MỤC LỤC
Năm 2002, 2003, 2004 là những năm mà dệt may Việt Nam đã thu được những thành tựu lớn lao, kim ngạch xuất khẩu đã không những hoàn thành chỉ tiêu mà còn vượt mức kế hoạch đặt ra sở dĩ đạt được tốc độ tăng trưởng trên là do ngành dệt may Việt Nam có một số lợi thế như nguồn lao động dồi dào, khéo tay, chi phí lao động không cao, các doanh nghiệp Việt Nam đã xây dựng và giữ được chữ tín trong kinh doanh với nhiều nhà nhập khẩu lớn trên thế giới. Dù Việt Nam trở thành thành viên tổ chức WTO, trong những năm tới ngành dệt may vẫn chưa thể phát triển nhanh và cạnh tranh được với nhiều nước xuất khẩu khác nếu như các doanh nghiệp chưa thực sự đổi mới mạnh mẽ trong cung cách tổ chức sản xuất kinh doanh của mình.
Điều đó góp phần lý giải tại sao các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải chấp nhận gia công xuất khẩu là chính (chiếm tới 70-80% kim ngạch), hình thức thương mại bán sản phẩm chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn. Tại thị trường Mỹ, từ năm 2001, hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã mở cửa thị trường Mỹ cho hàng dệt may Việt Nam, đồng thời kích thích thêm lượng tiêu thụ mặt hàng này, và đã trở thành thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam trong thời gian gần đây (luôn chiếm từ 50-60% trong tổng số kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam).
Do quy mô vừa và nhỏ các doanh nghiệp đã không đáp ứng được các yêu cầu về dây chuyền sản xuất, vốn đầu tư vào khâu thiết kế, xây dựng thương hiệu nên năng suất thường thấp, không đứng vững được trên thị trường quốc tế. Điều này cũng dễ hiểu, vì qui mô nhỏ nên các doanh nghiệp không chú trọng đến việc đầu tư vào khâu thiết kế, chưa có đội ngũ thiết kế riêng biệt cho nên các mẫu mã đưa ra thị trường thường là những mẫu mã ăn theo hoặc rập khuôn.
Đặc biệt, đối với các nước đang phát triển có nguồn thu ngoại tệ chủ yếu dựa vào mặt hàng xuất khẩu này (trong đó có Việt Nam) thì 1 mặt sẽ phải đối phó với những hình thức bảo hộ mới mà Mỹ và liên minh Châu Âu (EU) áp dụng, mặt khác phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt với nhau dẫn đến những thiệt hại nặng nề do mất thị phần, suy giảm giá trị kim ngạch xuất khẩu và tăng tỷ lệ thất nghiệp. Dòng thương mại sẽ chuyển sang các thị trường có sức cạnh tranh cao hơn, đến với các doanh nghiệp có khả năng đáp ứng tốt hơn về số lượng, chất lượng, giá bán, thời gian giao hàng, chi phí giao dịch khi nhập khẩu thấp hơn…Trong điều kiện này, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp khó khăn rất nhiều vì phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có sức cạnh tranh cao, bị động trong việc tìm kiếm khách hàng và thị trường, thiếu sự đầu tư vào việc nghiên cứu và phát triển thị trường.
Họ đưa ra nhiều đơn hàng nhỏ lẻ, nhằm giúp các doanh nghiệp dệt may vừa và nhỏ có cơ hội xuất khẩu nhiều hơn vào thị trường Nhật Bản, miễn là đảm bảo tốt tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa. Mặt khác người tiêu dùng Nhật ngày càng thích sử dụng sản phẩm may mặc nhập khẩu từ Việt Nam vì giá cả tương đối và nhất là kĩ thuật sản xuất luôn đảm bảo. Để tận dụng được các cơ hội này các doanh nghiệp Việt Nam nên có những sự điều chỉnh chiến lược để nâng cao kim ngạch xuất khẩu sang những thị trường phi hạn ngạch.
Các doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến khâu sản xuất và chất lượng hàng hóa, nhằm giữ uy tín với khách hàng và thành công hơn trong xuất khẩu.
Ban đầu trụ sở chính của công ty ở Gia Lâm nhưng do yêu cầu phát triển của công ty, vào tháng 3 năm 2003 công ty đã quyết định chuyển về số 15 – Trung Liệt - Đống Đa – Hà Nội - Trụ sở chính của công ty hiện nay nhằm thuận lợi cho việc liên lạc và nắm bắt thông tin. Lúc mới thành lập do quan hệ còn có hạn công ty chỉ mới xuất khẩu sang các nước láng giềng và một số nước ở Châu Á và Mỹ do đó lợi nhuận còn thấp, các đơn đặt hàng không có nhiều. Có thể nói bằng sự nỗ lực của chính các thành viên, công ty đã ngày càng phát triển và đã trở thành công ty có uy tín trong thị trưòng xuất nhập khẩu hiện nay.
