Các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề tại Trường Cao đẳng kỹ thuật Cao Thắng

MỤC LỤC

Pha ̣m vi nghiên cứu

Trong Trường giáo viên dạy nghề có nhiều giáo viên: giáo viên dạy lý thuyết cơ bản, giáo viên dạy giáo dục thể chất, giáo viên dạy lý thuyết cơ sở, giáo viên dạy lý thuyết chuyên môn, giáo viên dạy thực hành, giáo viên vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành nghề. Theo Luật dạy nghề, trừ hai giáo viên đầu tiên thì các giáo viên còn lại được gọi là giáo viên dạy nghề và trong luận văn này tác giả chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu ở quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề.

Đóng góp của luận văn

Đề xuất một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề ở Trường cao đẳng kỹ thuật Cao Thắng - Thành phố Hồ Chí Minh. Đề xuất một số kiến nghị cần thiết đối với các cơ quan, ban ngành có liên quan trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề nói chung và giáo viên dạy nghề Trường cao đẳng kỹ thuật Cao Thắng - Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

Cấu trúc luận văn

Hệ thống cơ sở lý luận về công tác quản lý trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên dạy nghề nói riêng. Hệ thống cơ sở lý luận về việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và đặc biệt là giáo viên dạy nghề ở các Trường cao đẳng kỹ thuật.

Cơ sở lý luận của quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề ở Trường cao đẳng kỹ thuật

Đề xuất một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề Trường cao đẳng kỹ thuật Cao Thắng - Thành phố Hồ Chí Minh

Một số khái niệm cơ bản 1. Quản lý

Quản lý hệ thống giáo dục có thể xác định là tác động của hệ thống có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý trẻ em. Nhiều nhà khoa học giải thích quản lý nhà trường (quản lý trường học) là quản lý giáo dục ở cấp vi mô, tức là thực hiện toàn bộ những nhiệm vụ quản lý giáo dục tại cơ sở giáo dục, trong phạm vi cơ sở giáo dục (Trần Kiểm, Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Văn Lê, Bùi Văn Quân..) Trần Kiểm cho rằng đó là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật ) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường [26].

