Hoàn thiện công tác đào tạo nghề nghiệp nâng cao chất lượng lao động tại khách sạn quốc tế Bảo Sơn

MỤC LỤC

Đặc điểm lao động của khách sạn .1 Đặc điểm lao động trong khách sạn

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của lao động - Các nhân tố thuộc về cá nhân

Trình độ chuyên môn của người lao động ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của người lao động, khi người lao động không có trình độ chuyên môn chúng ta sẽ có chuỗi giá trị không đồng đều cung cấp cho khách hàng vì khi không có chuyên môn người đó sẽ khó lượng hóa được tiêu chuẩn của dịch vụ cung cấp và khi đó sẽ phải có người giám sát người đó làm việc. - Các nhân tố bên thuộc về khách sạn: mối quan hệ của các bộ phận trong doanh nghiệp cũng là nhân tố tác động đến người lao động, trong công việc khi các bộ phận không có sự phối hợp và giúp đỡ nhau thì khó thực hiện công việc hiệu quả vì dịch vụ khách sạn cung cấp là một chuỗi giá trị chứ không phảI là sản phẩm riêng lẻ của một bộ phận nào cả.

Công tác đào tạo nghề nghiệp trong khách sạn

Với định hướng vào quá trình tổ chức, đào tạo lao động thì tác giả Ngô Trương Hoàng Thy trong cuốn sách “Đào tạo nguồn nhân lực : Làm sao để khỏi ném tiền qua cửa sổ” ( NXB Trẻ -2006 ) lại đưa ra khái niệm : “Đào tạo là một quy trình có hoạch định và có tổ chức nhằm tăng hiệu quả thực hiện công việc”. Như vậy mục tiêu chung mà hoạt động đào tạo hướng tới đó là nhằm tối đa nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua giỳp cho người lao động hiểu rừ hơn về cụng việc, nắm vững hơn về nghề nghiệp của mình và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn, với thái độ tốt hơn cũng như nâng cao khả năng thích ứng của họ với các công việc trong tương lai. Nội dung thứ nhất các doanh nghiệp khách sạn cần đào tạo cho đối tượng nhân viên mới được tuyển dụng là về chuyên môn nghiệp vụ vì ở mỗi môi trường làm việc khác nhau những thao tác, quy trình dịch vụ lại khác nhau do đó cần đạo tạo nội dung này cho nhân viên mới, để họ có thể sẳn sang thực hiện nhiệm vụ của mình được giao.

Nền kinh tế đang cạnh tranh ngày càng gay gắt thì vai trò của người quản lý càng được nâng cao, một người lãnh đạo giỏi thì phải có chuyên môn nghiệp vụ thì mới quản lý được cấp dưới, và phải có kỹ năng để xử lý các công việc của mình và quan trọng là quan hệ của họ đối với cấp trên, đối tác, cấp dưới. Có ba cách để luân chuyển công việc là : chuyển đối tượng đào tạo đến nhận cương vị quản lý ở một bộ phận khác trong tổ chức nhưng vẫn với chức năng và quyền hạn như cũ; người quản lý được cử đến nhận cương vị công tác mới ngoài lĩnh vực chuyên môn của họ; người quản lý được bố trí, luân chuyển công việc trong phạm vi nội bộ một nghề chuyên môn. Ngoài ra, còn nhiều phương pháp chủ quan khác như: Như việc đánh giá thông qua kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhận xét của người làm cùng bộ phận và đánh giá của người tiêu dùng là một thang đo chớnh xỏc khi sản phẩm khỏch sạn là dịch vụ thỡ người tiờu dựng cảm nhận rừ nhất chất lượng của sản phẩm.

CHƯƠNG 2.TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG TẠI KHÁCH SẠN QUỐC TẾ BẢO SƠN

Khái quát chung về khách sạn

Đến cuối năm 1993, trước những hiệu quả kinh tế to lớn của việc kinh doanh du lịch và lưu trú công ty dịch vụ đầu tư và du lịch Nghi Tàm đã đầu tư xây dung khách sạn quốc tế Bảo Sơn tại địa chỉ số 50 đường Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Với quy mô và thiết bị hiện đại khách sạn quốc tế Bảo Sơn đã được tổng cục du lịch Việt Nam công nhận đạt tiêu chuẩn 4 sao ( tháng 7 năm 1997) và trong năm 1998 khách sạn được lọt vào danh sách top ten của Việt Nam về mức tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước. Ngoài những cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu thiết yếu của khách, khách sạn còn phát triển một hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho nhu cầu vui chơi giải trí cho khách lưu trú gồm: 20 phòng Massage, 1 phòng xông hơi ướt và khô với bể sục nóng 41 0C, bể sục lạnh 8 0C phục vụ cho nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của khách.

Là người đầu tiên tiếp xúc với khách hàng tạo ra ấn tượng ban đầu của khách với khách sạn và quyết định đến phần lớn khả năng bán phòng cho khách.Và bộ phận này cũng là trung tâm thông tin của khách sạn, nơi tiếp nhận tất cả những yêu cầu của khách và chuyển tới các bộ phận có liên quan. Qua bảng ta thấy trình độ chuyên môn nghiệp vụ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên : trình độ đại học chiếm 31.7 % , trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm tỷ lệ 68.33% , tỷ lệ lao động này chủ yếu ở các bộ phận phục vụ khách do đó khi tuyển dụng khách sạn cần đào tạo nhân viên có hệ thống, kế hoạch nhằm đồng bộ chất lượng nhân viên. Tuy nhiên, các bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách hàng đòi hỏi nhân viên phải có trình độ ngoại ngữ cao, trình độ văn hoá tốt để phản ứng nhanh nhạy với các tình huống xảy ra đem lại cảm giác thoải mái, an toàn cho khách khi tiêu dùng dịch vụ tại khách sạn.

