MỤC LỤC
Thu nhập của các hộ ở nông thôn trong các vùng khác nhau ở đồng bằng phụ thuộc không chỉ vào các điều kiện của nông hộ mà cả yếu tố vùng, các điều kiện, thể chế và chính sách cụ thể về đất đai, thị trường, tình hình kinh tế xã hội ở mỗi nơi. Những chính sách cải cách kinh tế nông nghiệp và nông thôn (chính sách đất đai, thuế và thuỷ lợi phí, tổ chức sản xuất và khuyến nông..) đã hỗ trợ tốt cho sự phát triển của các hệ thống sản xuất ở giai đoạn đầu, khi các hệ thống sản xuất mới chỉ dừng ở mức độ tự cung tự cấp, nhưng chưa hoàn toàn thích hợp khi các hệ thống sản xuất thay đổi các mục tiêu hướng ra thị trường.
Bên cạnh những hạn chế về ruộng đất và một số nguồn lợi khác, rủi ro được xem yếu tố hạn chế cơ bản đến sức sản xuất, khả năng phát triển và hiệu quả kinh tế của các hệ thống sản xuất nông nghiệp hiện nay. Xu thế biến động của thu nhập của các hộ trong nông thôn, yếu tố quyết định đến sự thay đổi của thu nhập và vai trò của các hệ thống hoạt động đối với sự biến đổi này trong tương lai?.
- Hệ thống canh tác (hệ thống nông trại, hệ thống nông nghiệp) là sự bố trí một cách thống nhất và ổn định các ngành nghề trong nông trại được quản lý bởi hộ gia đình trong một môi trường tự nhiên, sinh học, kinh tế, xã hội phù hợp với mục tiêu, sự mong muốn và nguồn lực của hộ (Shanor Philip và Sôhmohi, 1981). - Các phạm vi của chính sách: các ưu tiên phát triển, nông nghiệp (khuyến khích xuất khẩu, thay thế nhập khẩu, tiếp cận thị trường, khuyến khích các thành phần kinh tế), chính sách công nghiệp, cơ sở hạ tầng, dịch vụ, dịch vụ, giáo dục, chăm lo sức khoẻ, việc làm, các vấn đề quốc gia và khu vực..;.
Tiến bộ khoa học - kỹ thuật mà trước hết là những thành tựu khoa học về sinh vật (như giống cây trồng, gia súc, các thành tựu về công nghệ gieo trồng, chăm sóc) có chất lượng cao, sản phẩm sản xuất ra được thị trường chấp nhận sẽ kích thích chuyển đổi hệ thống canh tác nhanh hơn. Khái niệm hộ nông dân gần đây được định nghĩa như sau: "Nông dân là các nông hộ thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với một trình độ hoàn chỉnh không cao" (Ellis - 1988).
Vậy, chúng ta có thể tính sản phẩm chăn nuôi như sau: Giá trị sản phẩm chăn nuôi được gia đình tiêu dùng trong chu kỳ + phần bán của các sản phẩm từ chăn nuôi như (sữa, trứng…) + Giá trị của số gia súc (bán – mua) + (giá trị của đàn gia súc vào cuối chu kỳ sản xuất – giá trị của đan gia súc đầu chu kỳ). (Người ta gọi là năng suất được Bảng hiện của lao động và ta chỉ chia giá trị gia tăng theo một yếu tố duy nhất là lao động mà không tính toán tới vốn. Ta cũng có thể tính theo cùng cách đối với vốn: năng suất Bảng thị của vốn bởi quan hệ Giá trị gia tăng thuần / Vốn của hộ).
Tuy nhiên, cũng có trường hợp hệ thống canh tác mới phát triển các loại cây trồng, con vật nuôi phù hợp với điều kiện của vùng, đúng hướng khai thác lợi thế so sánh, hơn nữa sản phẩm đang có nhu cầu trên thị trường, nhưng do mất mùa, dịch bệnh và các nguyên nhân hách quan khác dẫn đến kết quả của chuyển dịch lại ảnh hưởng tiêu cực tới thu nhập của hộ nông dân. - Đối với giá cả vật tư, phân bón đầu vào: Nhiều nhà nghiên cứu có chung ý kiến rằng, nếu giá vật tư, phân bón đầu vào biến động sẽ làm tăng chi phí sản xuất và có thể dẫn đến việc nông dân (1) hoặc sẽ hạn chế đầu tư thâm canh, (2) hoặc sẽ chuyển đổi hệ thống sản xuất, lựa chọn những cây trồng vật nuôi dễ tính, ít phải đầu tư hơn nhằm giảm sức ép về vốn.
Ngoài diện tích đất trồng lúa lớn (125.580 ha) như các vùng khác ở vùng này diện tích nuôi trồng thuỷ sản ngày càng tăng là điều kiện thuận lợi cho phát triển thuỷ sản đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với trồng lúa. Sau khi tiến hành lựa chọn các điểm nghiên cứu đại diện đặc trưng nhất cho từng vùng sinh thái của ĐBSH, việc chọn hộ điều tra được chúng tôi thực hiện một cách ngẫu nhiên tại 8 xã với tổng số 418 hộ, bình quân mỗi xã 50 - 56 hộ. - Ngoài ra, tại mỗi xã, chúng tôi còn thực hiện 2 hội nghị gồm các hộ nông dân đã điều tra phỏng vấn trực tiếp từ trước để thăm dò và trao đổi các ý kiến đánh giá của họ về các điều kiện cũng như các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến thu nhập của chính gia đình họ.
