GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ÂU LẠC

MỤC LỤC

Lập kế hoạch chiến lược

Theo CMKT số 300 - Lập kế hoạch kiểm toán - “Kế hoạch chiến lược là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và phương pháp tiếp cận chung của cuộc kiểm toán do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết về tình hình hoạt động và môi trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán”. - Tìm hiểu tình hình kinh doanh của khách hàng (Tổng hợp thông tin về lĩnh vực hoạt động, loại hình doanh nghiệp, hình thức sở hữu, công nghệ sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý và thực tiễn hoạt động của đơn vị) đặc biệt lưu ý đến những nội dung chủ yếu như: Động lực cạnh tranh, phân tích thái cực kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các yếu tố về sản phẩm, thị trường tiêu thụ, giá cả và các hoạt động hỗ trợ sau bán hàng….

Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát

Trong CMKT số 310 - Hiểu biết về tình hình kinh doanh - đã quy đinh “Để thực hiện kiểm toán BCTC, KTV phải có hiểu biết cần thiết, đầy đủ về tình hình kinh doanh nhằm đánh giá và phân tích được các sự kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của đơn vị được kiểm toán mà theo KTV có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, đến việc kiểm tra của KTV hoặc đến báo cáo kiểm toán”. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV phải đánh giá mức độ trọng yếu để ước tính mức độ sai sót của BCTC có thể chấp nhận được, xác định phạm vi của cuộc kiểm toán và đánh giá ảnh hưởng của các sai sót lên BCTC để từ đó xác định bản chất, thời gian và phạm vi các khảo sát (thử nghiệm) kiểm toán trên cơ sở xác định phạm vi của cuộc kiểm toán, xác định nội dung và trình tự thực hiện các thử nghiệm kiểm toán.

Sơ đồ 1.4 Các bước chuẩn bị kế hoạch kiểm toán
Sơ đồ 1.4 Các bước chuẩn bị kế hoạch kiểm toán

Thiết kế chương trình kiểm toán

Sai số chấp nhận được của khoản mục càng thấp đòi hỏi số lượng bằng chứng kiểm toán thu thập càng nhiều và do đó các trắc nghiệm trực tiếp số dư và nghiệp vụ sẽ được mở rộng và ngược lại. Trên thực tế khi đã được thiết kế, các thủ tục kiểm toán ở các hình thức trắc nghiệm trên sẽ được kết hợp và sắp xếp lại theo một chương trình kiểm toán.

Sơ đồ 1.5: Quy trình thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư
Sơ đồ 1.5: Quy trình thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ÂU LẠC VỚI VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN

    Mặc dù mới thành lập được gần 2 năm nhưng với sự cố gắng và nỗ lực của Ban giám đốc Công ty và các nhân viên trong Công ty, Công ty luôn đảm bảo chất lượng của dịch vụ cung cấp, đảm bảo điều kiện thanh toán tốt nhất nên Công ty đã thực hiện được khá nhiều các hợp đồng và được khách hàng đánh giá cao về chất lượng dịch vụ của mình. Hiện nay ở Việt Nam cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hàng loạt các Công ty TNHH, các Công ty Cổ phần được thành lập, cùng với sự ra đời và phát triển của của Thị trường chứng khoán, các dịch vụ kiểm toán ngày càng cần thiết, nhu cầu ngày càng nhiều, do đó nghề kiểm toán là một nghề đầy triển vọng. Hiện nay, tại các Công ty kiểm toán hàng đầu Thế giới ở Việt Nam, giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán trở thành một quy trình chuẩn và thực sự giữ đúng vị trí là kim chỉ nam xuyên suốt, chỉ đạo toàn bộ cuộc kiểm toán nhằm đạt được mục tiêu hiệu quả, chất lượng và tiết kiệm.

    Do công ty bị hạn chế nguồn nhân lực, do quy mô công ty còn nhỏ với đội ngũ nhân viên chưa nhiều, số lượng KTV còn hạn chế, do sức ép về thời gian, khối lượng công việc hoàn thành và do yêu cầu của khách hàng phải hoàn thành công việc nhanh chóng cho nên khâu lập kế hoạch không được quan tâm thích đáng, không thực hiện đầy đủ và kỹ lưỡng.

    Bảng 2.1:  Bảng doanh thu theo khách hàng năm 2007
    Bảng 2.1: Bảng doanh thu theo khách hàng năm 2007

    PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ÂU LẠC

    Giai đoạn chuẩn bị kế hoạch kiểm toán 1 Gửi thư mời kiểm toán

      Có nhiều cách để có được khách hàng, trong đó cách chắc chắn nhất là chủ động tìm đến với khách hàng và giới thiệu về những dịch vụ mà Công ty có thể cung cấp, về sự đảm bảo chất lượng dịch vụ cũng như khẳng định được với khách hàng về những gì mà khách hàng trông đợi ở một Công ty kiểm toán. Đối với khách hàng mới như Công ty Vạn Niên, nhóm kiểm toán được lựa chọn là nhóm có KTV đã có kinh nghiệm trong việc kiểm toán khách hàng hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh tương tự, do đó sẽ có kiến thức và kinh nghiệm hơn về ngành nghề kinh doanh này. - Trách nhiệm của Bên B: Tuân thủ các CMKT hiện hành, xây dựng và thông báo cho bên A nội dung, kế hoạch kiểm toán, thực hiện kế hoạch theo đúng nguyên tắc: độc lập, khách quan và bí mật; Lập và bàn giao Báo cáo cho Bên A.