Chất lượng đội ngũ GVDN

- Phải có mục tiêu, kế hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ GVDN cho phù hợp để đáp ứng nhiệm vụ trước mắt cũng như chiến lược phát triển lâu dài, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ngành, của xã hội trên cơ sở pháp luật. Chất lượng GVDN (Phẩm chất chính trị - tư tưởng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm…). Số lượng đội ngũ giáo viên. Cơ cấu đội ngũ giáo viên. Như vậy, đội ngũ GV được đánh giá là đảm bảo chất lượng khi đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, mạnh về chất lượng và phát huy ba yếu tố trên tạo nên chất lượng của tập hợp đội ngũ GV. a) Nếu nhìn từ góc độ cá nhân (trong đội ngũ) thì chất lượng thể hiện - Phẩm chất chính trị - tư tưởng. - Trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. - Khoẻ mạnh cả về tinh thần lẫn thể chất. * Về trình độ chuyên môn, dấu hiệu thể hiện chất lượng : + Trình độ đào tạo, bằng cấp đào tạo. + Năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao. + Vai trò chuyên môn của cá nhân trong đội ngũ GV. + Mức độ cống hiến của cá nhân đó với tập thể, tổ chức. + Công trình, sản phẩm nghiên cứu khoa học và cải tiến kỹ thuật. * Về trình độ nghiệp vụ sư phạm, dấu hiệu thể hiện chất lượng:. + Năng lực giảng dạy các môn chuyên ngành của mình. + Năng lực giáo dục. + Kỹ năng xử lý các tình huống. + Năng lực hoạt động xã hội. + Năng lực tự học. + Sử dụng các phương tiện dạy học phù hợp với nội dung, phương pháp, hình thức dạy học. * Về phẩm chất chính trị - tư tưởng, chất lượng thể hiện:. + Có lý tưởng XHCN, có tình cảm với nghề sư phạm. + Có ý chí vươn lên trong nghề nghiệp và cuộc sống. + Có sự say mê nghiên cứu học tập để cải tiến nghề dạy. + Yêu quý, chăm lo đến học sinh, sinh viên bằng cả tâm hồn. Có tác phong đúng đắn, lối sống trong sạch, giản dị, hòa đồng. b) Nếu nhìn từ góc độ tập thể đội ngũ giáo viên, chất lượng thể hiện:. + Đồng bộ về cơ cấu tổ chức. + Đoàn kết quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ + Được bồi dưỡng thường xuyên. + Đạt hiệu quả trong công tác. Nếu nghiên cứu chất lượng và biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ GV với quan điểm từ từng cá nhân thì chất lượng thể hiện ở hiệu quả đào tạo mà kết quả học tập của học sinh, sinh viên, khả năng chuyên môn nghiệp vụ của người GV tương lai là tiêu chí để đánh giá chất lượng giáo dục của đội ngũ GV nhà trường. Nếu xem xét biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV là một tập thể thì chất lượng đó được thể hiện ở số lượng, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường hay chưa? Để từ đó đề ra chiến lược đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này. Chuẩn Giáo viên – Giảng viên dạy nghề. Ngày 29/9/2010 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành thông tư quy định chuẩn giáo viên – giảng viên dạy nghề trong các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề và các cơ sở có tham gia hoạt động dạy nghề [4]:. CHUẨN GIÁO VIÊN, GIẢNG VIÊN DẠY NGHỀ Tiêu chí 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống 1. Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị. a) Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. b) Thường xuyên học tập nâng cao nhận thức chính trị. c) Có ý thức tổ chức kỷ luật; có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung; đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp. d) Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội. Tiêu chuẩn 2: Đạo đức nghề nghiệp. a) Yêu nghề, tâm huyết với nghề; có ý thức giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín, lương tâm nhà giáo; đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp, có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu dạy nghề; thương yêu, tôn trọng người học, giúp người học khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người học;. b) Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, cơ sở, Ngành. c) Công bằng trong giảng dạy, giáo dục, khách quan trong đánh giá năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, chống bệnh thành tích. d) Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc. Tiêu chuẩn 3: Lối sống, tác phong. a) Sống có lý tưởng, có mục đích, ý chí vươn lên, có tinh thần phấn đấu liên tục với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo; thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. b) Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và thích ứng với sự tiến bộ của xã hội; có thái độ ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, tiến bộ và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ. c) Tác phong làm việc khoa học; trang phục khi thực hiện nhiệm vụ giản dị, gọn gàng, lịch sự, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của người học; có thái độ văn minh, lịch sự, đúng mực trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với đồng nghiệp, với người học, với phụ huynh người học và nhân dân; giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo. d) Xây dựng gia đình văn hoá; biết quan tâm đến những người xung quanh;. thực hiện nếp sống văn hoá nơi công cộng. Tiêu chuẩn 1: Kiến thức chuyên môn. a) Đối với giáo viên dạy sơ cấp nghề. - Có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp trở lên; có trình độ A về tin học trở lên. - Nắm vững kiến thức của môn học, mô-đun được phân công giảng dạy. - Có kiến thức về môn học, mô-đun liên quan. - Có hiểu biết về thực tiễn sản xuất của nghề. b) Đối với giáo viên dạy trung cấp nghề. - Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc đại học sư phạm kỹ thuật trở lên, chuyên ngành phù hợp với nghề giảng dạy; có trình độ B về một ngoại ngữ thông dụng và có trình độ A về tin học trở lên. - Nắm vững kiến thức nghề được phân công giảng dạy. - Có kiến thức về nghề liên quan. - Hiểu biết về thực tiễn sản xuất và những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới của nghề. c) Đối với giáo viên, giảng viên dạy cao đẳng nghề. - Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc đại học sư phạm kỹ thuật trở lên, chuyên ngành phù hợp với nghề giảng dạy; có trình độ B về một ngoại ngữ thông dụng và có trình độ B về tin học trở lên. - Nắm vững kiến thức nghề được phân công giảng dạy. - Có kiến thức về nghề liên quan. - Hiểu biết về thực tiễn sản xuất và những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới của nghề. Tiêu chuẩn 2: Kỹ năng nghề. a) Đối với giáo viên dạy sơ cấp nghề. - Có kỹ năng nghề tương đương trình độ trung cấp nghề hoặc bậc 3/7, bậc 2/6 hoặc là nghệ nhân cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương trở lên. - Thực hiện thành thạo các kỹ năng nghề quy định trong chương trình môn học, mô-đun được phân công giảng dạy. - Biết tổ chức lao động sản xuất, dịch vụ nghề được phân công giảng dạy. - Nắm vững kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của nghề. b) Đối với giáo viên dạy trung cấp nghề. - Có kỹ năng nghề tương đương trình độ cao đẳng nghề hoặc bậc 4/7, bậc 3/6 trở lên hoặc là nghệ nhân cấp quốc gia. - Thực hiện thành thạo các kỹ năng của nghề được phân công giảng dạy. - Tổ chức thành thạo lao động sản xuất, dịch vụ nghề được phân công giảng dạy. - Nắm vững kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của nghề. c) Đối với giáo viên, giảng viên dạy cao đẳng nghề.

