đóng cọc, máy khoan nhồi, cẩu tháp…do tính chất công việc phức tạp, thời gian lam việc liên tục kéo dài Xí nghiệp, Đội sản xuất phải có kế hoạch nội dung kiểm tra kỹ thuật hàng ngày, hàng tuần.
- Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ hữu hình vào chi phí sản xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn của TSCĐ hữu hình và chế độ tài chính quy định. - Lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ hữu hình, tập hợp chính xác và phân bổ hợp lý chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi phí kinh doanh.
Công ty Kỹ thuật nền móng và Xây dựng 20 kính đề nghị lãnh đạo Tổng công ty cho phép đơn vị được mua mới 01 máy Toàn đạc điện tử để đáp ứng nhu cầu thi công công trình của Đội xây dựng số 2. Của Tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng đô thị V/v phê duyệt mua phương án mua tài sản cố định.
- Bên bán có trách nhiệm cung cấp hàng hóa đúng như đã mô tả ở Điều 1 - Bên bán có trách nhiệm giao hàng đúng thời hạn theo Điều 2 của hợp đồng - Bên bán có trách nhiệm cử cán bộ kỹ thuật và thợ sửa chữa kiểm tra máy, bảo dưỡng đảm bảo thiết bị hoạt động bình thường. Nếu có vấn đề bất lợi gì phát sinh, các bên kịp thời báo cho nhau biết và chủ động bàn bạc tìm cách giải quyết, đảm bảo hai bên cùng có lợi (có lập biên bản ghi lại toàn bộ nội dung).
Nhưng do tài sản hiện đã cũ, lạc hậu không còn khả năng khai thác, sử dụng và không còn phù hợp với điều kiện thi công của Công ty trong thời gian tới, do vậy Hội đồng thanh lý tài sản của Công ty kính đề nghị lãnh đạo. Hội đồng quản trị Tổng công ty đồng ý cho Công ty LICOGI 20 được thanh lý thu hồi vốn 01 cần trục bánh lốp có biển kiểm soát: 34K-2259 để đầu tư mới các thiết bị khác phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty LICOGI 20 phải thực hiện đầy đủ những quy định hiện hành của Nhà nước và Tổng công ty về thanh lý tài sản cố định và báo cáo kết quả về Tổng công ty.
- Bước 1: Căn cứ vào chiến lược phát triển của Công ty, tình hình sản xuất kinh doanh cũng như tình hình sử dụng TSCĐ hữu hình, tình trạng kỹ thuật của tài sản tại bộ phận sử dụng mà bộ phận sử dụng tài sản đó viết đơn đề nghị trình ban Giám đốc Công ty có quyết định tăng, giảm tài sản hiện có. - Bước 2: Căn cứ vào yêu cầu của nơi sử dụng tài sản, Giám đốc Công ty xem xét và ký duyệt, viết đơn đề nghị thay đổi cơ cấu tài sản gửi về Hội đồng quản trị của Tổng công ty và Tổng giám đốc Tổng công ty phê duyệt. - Bước 3: Sau khi có quyết định phê duyệt của Tổng giám đốc Tổng công ty về phương án thay đổi tài sản tại Công ty, phòng Cơ giới của Công ty có nhiệm vụ tư vấn cho ban Giám đốc Công ty lựa chọn nhà cung cấp phù hợp, làm báo giá và tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế với đối tác.
- Bước 4: Khi có quyết định thành lập ban giao nhận tài sản, bộ phận giao nhận thực hiện giao nhận tài sản, sau đó lập các biên bản và chứng từ liên quan. - Bước 5: Mỗi bộ hồ sơ tăng, giảm TSCĐ hữu hình sau khi lập được gửi về phòng Kế toán- Tài chính 1 bộ gốc, 1 bộ phô tô được gửi về phòng Cơ giới của Công ty. Kế toán TSCĐ tiến hành lập bảng tính và phân bổ khấu hao theo định kỳ, đồng thời luân chuyển chứng từ để ghi sổ chi tiết và sổ tổng hợp liên quan đến tài sản.
