MỤC LỤC
Miền núi và trung du rộng lớn, chiếm khoảng 83% diện tích toàn tỉnh, là nơi sinh sống của đồng bào các DTTS, có nhiều núi cao hiểm trở, có vùng đất đỏ bazan với sản vật, cây công nghiệp phong phú, nhiều khoáng sản giàu có và quý hiếm như sắt, mangan, than (Khe Bố, huyện Tương Dương), vàng (dọc sông Nậm Nơn và Mậm Mộ), thiếc (Quỳ Hợp), đá Rubi (Quỳ Châu và Quỳ Hợp) v.v…, có rừng đa dạng về chủng loại cây nhiệt đới, nhiều loại lâm sản có giá trị kinh tế cao. Đồng bào các DTTS ở Nghệ An đã tiếp tục phát huy tinh thần làm chủ tập thể, lao động cần cù, sáng tạo xây dựng các hợp tác xã, kết hợp nông nghiệp với lâm nghiệp, bảo vệ rừng, phát triển kinh tế, thực hiện tốt chính sách đoàn kết dân tộc của Đảng, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến lên CNXH, thực hiện tốt cuộc vận động định canh, định cư theo đúng chủ trương của Đảng và Đảng bộ địa phương.
Nghị quyết đề ra một số nhiệm vụ chủ yếu là: đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào DTTS, trọng tâm là đồng bào ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa; thực hiện có hiệu quả các chương trình phủ sóng phát thanh, truyền hình, tăng cường các hoạt động văn hóa, thông tin, tuyên truyền, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo, tăng cường cơ sở khám chữa bệnh, cán bộ y tế cho các xã, bản, thôn ấp, nâng cao chất lượng khám công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào các DTTS; củng cố và nâng cao chất lượng HTCT cơ sở ở các vùng DTTS, thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, ưu đãi, luân chuyển cán bộ; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân; đổi mới nội dung, phương thức công tác dân tộc phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Thực hiện Chương trình phát trển KT - XH các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 – 2010 của Chính phủ, Tỉnh ủy đã chỉ đạo UBND tỉnh hỗ trợ giống vật nuôi, cây trồng, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, đào tạo cán bộ ở cơ sở, cải thiện các dịch vụ, nâng cao đời sống nhân dân và trợ giúp pháp lý… Chỉ đạo việc hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn, hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư cho đồng bào DTTS, thông qua việc hỗ trợ làm nhà ở; hỗ trợ kinh phí di chuyển; hỗ trợ xây dựng các công trình hạ tầng, xây dựng công trình nước sinh hoạt… nhằm tạo điều kiện để cho hàng nghìn hộ dân ổn định cuộc sống, đủ điều kiện sản xuất, sinh hoạt chấm dứt tình trạng du canh, du cư.
Cùng với việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong các tổ chức của HTCT ở cơ sở; các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc tỉnh thường xuyờn tuyờn truyền, giỏo dục cho đồng bào DTTS hiểu rừ về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS, hướng dẫn, vận động đồng bào tham gia sản xuất phát triển kinh tế nhằm xây dựng đời sống mới; quan tâm giải quyết hợp lý nhu cầu chính đáng của đồng bào dân tộc trên cơ sở điều kiện và khả năng của tỉnh. Thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục đồng bào DTTS trong tỉnh đã có chuyển biến tích cực trong việc chấp hành và thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, lòng tin của đồng bào DTTS vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và chính quyền các cấp đã từng bước được nâng lên, qua đó tích cực thi đua lao động sản xuất, ổn định cuộc sống, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, kịp thời đấu tranh chống lại các luận điệu phản động của các thế lực thù địch nói xấu, tuyên truyền, xuyên tạc, bịa đặt về công tác dân tộc, CSDT của Đảng và Nhà nước. Trong những năm qua nhận thức rừ vị trớ quan trọng về tập trung phỏt triển KT - XH, nâng cao đời sống nhân dân các DTTS ở miền Tây của tỉnh, được sự quan tâm của Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội, các bộ, ban, ngành Trung ương, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Nghệ An đã chủ động, nỗ lực phấn đấu và đạt được những kết quả khá toàn diện; tiềm năng, lợi thế từng bước được khai thác, đời sống nhân dân được nâng lên, bộ mặt nông thôn vùng dân tộc, miền núi có nhiều khởi sắc.