Khi mà đất nông nghiệp của họ ngày càng bị mất đi cho việc mở rộng đô thị và phát triển các khu công nghiệp thì các hộ ở đây càng có xu hướng chuyển sang kinh doanh phi nông nghiệp cũng như tham gia các hoạt động có thu nhập khác và coi đó là nguồn thu nhập chính của mình (78%). - Tại các vùng khác, thu từ các hoạt động kinh tế phụ phi nông nghiệp chủ yếu nhằm mục đích tích cóp các khoản thu phụ bằng tiền mặt để trang trải cho các chi phí quan trọng như đóng thuế cho Nhà nước, đóng góp cho địa phương hay chi trả các khoản dịch vụ sản xuất và các chi phí cho việc quan hệ gia đình, họ hàng và thôn xóm như ma chay, hiếu hỉ,. Khi xem xét về cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ kiêm phân theo mức thu nhập chúng ta thấy một nét chung nỏi bật ở tất cả 4 vùng là: mức thu nhập của các nhóm hộ có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với tỷ trọng thu nhập trồng trọt tức là các nhóm càng có thu nhập thì tỷ trọng thu nhập ngành trồng trọt trong cơ cấu thu nhập của hộ càng thấp dần.
Xu hướng chính hiện nay của các hộ nông dân ở ĐBSH là phát triển hệ thống canh tác theo hướng đa dạng hoá các hoạt động phi nông nghiệp để tăng thu nhập từ việc kinh doanh thương mại, hoạt động tiểu thủ công nghiệp, làm công ăn lương cho các doanh nghiệp, nhà máy,. Vùng đa dạng hoá và vùng duyên hải ven biển: Phối hợp đa ngành nhiều hoạt động phi nông nghiệp để tăng thu nhập phù hợp với từng địa phương, chẳng hạn dịch vụ thức ăn, con giống phục vụ nuôi trồng thuỷ sản ở vùng ven biển. Điểm hạn chế khi sử dụng mô hình này là: Do số liệu điều tra của chúng tôi chỉ có được tại 1 thời điểm cố định là năm 2004, do đó mô hình mô phỏng chỉ có thể được tính cho một thời điểm nhất định mà không có sự biến động theo chuỗi thời gian để so sánh các kết quả khác nhau.
Với mức kiểm định T = 0 của cả 2 yếu tố đất đai và lao động chung cho ở ĐBSH còn cho thấy sự ảnh hưởng mạnh đến thu nhập của hộ nông dân (Hệ số co dãn giữa thu nhập với các yếu tố thật sự có ý nghĩa khi mức kiểm định T < 0,025 và càng gần 0, mức độ ảnh hưởng càng lớn). - Đối với vùng đa dạng hoá nông nghiệp và thuỷ sản ven biển: Với hệ số co dãn lớn của cả 2 yếu tố là đất và vốn cho thấy để cải thiện thu nhập nông nghiệp cho các hộ nông dân ở đây nên tiếp tục đẩy mạnh việc thâm canh cây trồng và mở rộng diện tích đất canh tác nếu có thể (cải tạo đất hoang hoá, chuyển đổi đất,….). Ngoại trừ ở vùng ven đô thì khó có thể áp dụng được bởi đây là vùng chịu ảnh hưởng của đô thị hoá, giá đất tăng lên rất cao trong khi quy mô đất nông nghiệp bình quân/khẩu lại rất thấp khiến hộ nông dân khó có cơ hội có để tăng diện tích canh tác của mình lên được.
Ngược lại điểm yếu lại tăng lên từ hộ giàu đến hộ nghèo: Đối với các hộ giàu, vấn đề vốn và thông tin thị trường là điểm yếu của họ thì ở những hộ nghèo, trung bình ngoài vấn đề vốn họ còn có nhiều hạn chế khác như diện tích đất thấp, kiến thức người lao động hạn chế, nợ nần rủi do, khả năng đầu tư thâm canh thấp. Với các nhóm hộ có thu nhập thấp hơn thì lợi thế của hộ cũng không khác nhiều so với các nhóm hộ khác như họ cũng có lao động, đất đai…trong khi các khó khăn lại nhiều hơn trong đó nổi bật lên là vấn đề vốn, thiếu các kỹ năng về quản lý, những thông tin về khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất. Ngoài các điểm là lợi thế chung cho cả vùng như nằm tiếp giáp với một thành phố lớn có nhu cầu tiêu dùng cao và đa dạng, hệ thống giao thông thuỷ lợi hoàn thiện..thì một vấn đề được đặt ra đó là việc thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp đã khiến cho quỹ đất sản xuất của tất cả các hộ giảm.