MỤC LỤC
Nội dung thanh tra này bao gồm: thanh tra việc tổ chức thực hiện chế độ kế toán của DN xem có đúng quy định không; thanh tra việc lập, phát hành và sử dụng hóa đơn xem có đúng quy định không; thanh tra hệ thống chứng từ liên quan đến việc khai thuế, tính thuế xem có hợp lý, hợp lệ không, việc luân chuyển chứng từ có lôgic hợp lý không; thanh tra việc ghi chép, phản ánh các nội dung kinh tế có trung thực, đầy đủ trên sổ sách kế toán không…. Nội dung của phương pháp này là thực hiện việc so sánh, đối chiếu nội dung cần thanh tra với các nguồn thông tin khác nhau để đánh giá, xem xét nội dung cần thanh tra thuế, đối chiếu các chỉ tiêu báo cáo của doanh nghiệp với thực tế, so sánh cùng quy mô, cùng ngành nghề để phát hiện các mâu thuẫn, bất hợp lý trong việc kê khai thuế của DN để đi sâu vào thanh tra phát hiện sai phạm.
Theo mô hình này, cơ quan thuế được tổ chức thành các bộ phận (phòng, ban) riêng biệt để chuyên trách quản lý một sắc thuế cụ thể. Mỗi phòng, ban thực hiện tất cả các chức năng, các nghiệp vụ để quản lý thu đối với một hoặc một vài sắc thuế. Mô hình quản lý theo sắc thuế áp dụng có hiệu quả ở. cơ quan thuế Trung ương do nhiệm vụ của các cơ quan này là nghiên cứu, ban hành chính sách chế độ thu. Mô hình này thích hợp đối với những nước sử dụng các vấn đề nghiệp vụ cụ thể và quy trình quản lý khác nhau đối với mỗi sắc thuế. Mô hình này phát huy hiệu quả cao nhất trong từng trường hợp thanh tra một sắc thuế của một doanh nghiệp bởi tính chuyên môn hóa theo sắc thuế cao. Tuy nhiên, trong trường hợp thanh tra một doanh nghiệp nộp nhiều sắc thuế khác nhau lại xảy ra hiện tượng chồng chéo về chức năng thanh tra giữa các phòng ban. Ở bất kỳ phòng, ban nào cũng có các bộ phận nghiệp vụ thực hiện các công việc như nhau, dẫn đến biên chế quản lý lớn, làm cho chi phí quản lý thu tăng lên, chi phí tuân thủ cao… Trong khi đó rủi ro thất thu thuế vẫn cao do các chức năng, nghiệp vụ quản lý thuế được khép kín, độc lập trong một phòng, ban riêng biệt. Giữa các phòng, ban trong cơ quan thuế không có sự liên kết nào nên hiện tượng thông đồng để trốn thuế giữa DN và cán bộ thanh tra thuế khó phát hiện nếu các thủ tục kiểm tra nội bộ thiếu chặt chẽ và việc kiểm tra không được tổ chức thường xuyên. Đồng thơi, trình độ chuyên môn của cán bộ thanh tra thuế không được toàn diện do kỹ năng của họ là một sắc thuế. Do vậy, hiệu quả của công tác thanh tra thuế không cao. - Mô hình quản lý thu theo chức năng. Theo mô hình này, bộ máy quản lý thuế được tổ chức theo các nhóm chức năng, mỗi bộ phận thực hiện một công việc nghiệp vụ cụ thể có liên quan đến tất cả các sắc thuế như: Bộ phận xử lý về kê khai, đăng ký thuế; Bộ phận Tuyên truyền và hỗ trợ Người nộp thuế; Bộ phận Thanh tra thuế, Kiểm tra thuế; Bộ phận thu nợ thuế…). Với những nội dung trên, có thể thấy rằng phương thức quản lý thuế mới có tính khách quan hơn và khắc phục được những hạn chế của cơ chế quản lý thuế cũ (cơ chế tính và ra thông báo nộp thuế), cơ chế quản lý thuế mới cũng nhằm đáp ứng được với tình hình mới khi Việt Nam trở thành nền kinh tế thị trường, hội nhập sâu rộng vào các tổ chức kinh tế thế giới mà Việt Nam tham gia, phù hợp với thông lệ quốc tế và kinh nghiệm quản lý thuế của các nước phát triển.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA
Những thuận lợi cơ bản
Những khó khăn, thách thức
Tuy nhiên được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của Bộ tài Chính, Tổng cục thuế, của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố trong việc thực hiện tổ chức công tác thuế trên địa bàn, các doanh nghiệp đã nỗ lực vượt qua khó khăn thách thức để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và chấp hành chính sách thuế…Vì vậy năm 2014 đã hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu ngân sách được giao. Thực hiện Luật quản lý thuế, việc thực hiện các quy trình quản lý theo chức năng mới được ban hành còn nhiều vướng mắc, trong khi đó số doanh nghiệp ở Thủ đô cũng phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốcdoanh, bên cạnh đó, việc sắp xếp tổ chức bộ máy, rà soát, triển khai các cơ chế chính sách trên địa bàn Thành phố Hà Nội tác động không nhỏ đến việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác thuế trên địa bàn.