Chúng ra sức lợi dụng tính nhạy cảm và phức tạp của vấn đề dân tộc để kích động, chia rẽ, gây rối và can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta; lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích động, xuyên tạc, vu cáo để lôi kéo đồng bào DTTS đi ngược lại đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân; chúng tăng cường lôi kéo đồng bào dân tộc Mông ở các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương di cư tự do, bỏ địa phương đi nơi khác lập nghiệp gây mất ổn định chính trị địa phương. Thứ hai, đường lối, chính sách KT – XH, quốc phòng, an ninh của Đảng trong quá trình đổi mới đã giành được những thắng lợi quan trọng, là ngọn cờ đoàn kết tập hợp nhân dân trong giai đoạn mới; Đảng và Nhà nước ta thực hiện nhất quán quan điểm các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam “bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển”, cùng phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; làm cho đồng bào các DTTS yên tâm phấn khởi, hăng hái tham gia các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền giáo dục, không chỉ thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: sách báo, tạp chí, đài truyền hình, phát thanh, panô, khẩu hiệu mà còn làm tốt bằng tuyên truyền miệng, tuyên truyền thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, trong các dịp lễ hội của các DTTS; đặc biệt chú trọng phát huy vai trò của những người tiêu biểu, có uy tín trong cộng đồng dân tộc, họ tộc và địa phương như các già làng, trưởng bản, trưởng tộc. Trong đó, tổ chức đảng các cấp thường xuyên được xây dựng trong sạch vững mạnh có đủ năng lực lãnh đạo cơ quan, đơn vị, địa phương để thực hiện có hiệu quả CSDT; chính quyền nhân dân thể hiện được vai trò là người đại diện cho đồng bào trong thực hiện dân chủ ở cơ sở, có năng lực hiện thực hóa các chính sách vào cuộc sống của đồng bào, các tổ chức đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc phối hợp chặt chẽ, làm tốt công tác tuyên truyền vận động và tổ chức các phong trào cách mạng ở địa phương góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH ở vùng đồng bào DTTS. Vì thế, phải đẩy mạnh giáo dục nâng cao dân trí, tạo nền tảng học vấn và trình độ nghề nghiệp tối thiểu cần thiết cho đồng bào DTTS; tiến hành phổ cập giáo dục tiểu học, trung học tại địa phương, thực hiện đa dạng hóa các hình thức giáo dục và đào tạo; tăng cường cơ sở vật chất trường lớp, kiên cố hóa các phòng học và mua sắm các trang thiết bị phục vụ dạy học, chú trọng phát triển giáo dục ở những vùng khó khăn, tạo điều kiện giúp đỡ về vật chất như cấp sách vở, giấy, bút, hỗ trợ tiền ăn, mặc để động viên con em đồng bào đến trường.
Ngược lại, những lúc, những nơi thiếu sự quan tâm xây dựng HTCT cơ sở và đội ngũ cán bộ DTTS thì ở đó chất lượng, hiệu quả thực hiện CSDT sẽ hạn chế, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, nhiều vấn đề xã hội bức xúc trong đời sống đồng bào các DTTS không được giải quyết một cách kịp thời, thấu đáo, đồng bào các DTTS giảm lòng tin vào sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng và sự quản lý của chính quyền các cấp, không yên tâm lao động, sản xuất, thậm chí tạo ra những điểm nóng, gây mất ổn định chính trị, xã hội kéo dài như tình hình di cư tự do, tái trồng cây thuốc phiện, chặt phá rừng. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân phải gắn các phong trào thi đua yêu nước với việc tích cực vận động đoàn viên, hội viên, đặc biệt là người DTTS tham gia thực hiện các chương trình phát triển KT - XH; thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào cách mạng ở địa phương như xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống mới, xây dựng nông thôn mới…thông qua đó khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí vượt khó vươn lên, đoàn kết, nỗ lực cố gắng thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, KT-XH ở địa phương.