Vai trò của việc xây dựng đội ngũ GVDN trong trường cao đẳng kỹ thuật Vai trò của việc xây dựng đội ngũ GVDN Trường cao đẳng kỹ thuật là nhằm

- Tổ chức các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế. - Thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm trong các trường cao đẳng.

Nội dung quản lý nâng cao chất lươ ̣ng đô ̣i ngũ GVDN tại Trường Cao đẳng kỹ thuật

Nhà trường cần khuyến khích, phát động, tạo điều kiện cho các phong trào thi đua về tăng cường đổi mới phương pháp dạy học hiệu quả trong đội ngũ GVDN, để GVDN nhận thức được ý nghĩa của việc đổi mới phương pháp dạy học, kết hợp với các phương pháp dạy học trong giảng dạy để tạo ra một thế hệ học trò năng động, linh hoạt, không còn thụ động trước tri thức như phương pháp đọc chép, chiếu chép…Đổi mới phương pháp dạy học để có những giờ dạy hiệu quả, sinh động góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để phát triển đội ngũ GVDN Phát triển đội ngũ GVDN đáp ứng đủ nhu cầu và cơ cấu về ngành nghề, nhất là ngành nghề mới, bằng nhiều nguồn: Đào tạo theo chuẩn từ các Trường Sư phạm kỹ thuật, đào tạo sư phạm cho những người đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề để làm GVDN, tăng cường đội ngũ GVDN thỉnh giảng từ các cơ sở GD, ĐT khác, từ sản xuất, từ các cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ.

Thực trạng đội ngũ CBQL và GV Trường CĐKT Cao Thắng Thành phố Hồ Chí Minh

Internet kết nối toàn trường, đường truyền băng thông rộng 01 đường cáp quang 34Mpbs, 02 đường cáp đồng 8Mpbs. CBQL: được kể từ Phó trưởng Bộ môn trở lên, hiện nay toàn thể CBQL của trường đều đang tham gia giảng dạy.

Bảng 2.4: Số lượng, tuổi đời, học vị, giới tính của đội ngũ GV Trường CĐKT Cao Thắng - Thành phố Hồ Chí Minh.
Bảng 2.4: Số lượng, tuổi đời, học vị, giới tính của đội ngũ GV Trường CĐKT Cao Thắng - Thành phố Hồ Chí Minh.

