Thiết kế sách điện tử hỗ trợ dạy và học Hóa hữu cơ nâng cao lớp 11 THPT

MỤC LỤC

Nh ững xu hướng đổi mới PPDH

- PPDH hóa học phải đặt người học vào đ úng vị trí chủ thể của hoạt động nhận thức, làm cho họ hoạt động trong giờ học, rèn luyện cho họ học tập giải quyết các vấn đề của khoa học từ dễ đến khó, có như vậy họ mói có điều kiện tốt để tiếp thu và vận dụng kiến thức một cách chủ động sáng tạo. - Phương pháp nhận thức khoa học hóa học là thực nghiệm, nên PPDH hóa học phải tăng cường thí nghiệm thực hành và sử dụng thật tốt các thiết bị dạy học giúp mô hình hóa, giải thích, chứng minh các quá trình hóa học.

T ự học

    Người học tự thể hiện mình bằng văn bản, bằng lời nói, tự sắm vai trong các tình huống, vấn đề, tự trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban đầu của mình, tự thể hiện qua sự hợp tác, trao đổi, đối thoại, giao tiếp với các bạn và thầy, tạo ra sản phẩm có tính chất xã hội của cộng đồng lớp học. Đối với học sinh THPT, nếu không có khả năng và phương pháp tự học, tự nghiên cứu thì khi lên đến các bậc học cao hơn như đại học, cao đẳng… học sinh sẽ khó thích ứng với cách học đòi hỏi phải tự học tập, tự nghiên cứu thường xuyên do đó khó có thể thu được một kết quả học tập tốt.

    TH ỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

    • Ti ến hành thực nghiệm 1. Chu ẩn bị
      • K ết quả thực nghiệm
        • Hi ệu quả

          - Trường có trang thiết bị dạy học tương đối đầy đủ, hầu hết GV và HS đều có máy vi tính có thể đáp ứng được các yêu cầu về thiết bị để tiến hành việc sử dụng sách giáo khoa điện tử. - Trước mỗi bài học, GV yêu cầu HS (lớp TN) xem trước trong đĩa CD, phát phiếu học tập về những kiến thức cần đạt được của bài học đó (cần xem mục nào, thí nghiệm nào…). Sau khi học xong chương 6, kết quả học tập của HS được đánh giá qua 2 bài kiểm tra: 1 bài kiểm tra 15’ (sau bài Ankađien); 1 bài kiểm tra 1 tiết (sau bài Luyện tập hiđrocacbon không no).

          33 Ngô Thị Vân Anh THPT Hoàng Hoa Thám Nha Trang 34 Trần Xuân Đại THPT Đinh Tiên Hoàng Vũng Tàu 35 Trần Hải Bằng Chuyên Huỳnh Mẫn Đạt Kiên Giang 36 Hoàng Đình Dũng THPT Phước Thiền. Quan sát đồ thị tổng hợp kết quả của các lớp TN và ĐC, tác giả nhận thấy tỉ lệ % HS khá và giỏi của các lớp TN cao hơn và tỉ lệ HS trung bình, yếu kém thấp hơn so với các lớp ĐC. Điều này chứng tỏ sự khác nhau giữa các giá trị điểm trung bình ở các lớp TN và ĐC là có ý nghĩa, có thể kết luận chất lượng học tập ở lớp TN tốt hơn lớp ĐC.

          Sau khi nghiên cứu xây dựng E -book, tác giả đã tiến hành thực nghiệm sư phạm, nhưng do thời gian thực nghiệm và số lượng GV, HS được khảo sát còn hạn chế, nên chưa đủ khẳng định một cách chắc chắn hiệu quả của E-book như mục đích của đề tài đưa ra. Với những kết quả bước đầu, chúng tôi có thể kết luận việc tổ chức dạy - học với E- book góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh, đáp ứng mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

          Hình 3.1.  Đồ thị đường lũy tích của lớp TN1 và ĐC1
          Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích của lớp TN1 và ĐC1

          K ẾT LUẬN

          Nh ững kết quả thu được từ đề tài nghiên cứu

            • Hóa học và môi trường: cung cấp các thông tin, kiến thức về tình hình môi trường, các vấn đề ô nhiễm hiện nay cùng các giải pháp khắc phục với nhiều hình ảnh và file mô phỏng minh họa. Tuy nhiên, E-book cần phải chỉnh sửa, bổ sung nhằm khai thác tốt hơn nữa những ưu điểm của E-book trong việc kết hợp với phương pháp dạy học truyền thống để dạy học. - Sở Giáo dục cần có Máy chủ Web (WebServer) để triển khai các văn bản, tạo kho tư liệu giáo dục, www, elearning, … hơn thế nữa là cấp tên miền cho các đơn vị trực thuộc (sub Domian) để giảm chi phí và quản lý dữ liệu tập trung.

            - Tích cực quan tâm đầu tư cho sự nghiệp giáo dục, chú trọng ở khâu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, sinh viên sư phạm, đặc biệt là khả năng ứng dụng CNTT vào dạy học. - Tăng cường đầu tư, phát triển, sản xuất thêm các phần mềm tin học nói chung và hoá học nói riêng bằng ngôn ngữ tiếng Việt và đưa các phần mềm có nội dung phù hợp lên mạng Internet có thể sử dụng một cách đại chúng, phục vụ mục tiêu khoa học và giáo dục. - Phát động các phong trào thiết kế, đề xuất ý tưởng về phần mềm dạy và học rộng khắp để từ đó lựa chọn những phần mềm, những ý tưởng tốt nhất nhằm ứng dụng và phát triển.