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của người ra quyết định thanh tra thuế được quy định tại điều 84 Luật quản lý thuế như sau: Chi đạo, kiểm tra đoàn thanh tra thuế thực hiện đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết định thanh tra thuế, yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra thuế; yêu cầu cơ quan tổ chức, cá nhân có thông tin tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra thuế cung cấp thông tin, tài liệu đó; áp dụng các biện pháp: yêu cầu tổ chức, các nhân có thông tin liên quan đến hành vi trốn thúê, gian lận thuế cung cấp các thông tin này; tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế; khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế, trưng cầu giám định về những vấn đề liên quan đến nội. - Nhiệm vụ và quyền hạn của Trường đoàn thanh tra thuế được quy định tại điều 85 luật quản lý thuế: Tổ chức, chỉ đạo các thành viên trong đoàn thanh tra thuế được thực hiện đúng nội dung, đối tượng, thời hạn đã ghi trong quyết định thanh tra thuế; yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra thuế, khi cần thiết có thiể tiến hành kiểm kê tài sản của đối tượng thanh tra liên quan đến nội dung thanh tra thuế; áp dụng các biện pháp tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại điều 90 của luật này; Lập biên bản thanh tra thuế; Báo cáo với người ra quyết định thanh tra thuế về kết quả thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó; xử phạt vi phạm hành chính theo thầm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền ra quyết định xử lý vi phạm.
DN sử dụng hóa đơn thương mại (kèm trong hồ sơ hải quan) để lập hồ sơ chứng minh khi hoàn thuế. Thông tư cũng bãi bỏ bảng kê 01-3/GTGT kèm theo tờ khai thuế GTGT hàng thỏng. Thụng tư cũng núi rừ: "Ngày xỏc định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan.". khi làm hồ sơ xin hoàn thuế GTGT. Trong bảng kê này, DN phải liệt kê chi tiết 4 loại giấy tờ: Hợp đồng xuất khẩu, Tờ khai xuất khẩu, Chứng từ thanh toán, Hóa đơn xuất khẩu. Khi Thông tư 156 ra đời, quy định DN phải lập bảng kê hàng tháng, bất kể có yêu cẩu hoàn thuế hay không. Điều này khiến cho DN tốn rất nhiều thời gian. Nay Thông tư 119 bãi bỏ quy định phải nộp bảng kê này kèm hồ sơ khai thuế GTGT, sẽ giảm được thời gian kê khai cho DN. Nhưng khi DN muốn hoàn thuế, vẫn phải lập bảng kê này, tức là thời gian kê khai, làm thủ tục không hề giảm). Để tăng cường tính pháp lý việc thực hiện nghĩa vụ thuế của DN khi thực hiện cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế đòi hỏi phải tăng thêm quyền cho cơ quan thuế, trong đó có quyền điều tra thuế DN, khởi tố các vi phạm pháp luật thuế đối với một số trường hợp nhất định, chẳng hạn trường hợp có dấu hiệu trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân; hoặc cần có giám định của cơ quan chuyên môn… Mục đích của việc thực hiện các biện pháp điều tra thuế là nhằm phát hiện, ngăn chặn các hành vi trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế để thu đúng, thu đủ, thu kịp thời số thuế phải nộp vào NSNN.
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở CỤC THUẾ THÀNH
Việc bố trí, sắp xếp và luân chuyển công chức làm công tác thanh tra đặc biệt công chức làm công tác thanh tra trong cơ quan thuế cần được tiến hành một cách công tâm, đặt lợi ích của ngành lên hàng đầu, yêu cầu công chức làm ở bộ phận này sau 2 năm không chủ động, độc lập thực hiện công việc được giao thì phải chuyển sang bộ phận khác, việc luân chuyển phải hợp lý, có ảnh hưởng tốt từ đó công chức phải nhận thức đã luôn phải học tập, không ngừng nâng cao nghiệp vụ, trăn trở với công việc, tìm tòi sang tạo và luôn đúc rút được kinh nghiệm qua các loại hình doanh nghiệp thanh tra để bổ sung thêm vào sổ tay nghiệp vụ và luôn đảm bảo hiệu quả và chất lượng thanh tra DN ngày càng tốt hơn. Trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay, để thực hiện cơ chế quản lý tự khai, tự nộp thuế, người nộp thuế tự chịu trách nhiệm và tự giác trong việc kê khai, tính thuế, nộp thuế thực hiện cải cách và hiện đại hoá ngành thuế, vẫn đảm bảo mục tiêu quan trọng của thuế là thu đún, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế vào NSNN, thì vấn đề quan trọng là nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác thanh tra thuế nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật thuế đảm bảo công bằng xã hội và hiệu lực quản lý thuế, đảm bảo tính nghiêm minh của luật thuế, nâng cao ý thức chấp hành của người nộp thuế.