Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trong bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại

MỤC LỤC

Thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng thương mại

Phương pháp cạnh tranh của doanh nghiệp là gì (cạnh tranh theo chất lượng sản phẩm, mẫu mã hay giá cả của sản phẩm)?.v.v…Tất cả các tiêu chí này giúp cán bộ tín dụng Ngân hàng nhận xét được liệu trong tương lai doanh nghiệp có thể phát triển lành mạnh được khụng hay sẽ đi vào ngừ cụt nếu vị thế của doanh nghiệp quỏ thấp trờn thị trường hay mức độ cạnh tranh trên thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động quá cao. Chữ tín ở đây không bó hẹp trong quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp với Ngân hàng mà còn được quan tâm tới trong quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp, với người tiêu thụ, với khách hàng, với các cơ quan quản lý… Đặc biệt, khi xét đến việc cấp bảo lãnh nói riêng, Ngân hàng rất lưu tâm đến uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng, thể hiện ở các chỉ tiêu: nợ quá hạn trong quá khứ, số lần gia hạn nợ, số lần chậm trả lãi vay, số lần mất khả năng thanh toán với các chủ nợ khác…Thật vậy, nếu tình hình trả nợ của doanh nghiệp trong quá khứ không khả quan thì có hai trường hợp xảy ra hoặc tình hình tài chính của doanh nghiệp có khó khăn, hoặc doanh nghiệp không có ý thức tốt trong việc thanh toán nợ.

Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cấp bảo lãnh của Ngân hàng thương mại

Thật vậy, với mục đích xác định khả năng và ý muốn của khách hàng trong việc hoàn trả khoản tiền mà ngân hàng cam kết tài trợ, phù hợp với các điều khoản trong hợp đồng, ngân hàng phải xác định mức độ rủi ro có thể chấp nhận trong mỗi trường hợp và mức tín dụng có thể tài trợ với mức rủi ro có thể có đó thông qua phân tích tài chính khách hàng. Phân tích tài chính khách hàng thực chất là phân tích các báo cáo tài chính mà khách hàng cung cấp, các cán bộ tín dụng trong ngân hàng ước lượng nhu cầu tài chính của khách hàng xin tài trợ, đánh giá khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính với ngân hàng của khách, ước lượng thiệt hại có thể có, nếu khách hàng không thực hiện đúng với hợp đồng bảo lãnh và quyết định các điều khoản tài trợ nếu cấp bảo lãnh.

Giới thiệu chung về VPBank

Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng hàng đầu khu vực phía Bắc, Ngân hàng trong Top 5 của cả nước, một ngân hàng có tầm cỡ của khu vực Đông Nam Á về chất lượng, hiệu quả, độ tin cậy, trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn. Trong năm 2004, NHNN đã có văn bản chấp thuận cho VPBank được mở thêm 3 Chi nhánh mới đó là Chi nhánh Hà Nội trên cơ sở tách bộ phận trực tiếp kinh doanh trên địa bàn Hà Nội ra khỏi Hội sở; Chi nhánh Huế; Chi nhánh Sài Gòn. Trong năm 2005, VPBank tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho mở thêm một số Chi nhánh nữa đó là Chi nhánh Cần Thơ; Chi nhánh Quảng Ninh; Chi nhánh Vĩnh Phúc; Chi nhánh Thanh Xuân; Chi nhánh Thăng Long; Chi nhánh Tân Phú; Chi nhánh Cầu Giấy; Chi nhánh Bắc Giang.

Tính đến tháng 8 năm 2006, Hệ thống VPBank có tổng cộng 37 điểm giao dịch gồm có: Hội sở chính tại Hà Nội, 21 Chi nhánh và 16 phòng giao dịch tại các Tỉnh, Thành phố lớn của đất nước là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc; Bắc Giang và 2 Công ty trực thuộc. Nhằm duy trì mức tăng trưởng khả quan như các năm trước, các bộ phận nghiệp vụ của VPBank đã tích cực chủ động tiếp thị, khai thác thêm các đối tượng khách hàng mới, triển khai các nghiệp vụ cho vay đối với các hộ kinh doanh ở các chợ lớn, phát triển nghiệp vụ cho vay cầm cố cổ phiếu của các Ngân hàng thương mại…Về chất lượng tín dụng trong năm vẫn được duy trì ở mức an toàn, tỷ lệ nợ xấu giảm từ 0,75% xuống còn 0,42% dư nợ.