Hình 2 Biểu đồ nguồn khách KS quốc tế Bảo Sơn giai đoạn 2004 - 2007
Hình 2 Biểu đồ nguồn khách KS quốc tế Bảo Sơn giai đoạn 2004 - 2007

Tình hình đào tạo lao động tại khách sạn quốc tế Bảo Sơn

+ Khuyến khích nhân viên tiến bộ : khách sạn cố gắng khuyến khích tất cả nhân viên sử dụng thời gian của mình để tự trau dồi và khách sạn sẽ trả tiền học phí hoặc trợ cấp cho các khoá học nghiệp vụ, ngoại ngữ nếu được ban giám đốc phê chuẩn. - Về hoạt động của nhà hàng: Khách của nhà hàng chủ yếu là khách ở trong khách sạn đến tiêu dùng dịch vụ của nhà hàng, ngoài đối tượng khách ở trong khách sạn thì khách lẻ thường từ các công ty và cơ quan ở khu vực gần khách sạn như viện khoa học và môi trường, Viện nhi TW …. - Về công tác đào tạo: anh cho biết hàng năm nhân viên nhà hàng có 02 khoá đào tạo do khách sạn tổ chức dành cho mọi đối tượng lao động trong khách sạn và 04 chương trình đào tạo dành riêng cho bộ phận bàn, các khoá học được tổ chức ngoài giờ làm việc.

Tuy nhiên anh cũng nói là trình độ ngoại ngữ của nhân viên bộ phận bàn chưa đạt yêu cầu của khách sạn, thời gian làm việc và nghỉ ngơi của nhân viên không được kế hoạch dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu lao động trong một số trường hợp.

Đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo nghề nghiệp cho lao động tại khách sạn quốc tế Bảo Sơn

Qua bảng báo cáo chúng ta có số lượng lao động trực tiếp có số lao động tằng nhiều nhất 11 lao động nhưng tốc độ tăng của lao động hợp đồng lại cao nhất 50 % Và số lượng lao động tăng lên của các loại lao động chứng tỏ hoạt động của khách sạn đang ngày càng được mở rộng hơn nữa. Phân tích tình hình biến động nhân lực của khách sạn trong mối quan hệ với doanh thu của kháhc sạn bằng chỉ số để biết chính sách lao động có hợp lý không ?. - Đánh giá hoạt động kinh doanh Kết quả kinh doanh của khách sạn trong những năm vừa qua khá tốt, tỷ suất lợi nhuận luôn tăng trong các năm và tổng quỹ lương tăng chứng tỏ sự hoạt động có hiệu quả của khách sạn.

Chúng ta xem xét các yếu tố tác động đến doanh thu của khách sạn : + Trước tiên, chúng ta tìm hiểu sự biến động của lao động và năng suất lao động bình quân tác động như thế nào đến doanh thu của khách sạn.

Hình 11  Biến động lao động của khách sạn quốc tế Bảo Sơn
Hình 11 Biến động lao động của khách sạn quốc tế Bảo Sơn

CHƯƠNG 3. KIẾN NGHỊ

Vấn đề còn tồn tại trong công tác đào tạo lao động tại khách sạn quốc tế Bảo Sơn

    - Các chương trình đào tạo dành cho nhân viên quản lý còn chưa mang lại hiệu quả cộng với các chính sách khuyến khích người lao động chưa đạt hiệu quả dẫn đến tình trạng trong năm 2007 khách sạn đã phải tuyển dụng đế ba giám đốc nhà hàng , thơi gian làm việc của các giám đốc này không nhiều do đó hiệu quả làm việc của họ không cao dẫn đến tình trạng doanh thu của bộ phận nhà hàng không cao. Khi nhân viên mới được tuyển dụng cần đào tạo định hướng cho nhân viên đầu tiên để họ có thể xác định được công việc mà mình sẽ làm và khách sạn cũng biết được khả năng của lao động từ đó có các chính sách khuyến khích, các chương trình đào tạo phù hợp. - Đối với chương trình đào tạo cho đội ngũ lao động hiện tại: với hai khoá học đào tạo hàng năm của khách sạn dành cho toàn bô nhân viên, khách sạn nên tổ chức phù hợp với mục tiêu của khách sạn như trong tương lai đối tượng khách Pháp là đối tượng khách mục tiêu của khách sạn thì trong những năm đào tạo gần đây khách sạn nên tổ chức đào tạo ngoại ngữ tiếng Pháp cho nhân viên các bộ phận và những kỹ năng giao tiếp với đối tượng khách Pháp.

    - Đối với cán bộ quản lý: Các chương trình hội thảo, hội nghị tổ chức dành cho nhân viên quản lý của khách sạn nên liên kết với những khách sạn khác nhằm bồi dưỡng, nâng cao trình độ quản lý và khả năng ra.