MỤC LỤC
Liên quan đến đầu tư,Hiệp định Thương mại Hoa Kỳ - Việt Nam có các bảo đảm về đối xử Tối huệ quốc, đối xử quốc gia, minh bạch và bảo vệ trong trường hợp tước quyền sở hữu.bên cạnh đó Việt Nam cam kết tiến hành những thay đổi sau trong cơ chế đầu tư của mình: thẩm định đàu tư, chuyển đổi lợi nhuận ra ngoại tệ, ngưỡng vốn góp, các yêu cầu về nhân sự đối với liên doanh, các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (Trims). Thêm vào đó , công nghiệp phụ trợ của ngành dệt may Việt Nam hiện quá yếu .Ngành dệt may hiện phải nhập khẩu hầu hết nguyên phụ liệu cho sản xuất :bông là 90% ,xơ sợi tổng hợp nhập gần 100% ,hoá chất thuốc nhuộm và máy móc thiết bị nhập gần 100%,vải 70%, sợi trên 50%, phụ liệu may khoảng 50% .chúng ta chủ yếu xuất khẩu hàng may mặc trong khi đó có 80% hàng dệt may phải nhập khẩu. Thứ nhất là sẽ được xoá bỏ quota vào Hoa Kỳ; thứ hai đối với những thị trường 'bế môn tỏa cảng' hay thuế cao đối với Việt Nam như các thị trường Nam Mỹ thì cũng phải có chính sách giảm thuế quan; như vậy cơ hội mở rộng thị trường của Việt Nam sẽ lớn hơn.Nhưng Việt Nam cũng đứng trước những thách thức lớn khi Việt Nam gia nhập WTO như VN chỉ có khả năng xuất khẩu hàng may mặc vào Mỹ ,nhưng các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu chỉ là gia công ,công nghiệp phụ trợ của ngành dệt may còn yếu chủ yếu là phải nhập khẩu ;khi gia nhập WTO thuế nhập khẩu đối với các vải sẽ giảm xuống có lợi cho các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc nhưng cũng gây khó khăn cho ngành dệt vải của chúng ta; các doanh nghiệp Việt Nam có sức cạnh tranh yếu cả về tiếp thị ,công nghệ ,vốn ,… và khi mà đến năm 2008 đối với thị trường Mỹ và 2009 đối với thị trường Eu ,Trung Quốc sẽ không còn bị hạn chế xuất khẩu sang hai thị trường này thì dệt may Việt Nam sẽ rất khó khăn trong việc cạnh tranh với nước này.
Bước sang năm 2006 theo xu thế chung của sự phát triển trong nền kinh tế ,Đặc biệt khi mà Việt Nam gia nhập WTO vào tháng 10 năm nay để nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế công ty đã tổ chức hợp nhất với công ty XNK dệt may (một thành viên của tổng công ty dệt may Việt Nam ,đơn vị đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu dệt may và đã đạt được nhiều. thành tích xuất sắc trong lĩnh vực xuất khẩu ) và đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/04/2006 với tên mới như hiện nay – công ty sản xuất, xuất nhập khẩu dệt may .Tuy mới đi vào hoạt động với một số sự thay đổi ,chưa hoàn toàn ổn định nhưng ngay trong quý II của năm 2006 công ty đã đạt được những thành tích rất đáng khích lệ (tổng kim ngạch xuất khẩu trong quý II là 680.000 usd) ,với đà này khi Việt Nam gia nhập WTO,hạn ngạch dệt may được phá bỏ thì cơ hội xuất khẩu của công ty là rất lớn và với sự chuẩn bị tình hình từ mấy năm trước chắc chắn công ty sẽ còn đạt được nhiều thành tích khả quan hơn .Thị trường mà công ty đang đặc biệt quan tâm là Mỹ (quốc gia nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới và là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn số 1 của Việt Nam ). Trước thời điểm Hiệp định Thương mại Việt- Mỹ được ký kết và có hiệu lực, Công ty đã mạnh dạn xuất khẩu một số sản phẩm của mình vào Mỹ, tuy rằng điều đó không mang về cho Công ty lượng kim ngạch đáng kể nhưng nó có ý nghĩa là những bước thăm dò, tìm hiểu thị trường Mỹ, mở đường cho việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm của Công ty sau khi Hiệp định Thương mại Việt- Mỹ có hiệu lực.
Như vậy có thể thấy chỉ sau một năm khi Hiệp định việt Mỹ chính thức có hiệu lực thì kim ngạch xuất khẩu sản phẩm sang Mỹ của một số mặt hàng thu được là rất lớn, thậm chí lớn hơn cả kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cùng loại sang thị trường Úc và kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng dần lên qua các năm. Khu đất chính của công ty khá rộng sau khu nhà kho hai tầng gồm các gian chứa hoá chất, bông xơ.Hiện nay công ty đã tiến hành sửa sang và nâng cấp lại toà nhà này và đã mua đứt lại khu nhà này (trước đây là địa điểm mà công ty đi thuê). Nhìn chung ban lãnh đạo của công ty rất quan tâm đến cán bộ công nhân viên trong công ty, số chớnh sỏch khen thưởng kỷ luật hợp lý, giao nhiệm vụ kế hoạch rừ ràng,sử dụng người đỳng công việc..Chính vì vậy đã nâng cao được tinh thần trách nhiệm của cán bộ nhân viên trong công ty.