Bảng 1-Hoạt động tớn dụng của VPBank năm 2004
Bảng 1-Hoạt động tớn dụng của VPBank năm 2004

Thực trạng công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cấp bảo lãnh tại VPBank

Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng tiến hành đánh giá về quan hệ của khách hàng với VPBank và các tổ chức tín dụng khác như: đánh giá về giao dịch tài chính trong quá khứ, đánh giá về cấp tín dụng trong quá khứ. Nhằm giúp các cán bộ tín dụng có cơ sở vững chắc để đánh giá tình hình tài chính và phi tài chính của một doanh nghiệp, VPBank có đưa ra các bảng xếp hàng tín dụng mà trong đó các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính đều được lượng hóa và chấm điểm cụ thể chi tiết. - Đánh giá rủi ro của Ngân hàng: cán bộ tín dụng sau khi xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, chấm điểm rủi ro (dựa vào các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp và bảng điểm mẫu của ngân hàng) sẽ ghi kết quả vào biểu mẫu.

- Đề xuất ý kiến giải quyết: Vì đối tượng khách hàng chính của VPBank là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhỏ và vừa với số vốn nhỏ nên trước khi cấp tín dụng nói chung và cấp bảo lãnh nói riêng, khách hàng phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn về tài sản bảo đảm. Nếu Ban tín dụng thông qua và duyệt cấp bảo lãnh cho khách hàng doanh nghiệp, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thảo Hợp đồng phát hành bảo lãnh và Thư bảo lãnh gửi tới khách hàng, yêu cầu khách hàng ký nhận và cam kết thực hiện đúng với các điều khoản trong hợp đồng.

Bảng 6-Phiếu xếp hạng tớn dụng khỏch hàng doanh nghiệp
Bảng 6-Phiếu xếp hạng tớn dụng khỏch hàng doanh nghiệp

Khả năng sinh lời

    Sự phát triển của ngành Ngân hàng trong vài năm trở lại đây và trong tương lai rất khả quan, số lượng khách hàng VPBank phục vụ không ngừng tăng trong khi đó cán bộ tín dụng có trình độ và kinh nghiệm không đủ đáp ứng sẽ tạo áp lực lớn cho các cán bộ hiện thời, kết quả là ảnh hưởng đến công tác thẩm định tài chính khách hàng. Hơn nữa, các công ty ngoài quốc doanh không hay sử dụng dịch vụ Ngân hàng để huy động vốn mà chủ yếu vay từ người thân người quen vì vậy tiểu sử tín dụng của khách hàng là khó xác định, cán bộ tín dụng khó đánh giá các yếu tố như: khách hàng có dư nợ thường xuyên không, có trả lãi đúng hạn không, có trả gốc không…. Trong điều kiện nền kinh tế duy trì tốc độ phát triển cao với mức tăng trưởng GDP là khoảng 8,0% và tốc độ tăng trưởng của thành phố Hà Nội là 12,4%, hàng loạt các dự án được triển khai thực hiện và nhiều chính sách khuyến khích kinh tế phát triển tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng nói chung và phát hành bảo lãnh nói riêng có điều kiện phát triển.

    - Thông tin về tình hình kinh tế xã hội: VPBank nói chung và VPBank Thăng Long luôn cập nhật về tình hình kinh tế thị trường, các chính sách Nhà nước, tình hình tăng trưởng kinh tế trong nước, các biến động tỷ giá, lạm phát…Các thông tin này được thu thập thông qua các buổi hội thảo trao đổi thông tin, phân tích những biến động hiện tại và xu hướng phát triển trong tương lai với sự tham gia ý kiến của các chuyên gia kinh tế. Ở giai đoạn trước khi cho vay cần làm rừ những vấn đề như cú mục đích cá nhân của nhân viên tín dụng không, hồ sơ đề nghị bảo lãnh do khách hàng độc lập thực hiện không, nhân viên tín dụng có quan hệ thân thích với khách hàng không..Ở giai đoạn trong thời hạn bảo lãnh nhân viên A/O có theo sát doanh nghiệp không, có hiểu tình hình thực hiện cam kết giữa khách hàng và đối tác của họ không…Cả hai giai đoạn này cần có sự kiểm tra không. Trong hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng nên lưu ý trong việc sử dụng Internets bởi đây là một kênh thông tin phong phú mà cán bộ tín dụng có thể khai thác song, như một con dao hai lưỡi, cũng chính vì Internets mà các hacker có cơ hội tiếp cận thông tin khách hàng hoặc gây tổn hại về hệ thống tin học trong Ngân hàng.

    Phía doanh nghiệp nên hợp tác thiện chí với ngân hàng, cung cấp thông tin đầy đủ xác thực để các cán bộ ngân hàng có thể tìm ra hướng đi đúng đắn nhất, phù hợp nhất nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong công việc kinh doanh vốn tiềm ẩn nhiều thử thách của mình.

    Bảng 14a- Vay ngắn hạn
    Bảng 14a- Vay ngắn hạn