Nhưng hiện nay công ty đã dần dần tìm được nguồn nguyên phụ liệu ngay từ những cơ sở sản xuất trong nước mà không cần phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ nước ngoài.
Vì vậy chủ động tìm kiếm nguồn phụ liệu từ nội địa là một biện pháp cấp thiết nhất trong thời gian tới nhất là trước khi Việt Nam gia nhập vào WTO để tăng sức cạnh tranh cho công ty trong thời kỳ hội nhập. Dệt may là một ngành lâu đời của Việt Nam và là ngành công nghiệp đứng thứ 2 trong các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam cho nên có nhiều đối thủ tham gia vào lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu dệt may. Đây là con số còn khá khiêm tốn so với các đối thủ cạnh tranh của công ty hiện nay nhưng đây cũng là sự ghi nhận những cố gắng không ngừng của công ty, giữ cho công ty không lâm vào tình trạng bị phá sản vì không có hợp đồng.
Trước mắt công ty đã liên hệ với các cơ sở dệt ở Nam Định, cơ sở hóa chất ở Việt Trì, Phú Thọ… Đây đều là những tỉnh thành nổi tiếng cả nước về nguồn nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất may mặc với chất lượng cao mà giá còn rẻ hơn so với thị trường thế giới.
Về công tác tổ chức, công ty tiến hành sắp xếp bộ máy theo hướng gọn nhẹ, tinh giản bộ máy gián tiếp, sắp xếp lại lao động, thải hồi những bộ phận làm ăn không hiệu quả. Mặt khác có chính sách nhập khẩu nguồn nguyên liệu phù hợp để luôn đảm bảo có nguyên liệu cho các xưởng may gia công tránh tình trạng thừa thợ thiếu việc. Công ty TNHH thương mại quốc tế Việt Phượng lấy thị trường làm định hướng, lấy tăng trưởng làm động lực, lấy chất lượng để cam kết với khách hàng và tạo lợi nhuận tối đa.
Hoàn thiện hơn phòng xuất nhập khẩu của công ty bằng cách trang bị đầy đủ mọi thiết bị kĩ thuật hiện đại nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho mọi hoạt động của phòng xuất nhập khẩu.
Trong quá trình thiết kế, cần kiểm tra xem các yếu tố thuộc nhãn hiệu (tên, logo, cách trình bày, màu sắc) mà doanh nghiệp đang tiến hành, có bị trùng với nhãn hiệu của một doanh nghiệp đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam, hay tại bất kỳ một quốc gia nào mà công ty dự định kinh doanh hay không để tránh lãng phí hoặc những rắc rối có thể nảy sinh do vi phạm quy định về sở hữu trí tuệ. + Để tạo dựng được uy tín cho nhãn hiệu, công ty cần phải duy trì được chất lượng sản phẩm, tìm cách hạ chi phí để có được mức giá cạnh tranh, tôn trọng các cam kết (đơn hàng) với khách hàng, phát triển hệ thống phân phối, có sự cải thiện về về điều kiện công nghệ và thiết bị sản xuất, phải có các chứng chỉ ISO 9000, ISO 14000, SA 8000. Tại hội nghị cấp cao ASEAN, tổ chức ở Viên Chăn (Lào) tháng 11/2004, các quốc gia thành viên ASEAN nhất trí ký văn bản “Liên kết có hệ thống khu vực sản xuất dệt may”, với việc loại bỏ thuế quan đối với tất cả hàng hóa dệt may trong khu vực, khi đó những xe chở hàng dệt may sẽ được qua lại thuận tiện tại các cửa khẩu giữa các nước.
Sử dụng có hiệu quả quỹ hỗ trợ xuất khẩu để các doanh nghiệp có thể vay vốn với lãi suất thấp, giải quyết được khó khăn về vốn lưu động và vốn đầu tư vào đổi mới trang thiết bị, áp dụng thành công các thành tựu khoa học kĩ thuật tạo ra các sản phẩm dệt may có chất lượng làm đà phát triển cho ngành dệt may Việt Nam. Nhà nước cũng cần hỗ trợ vốn từ ngân sách, vốn ODA đối với các dự án qui hoạch nguyên liệu, trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm; đầu tư các công trình xử lý nước thải cụm công nghiệp dệt; xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các cụm công nghiệp mới; cụm nghiên cứu của các viện, trường và trung tâm nghiên cứu chuyên ngành dệt may. Thứ bảy: Bộ Thương mại, với vai trò nòng cốt là cục Xúc tiến thương mại và Cục sở hữu trí tuệ, bên cạnh việc tổ chức các hoạt động truyền thông về thương hiệu (hội nghị, hội thảo, mở các lớp bồi dưỡng), cần đẩy mạnh việc tư vấn và giúp đỡ trực tiếp quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu cho các doanh nghiệp, thông qua đầu mối tổ chức là Vinatas hoặc Vinatex.