-Nguồn vốn kinh doanh còn ít, lại phải phân bố vào nhiều lĩnh vực kinh doanh, nên nguồn vốn dành cho xuất khẩu còn ít nên công ty phải vay ngân hàng với lãi xuất cao làm hiệu quả kinh doanh của công ty trên lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu không cao. - Tuy Mỹ là thị trường rất rộng lớn nhưng kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường này còn rất hạn chế nhỏ bé so với thị trường khác như Nhật, đặc biệt là thị trường Eu và chiếm tỷ trọng thấp so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của công ty .tuy xuất khẩu sang thị trường Mỹ có xu hướng tăng dần theo từng năm nhưng tốc độ tăng trưởng là không cao.
Song trong thời gian tới để có thể nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh trong đó có sự thành công khi xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Mỹ thì đòi hỏi Công ty phải có rất nhiều biện pháp khác nhau nhưng đồng thời với các biện pháp đó Công ty phải chú trọng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong Công ty. - Trong việc tuyển dụng cán bộ xuất nhập khẩu, ngoài kỹ năng nghiệp vụ ra Công ty phải đặc biệt quan tâm đến khả năng ngoại ngữ của họ, đặc biệt những ngoại ngữ mà họ có thể sử dụng được và khả năng giao tiếp bởi vì đối với người cán bộ xuất nhập khẩu việc giao tiếp tốt và khả năng về ngoại ngữ là hết sức quan trọng, mặc khác còn đòi hỏi họ càng biết nhiều ngoại ngữ càng tốt để có thể quan hệ làm ăn với đối tác ở nhiều thị trường khác nhau. Muốn thế công ty cần chú trọng việc đổi mới thiết bị máy móc và hiện đại hoá công nghệ ;nâng cao tay nghề đội ngũ kỹ thuật may và công nhân may ,gắn trách nhiệm cho từng tổ đội ,từng cá nhân ;tổ chức hoàn thiện bộ phận kiểm tra chất lượng KCS nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác kiểm tra chất lượng.
Đặc biệt là các nhà máy may hiện nay do trần thấp, điều kiện làm việc không tốt đã ảnh hưởng đến chất lượng làm việc, vì vậy công ty phải đầu tư một khoản tiền nâng cấp phòng may của công nhân tạo sự thoáng mát trong phòng làm việc, đảm bảo được sức khoẻ của công nhân vừa đảm bảo thực hiện các tiêu chuẩn ISO mà thị trường Mỹ đòi hỏi rất khắt khe. Từ đó các thông tin đó Công ty sẽ tìm các nguồn cung ứng ổn định và lâu dài.Tới đây ,khi Việt Nam gia nhập WTO doanh nghiệp sẽ có được cơ hội rất tốt là nhập khẩu được nguồn nguyên vật liệu rẻ do thuế nhập khẩu sản phẩm giảm đi nhưng điều quan trọng là công ty phải tìm được nhà công cung cấp có lợi nhất cho mình.
Tuy nhiên nhìn chung đến cuối năm 2006 khi Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới thì mặt hàng dệt may của nước ta cũng sẽ không phải chịu sự phân bổ hạn ngạch như hiện nay khi xuất khẩu vào các thị trường nước ngoài. Thực tế trên thế giới cho thấy, những quốc gia nào không có mối quan hệ chính trị hữu hảo với Mỹ thì quan hệ thương mại sẽ rất khó được thiết lập hoặc nếu có thì cũng không được hưởng những ưu đãi do chính sách thương mại Mỹ mang lại. Nói như vậy không có nghĩa là nước ta phải đi theo đường lối chính trị hay trở thành đồng minh của Mỹ mà là mối quan hệ ngang hàng với vị thế là các quốc gia độc lập tuân thủ những quy ước của Liên hiệp quốc trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền lãnh thổ của nhau.
Khi tham gia được vào hệ thống thương mại quốc tế rộng lớn, chúng ta có cơ hội tăng trưởng nhanh bằng việc phát huy “nội lực” về : lao động, tài nguyên thiên nhiên, cũng như lợi dụng được thành tựu khoa học công nghệ, vốn của các nước phát triển để nâng cao hiệu quả kinh tế, rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực và thế giới. Việc gia nhập WTO sẽ đẩy mạnh nhanh hơn nữa quá trình chuyển đổi của nền kinh tế trong nước và tạo dựng được một môi trường kinh doanh lành mạnh giúp cho các doanh nghiệp trong nước thích nghi nhanh hơn với môi trường cạnh tranh quốc tế, nhờ đó mà họ mới vươn lên mạnh mẽ để cạnh tranh có hiệu quả và phát triển.