Sổ TSCĐ được lập vào cuối mỗi quý vì kỳ báo cáo của Công ty là quý.
CNTCTXD&PTHT CT KỸ THUẬT NỀN MểNG VÀ XÂY DỰNG 20 61E-ĐÊ LA THÀNH-HN.
- Mọi TSCĐ có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đều phải trích khấu hao, mức trích khấu haoTSCĐ được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ. - Về quản lý vốn khấu hao: Công ty sử dụng toàn bộ số khấu hao lũy kế của TSCĐ hữu hình để tái đầu tư, thay thế TSCĐ cũ, lạc hậu, không còn khả năng khai thác, sử dụng, khi chưa có nhu cầu tái tạo lại TSCĐ thì số khấu hao lũy kế được dùng để phục vụ yêu cầu kinh doanh của Công ty. Sau khi kế toán TSCĐ cập nhật vào máy tính các chứng từ tăng, giảm TSCĐ, máy tính tự động tính khấu hao cho từng TSCĐ và phân bổ chi phí khấu hao cho từng bộ phận sử dụng.
Việc sử dụng tương đối đầy đủ và linh hoạt hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho phần hành kế toán TSCĐ, các tài khoản được sử dụng, bao gồm cả tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết, từ kết cấu, cách ghi chép đến mối quan hệ giữa các tài khoản đã góp phần xử lý và cung cấp thông tin về tình hình hiện có và biến động của toàn bộ TSCĐ cũng như của từng loại TSCĐ trên các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại, từ đó làm cơ sở cho việc tham mưu với ban Giám đốc trong việc ra các quyết định liên quan đến đầu tư, thanh lý, nhượng bán và sửa chữa TSCĐ tại Công ty. Việc mở và ghi đầy đủ số liệu về TSCĐ trên Thẻ TSCĐ, Sổ TSCĐ tại đơn vị sử dụng đã góp phần cung cấp thông tin về quá trình quản lý và sử dụng của từng TSCĐ, từng loại TSCĐ, bao gồm nguyên giá, tình hình trích khấu hao, số khấu hao luỹ kế tính đến thời điểm giảm TSCĐ, lý do giảm TSCĐ, đồng thời tăng cường thực hiện trách nhiệm vật chất đối với các cá nhân, bộ phận liên quan trong việc quản lý và sử dụng TSCĐ của Công ty. Với những hạn chế được nêu ở trên, vai trò quan trọng của công tác kế toán TSCĐ hữu hình tại Công ty, yêu cầu hoàn thiện kế toán TSCĐ hữu hình tại Công ty là cần thiết, vừa phải đảm bảo khả năng thực hiện, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy mô về vốn và nhân lực, trình độ nguồn nhân lực, vừa góp phần khắc phục những hạn chế trong công tác kế toán TSCĐ hữu hình tại Công ty.
Đối với kế toán quản trị TSCĐ Công ty cần mở sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp để phản ánh được các chỉ tiêu giá trị, hiện vật của TSCĐ, quá trình quản lý, sử dụng, phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ của toàn Công ty, của từng bộ phận sử dụng, đồng thời cung cấp được nhu cầu sử dụng của từng bộ phận cũng như toàn Công ty giúp ban lãnh đạo Công ty có cơ sở quyết định các phương án khai thác năng lực TSCĐ hiện có và đầu tư mới thích hợp, hiệu quả. Để theo kịp với sự biến đổi trong công nghệ kế toán, không những cán bộ kế toán của Công ty phải thường xuyên nắm bắt được những biến đổi trong chế độ, chính sách kinh tế, tài chính và đặc biệt là sự thay đổi của các chuẩn mực, chế độ kế toán mà còn phải nắm bắt được những biến đổi trong công nghệ thực hành kế toán, áp dụng khoa học công nghệ và thông tin vào công tác hạch toán kế toán đòi hỏi sự đồng bộ về cơ sở vật chất cũng như nguồn lực.