            GV cần phải nhận thức đúng đắn về vai trò của CNTT trong giảng dạy, phải có niềm đam mê, yêu thích, chịu khó học hỏi và tích cực trong việc dạy học ứng dụng CNTT. GV cần nhận thức được việc ứng dụng những thành tựu của khoa học kĩ thuật, trong đó có CNTT sẽ góp phần thực hiện “hoạt động hóa” quá trình dạy học, nhưng “kĩ thuật và máy móc” không thể quyết định, chính GV với PPDH và nghiệp vụ sư phạm mới quyết định hiệu quả sử dụng CNTT, GV là người “làm chủ công nghệ” chứ không phải “công nghệ điều khiển” GV.

            H ướng phát triển của đề tài

            - Khuyến khích GV ứng dụng CNTT trong dạy học (soạn bài giảng điện tử, xây dựng website môn học, thiết kế và nghiên cứu các phần mềm dạy học…). Nếu có điều kiện, nhà trường có thể hỗ trợ GV một phần kinh phí mua máy tính cá nhân để thuận tiện khi giảng dạy bằng CNTT. - Tổ chức trình diễn các tiết dạy có ứng dụng CNTT nhằm mục đích tuyên truyền, động viên các cá nhân, đơn vị tổ chức tốt việc ứng dụng CNTT.

             Việc ứng dụng CNTT vào dạy học nói chung muốn đạt kết quả tốt cần phải kết hợp hài hòa với các phương pháp truyền thống, phù hợp với nội dung, điều kiện cụ thể. Bản thân từng GV cũng phải tự trang bị, bồi dưỡng và nâng cao trình đ ộ chuyên môn để phục vụ cho công tác giảng dạy được hiệu quả hơn. + Tiếp tục cập nhật các kiến thức gắn liền hóa học với đời sống, hóa học và môi trường, hóa học với thực phẩm và sức khỏe con người….

            Trong điều kiện thời gian nghiên cứu và thử nghiệm có hạn chế nên luận văn chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết. Hy vọng rằng những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hỗ trợ cho công tác giảng dạy của các nhà sư phạm được tốt và hiệu quả hơn.

            TÀI LI ỆU THAM KHẢO

            Nguyễn Thị Thanh Hà (2006), Ứng dụng phần mềm Macromedia Flash và Macromedia Dreamver để thiết kế website về lịch sử hóa học 10 góp phần nâng cao chất lượng dạy học, Khóa luận tốt nghiệp, ĐH Sư phạm TP. Nguyễn Thị Thùy Linh (2008), Xây dựng E-learning chương “Liên kết hóa học và cấu tạo phân tử” học phần hóa đại cương trường cao đẳng Giao thông vận tải 3, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐH Sư phạm TP. Nguyễn Thị Ánh Mai (2006), Thiết kế sách giáo khoa điện tử (E-book) các chương về lý thuyết chủ đạo sách giáo khoa hoá học lớp 10 THPT, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, ĐH Sư phạm Hà Nội.

            Phạm Duy Nghĩa (2006), Thiết kế Web site phục vụ việc học tập và ôn tập chương nguyên tử cho học sinh lớp 10 bằng phần mềm Macromedia Flash và Dreamweaver, Khóa luận tốt nghiệp, ĐH Sư phạm TP. Đỗ Thị Việt Phương (2006), Ứng dụng Macromedia Flash MX 2004 và Dreamweaver MX 2004 để thiết kế website hỗ trợ cho hoạt động tự học hoá học của học sinh phổ thông trong chương halogen lớp 10, Khóa luận tốt nghiệp, ĐH Sư phạm TP. Nguyễn Ngọc Anh Thư (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia Dreamweaver MX và Macromedia Flash MX 2004 để tạo trang web hỗ trợ cho học sinh trong việc tự học môn hóa học lớp 11 nhóm Nitơ chương trình phân ban thí đi ểm, Khóa luận tốt nghiệp, ĐH Sư phạm TP.

            Nguyễn Quang Tấn, Nguyễn Cam, Lê Nguyễn Trung Nguyên (2002), Ứng dụng CNTT và truyền thông trong giáo dục các môn tự nhiên ở trường phổ thông, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ trọng điểm. Phạm Thị Phương Uyên (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia Dreamweaver MX 2004 và Macromedia Flash MX 2004 thiết kế website hỗ trợ cho việc học tập và củng cố kiến thức cho học sinh môn hoá học nhóm oxi – lưu huỳnh chương trình cải cách, Khóa luận tốt nghiệp, ĐH Sư phạm TP.

            PH Ụ LỤC

            Hình th ức

            Kính mong quý thầy cô đóng góp ý kiến về E−book, những chỗ chưa hợp lí, những chỗ cần chỉnh sửa và cảm nghĩ riêng của mình.

            PHI ẾU ĐIỀU TRA