Chất lượng đội ngũ GVDN Trường CĐKT Cao Thắng 1. Phẩm chất chính trị tư tưởng

Điều này có nguyên nhân ở đội ngũ GVDN trẻ, mới công tác, lương thấp, điều kiện sống còn khó khăn về nhiều mặt nên chưa ổn định về tư tưởng, sự say mê nghề nghiệp của đội ngũ GVDN hiện nay của trường nhìn chung còn hạn chế, đây cũng là tình trạng chung của nghề dạy học khi bước đầu chuyển sang cơ chế thị trường, thu nhập của GV nhà trường chưa cao, điều kiện sống ở thành phố còn nhiều khó khăn, vẫn phải thuê nhà khá xa nơi công tác để ở nên ít nhiều ảnh hưởng đến sự yên tâm nghề nghiệp, chưa toàn tâm, toàn ý với công việc. Xét trong thực tế, mặc dù còn nhiều khó khăn, hạn chế trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhưng đội ngũ GVDN nhà trường luôn nỗ lực và nhiệt tình trong các hoạt động dạy học, qua những đợt hướng dẫn thực tập nghề nghiệp, các GV đã giúp cho học sinh, sinh viên không những có được tri thức mà còn được rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo , tác phong khi đứng máy để sau này các em ra trường có thể đứng vững với kiến thức và tay nghề của mình.

Bảng 2.8. Thực trạng về năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ GVDN Trường CĐKT Cao Thắng – Thành phố Hồ Chí Minh.
Bảng 2.8. Thực trạng về năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ GVDN Trường CĐKT Cao Thắng – Thành phố Hồ Chí Minh.

Thực trạng công tác quản lý đội ngũ GVDN Trường CĐKT Cao Thắng – Thành phố Hồ Chí Minh

Nhà trường chưa kết hợp quy trình dự báo từ trên xuống thông qua các văn bản, chỉ thị của cấp trên với việc dự báo từ dưới lên thông qua phân tích tình hình thực tế ( thực trạng đội ngũ GVDN về số lượng và cơ cấu, về dự báo quy mô đào tạo dựa trên chiến lược phát triển, số Cán bộ, GV, viên chức về hưu trong tương lai…), dự báo nhu cầu tuyển dụng và đào tạo trong các năm sắp tới chưa được rà soát kỹ từ các Phòng, Khoa, các đơn vị. Mặc dù các danh hiệu GV giỏi, chiến sĩ thi đua ngoài phần thưởng là vật chất nó là tiêu chí ưu tiên cao cho việc xét nâng lương, nâng ngạch nhưng cũng không thể đẩy mạnh phong trào thi đua giảng dạy trong đội ngũ GVDN, có GV không nhiệt tình tham gia hội giảng, điều này là một phần do GV có tư tưởng sợ bị đánh giá, ngại bị phê bình, kết quả một số người như lãnh đạo cáo Khoa, Phòng là những người thường xuyên đạt các danh hiệu thi đua.

Bảng 2.11: Thực trạng sử dụng GVDN trường CĐKT Cao Thắng – Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.11: Thực trạng sử dụng GVDN trường CĐKT Cao Thắng – Thành phố Hồ Chí Minh

Nhận xét chung

Khoảng 70% phòng học có trang bị máy chiếu và kết nối internet, 5 phòng internet, thư viện được xây mới và bổ sung đa dạng sách tham khảo, tài liệu học tập, giảng dạy, … tuy nhiên do số lớp tăng nên việc thiếu phòng học, giảng đường vẫn xảy ra, công tác phục vụ cho việc sửa chữa máy móc, thiết bị hỗ trợ dạy học chưa kịp thời, … làm ảnh hưởng đến công tác đào tạo của nhà trường. Mặc dù, nhà trường có nhiều cố gắng tạo điều kiện cho GVDN được hưởng các chế độ chính sách: như cấp phòng ở khu tập thể cho đội ngũ GVDN trẻ, thu nhập thấp; hỗ trợ hiếu-hỷ, hỗ trở GV đi đào tạo, bồi dưỡng, … nhưng việc huy động các nguồn lực về tài chính của nhà trường còn gặp nhiều khó khăn, nhà trường chưa có nhiều nguồn thu nên việc thực hiện các chế độ đãi ngộ còn bị hạn chế.

Bảng 2.17: Những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý đội ngũ GVDN Trường CĐKT Cao Thắng – Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.17: Những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý đội ngũ GVDN Trường CĐKT Cao Thắng – Thành phố Hồ Chí Minh

Các nguyên tắc xây dựng giải pháp

Nguyên tắc này đòi hỏi những giải pháp được đề xuất phải hướng vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ GVDN ở Trường CĐKT Cao Thắng – Thành phố Hồ Chí Minh, gắn chất lượng đội ngũ GVDN với đổi mới giáo dục, thực hiện chiến lược phát triển giáo dục 2010 - 2015. Nguyên tắc này đòi hỏi những giải pháp được đề xuất phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương, của trường và yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng trong giai đoạn hiện nay.

Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ GVDN ở Trường CĐKT Cao Thắng – Thành phố Hồ Chí Minh

Việc lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng và quản lý đội ngũ GVDN phải dựa trên quy mô đào tạo được Bộ giao hằng năm, dựa trên cơ sở thực trạng đội ngũ GVDN của nhà trường và trên cơ sở mục tiêu của nhà trường đặt ra, để đáp ứng yêu cầu của địa phương về ngành nghề đang thiếu, đáp ứng nguồn nhân lực của các ngành khác trong khu vực, lãnh đạo nhà trường cần xây dựng quy hoạch đội ngũ GVDN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nhà trường. - Tổ chức tốt các hoạt động Công đoàn, thường xuyên chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ, GV, quan tâm đến đời sống riêng tư của các thành viên trong trường, làm cho mọi người biết chia sẻ với nhau những khi vui buồn, thông qua các hoạt động thăm hỏi khi gia đình GV bị ốm đau, hiếu hỷ, hoạn nạn..xây dựng tập thể GV đoàn kết nhân ái, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau chia sẻ những khó khăn, thuận lợi trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

Thăm dò về tính cần thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất

Thực trạng về đội ngũ GVDN của nhà trường, thời gian qua, công tác quản lý có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được những kết quả nhất định: lãnh đạo nhà trường đã chú trọng việc nâng cao chất lượng đội ngũ GVDN, quan tâm và mạnh dạn đưa GV đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là đào tạo sau đại học; các chính sách tuyển dụng, đãi ngộ cũng được áp dụng khá mềm dẻo, thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với GV. Mặc dù vậy, so với yêu cầu phát triển của nhà trường, so với mục tiêu đào tạo, công tác quản lý đội ngũ GV dạy nghề vẫn bộc lộ những hạn chế bất cập mà biểu hiện rừ nhất là cụng tác quy hoạch xây dựng đội ngũ GVDN còn thiếu tầm nhìn chiến lược, chưa có tính bao quát, toàn diện; sử dụng đội ngũ GVDN còn chưa hợp lý; đào tạo bồi dưỡng chưa theo quy hoạch; Quản lý hoạt động giảng dạy còn chưa thực sự sâu sát, chưa thống nhất trong quản lý giữa các đơn vị; Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học chưa phát huy hết năng lực của đội ngũ GVDN, chất lượng nghiên cứu khoa học còn chưa cao, chưa mang nhiều tính ứng dụng và chưa đáp ứng yêu cầu thực tế; Công tác kiểm tra, đánh giá chưa hiệu quả, tác động chưa nhiều đến sự phấn đấu của đội ngũ GVDN và chưa có sự phát hiện và điều chỉnh kịp thời sự sai lệch.

Bảng 3.1. Tính cần thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất
Bảng 3.1. Tính cần thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất

Kiến nghị

    - Việc sắp xếp, bố trí nhân lực ngày càng theo hướng giảm đầu mối (chức danh), tăng thêm nhiệm vụ cho các thành viên đồng thời tăng lương, tăng thu nhập và đảm bảo các quyền lợi khác cho đội ngũ GVDN theo tinh thần tự chủ tài chính của nhà trường quy định tại Nghị định 10/2002/NĐ-CP và Nghị định 43/2006/NĐ-CP về thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, bộ chức biên chế về tài chính. Cần khảo sỏt và nắm rừ nhu cầu đào tạo, đội ngũ GVDN và cỏn bộ quản lý giỏo dục trong thành phố một cỏch hệ thống; đồng thời khảo sỏt để nắm rừ nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của khu vực để từ đó xây dựng, quy hoạch đội ngũ GVDN của nhà trường đủ về số lượng, tinh thông về nghiệp vụ nhằm đáp ứng nhu cầu trước mắt và cả khi nhà trường được nâng cấp thành Trường Đại học.