      + Thư quản lý và ý kiến đề xuất của KTV nhằm cải tiến hệ thống kế toán và hệ thống KSNB (nếu có). - Thời gian thực hiện hợp đồng. NỘI DUNG CÔNG VIỆC THỜI GIAN. i) Khảo sát và lập kế hoạch kiểm toán chi tiết tại Quý. ii) Thực hiện kiểm toán các số liệu và thông tin được.

      Tài liệu cần cung cấp

      • Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát
        • Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết
          • Nhận xét, dánh giá về công tác lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty .1 Các công việc chuẩn bị kế hoạch kiểm toán

            Theo lịch làm việc đã thông báo từ trước cho Công ty CP XD & DVTM Vạn Niên, KTV của Công ty AULAC tiến hành gặp gỡ với đại diện của Công ty Vạn Niên tại văn phòng của Công ty, và nghe trình bày về những thông tin chung nhất về hoạt động kinh doanh của họ. Mục đích của việc tìm hiểu về hệ thống KSNB là để đánh giá hiệu quả của hệ thống KSNB, từ đó sẽ quyết định có nên dựa vào hệ thống KSNB của Công ty Vạn Niên để tăng cường hay giảm bớt khối lượng công việc kiểm tra chi tiết hay không. Qua việc phân tích tổng quát Bảng cân đối kế toán, KTV thấy rằng số dư của tài khoản này giảm so với đầu kỳ với mức giảm là khoảng 38 tỷ, đây là một mức giảm khá lớn nên KTV chọn kiểm tra trực tiếp và sai sót tiềm tàng ở đây có thể là sai sót về sự hiện hữu, tính đầy đủ, trình bày và khai báo.

            - Thu thập danh mục hàng tồn kho tại thời điểm khoá sổ và thực hiện các công việc đối chiếu số dư của các mặt hàng có giá trị lớn trên sổ kế toán chi tiết, đối chiếu với sổ kế toán tổng hợp, BCTC, báo cáo xuất nhập tồn và số liệu kiểm kê. Chính khâu này được thực hiện tốt nên công ty đã thu hút được số lượng khách hàng đáng kể trong hai năm hoạt động vừa qua, điều đó thể hiện sự năng động, nhạy bén với thị trường, đồng thời thể hiện việc sử dụng nhân sự hợp lý giúp cuộc kiểm toán thực hiện nhanh chóng. Chính vì phương pháp chọn mẫu này phụ thuộc vào sự xét đoán của KTV nên mẫu được chọn ra có thể không khách quan và không mang tính đại diện, dẫn đến kết luận mà KTV đưa ra về tổng thể đang được kiểm toán dựa trên cơ sở khái quát kết quả kiểm tra mẫu có thể không chính xác.

            Sơ đồ 3.2 Các bước lập kế hoạch kiểm toán tổng quát
            Sơ đồ 3.2 Các bước lập kế hoạch kiểm toán tổng quát

            MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ÂU LẠC

            Giải pháp 1: Xây dựng hệ thống câu hỏi đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán theo thang điểm

            Để đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng, KTV chỉ dựa vào các thông tin được liệt kê trong Bảng Khảo sát và đánh giá khách hàng để đưa ra ý kiến là Có hay Không chấp nhận kiểm toán cho khách hàng. Thông qua việc đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán bằng hệ thống câu hỏi theo thang điểm nhằm xác định được mức độ rủi ro của hợp đồng kiểm toán để KTV có hướng xử lý thích hợp. Công ty sẽ tiến hành kiểm toán cho các Công ty khách hàng mà có mức rủi ro ở mức thông thường và mức kiểm soát được, không nên kiểm toán cho những khách hàng có mức rủi ro ở mức cao.

            Với việc xây dựng hệ thống câu hỏi để đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán theo thang điểm, KTV và Công ty kiểm toán bên cạnh việc đánh giá được khả năng chấp nhận kiểm toán còn đánh giá được mức độ rủi ro của hợp đồng kiểm toán.

            Giải pháp 2: Áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên - Căn cứ đề ra giải pháp

            Để thực chọn mẫu theo chương trình máy vi tính, KTV sẽ phải đưa vào chương trình số nhỏ nhất và số lớn nhất trong dãy số thứ tự của đối tượng kiểm toán, quy mô mẫu cần chọn, số lượng các con số ngẫu nhiên cần có và có thể cần có một số ngẫu nhiên làm điểm xuất phát. Trong quá trình thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ BCTC, KTV thường không sử dụng tất cả các thủ tục phân tích để phân tích tổng quát BCTC mà thường chỉ dựa trên thủ tục phân tích ngang (phân tích chênh lệch) là chủ yếu và các thủ tục phân tích này được thực hiện trên các số dư tài khoản có sự biến động lớn. Tuy nhiên phân tích chênh lệch có nhược điểm là xem xét các số liệu một cách riêng rẽ, rời rạc, chưa thấy được mối quan hệ giữa chúng với nhau mà chính các tỷ suất thể hiện mối quan hệ giữa các số liệu trên BCTC mới thực sự cung cấp cho KTV nhiều thông tin hữu ích về thực trạng tài chính của khách hàng.

            Như vậy thông qua việc phân tích tỷ suất tức là phân tích mối quan hệ giữa các số liệu trên BCTC sẽ cung cấp cho KTV nhiều thông tin hữu ích về thực trạng tài chính của khách hàng, nhằm phục vụ cho việc lý giải đầy đủ các bằng chứng sẽ thu thập được trong suốt cuộc kiểm toán và cũng tăng cơ hội để KTV phán đoán ra các rủi ro về sai phạm có thể xảy ra trên BCTC.

            Bảng 4.2  Một số tỷ suất tài chính thường dùng
            Bảng 4.2 Một số tỷ suất tài chính thường dùng